Thứ bảy 20/04/2024 17:17

Hội thảo "Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp"

Ngày 22/10, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng Quỹ ở Việt Nam”.
Hậu khai giảng

Hội thảo “Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng Quỹ ở Việt Nam” do đồng chí Đỗ Trần Hải - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, TS. Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chủ trì. Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học ATVSLĐ, TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng một số cơ quan, đơn vị.

Cơ sở khoa học để hoàn thiện cơ chế, chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN
Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng Quỹ ở Việt Nam”. Ảnh: PHI LONG

Đề xuất phương pháp tính đúng, tính đủ mức đền bù thiệt hại do tai nạn lao động

Theo TS. Đỗ Trần Hải - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ Việt Nam, căn cứ vào một số phát hiện về hạn chế trong hệ thống Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) của Việt Nam hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất và được sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện cơ chế, chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN trong điều kiện Việt Nam đến 2030”.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn, nhà khoa học để góp phần phát triển, thực hiện các mục tiêu của Đề tài.

Điều 44 Luật ATVSLĐ quy định chế độ Bảo hiểm TNLĐ, BNN: Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ. Đồng thời, căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào Quỹ quy định tại khoản 1 Điều 44.

Cơ sở khoa học để hoàn thiện cơ chế, chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN
TS. Đỗ Trần Hải - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ trao đổi về các cơ sở đánh giá thiệt hại do TNLĐ gây ra theo hướng tính đúng, tính đủ. Ảnh: PHI LONG

Hiện nay, mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định theo 2 mức 0,5% và 0,3% (theo quy định tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP). Trong đó, mức đóng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN. Thực tế cho thấy, việc đóng và chi trả Bảo hiểm TNLĐ, BNN còn bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.

“Chúng tôi đề xuất cơ sở để xem xét việc xác định lại mức đền bù TNLĐ, BNN cho người lao động, trường hợp xấu nhất là tử vong do TNLĐ, BNN. Một người chết đi làm thiệt hại cho GDP, để lại các vấn đề chi phí cho người phụ thuộc mà hiện nay BHXH phải gánh chịu. Tuy nhiên, những tính toán hiện nay là chưa đủ. Bởi một người từ khi sinh ra đến lúc đi làm, nền kinh tế xác định vốn con người tăng lên do tay nghề, kinh nghiệm cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Phương pháp tính toán thiệt hại cần được xem xét khi sửa Luật ATVSLĐ tới đây” - TS. Đỗ Trần Hải cho biết.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi về các nội dung: “TNLĐ và BNN trong hoạt động sản xuất, dịch vụ, nhu cầu khách quan Bảo hiểm TNLĐ, BNN và việc phát triển đối tượng tham gia”; “Một số nét tổng quan về tình hình Bảo hiểm TNLĐ, BNN trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam”; “Xây dựng hệ thống gia tăng thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp do TNLĐ gây tử vong, mất nguồn nhân lực”; “Một số trọng tâm nghiên cứu hoàn thiện chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN ở nước ta tầm nhìn đến năm 2035”.

Cơ sở khoa học để hoàn thiện cơ chế, chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN
Đại diện Cục An toàn lao động phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: PHI LONG

Mức chi thấp, nội dung chi ít

Theo số liệu thống kê, trong 5 năm (2017 - 2022), cơ quan BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho gần 45.000 người hưởng trợ cấp Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Trong đó, 14 nghìn người được hưởng trợ cấp hằng tháng, gần 31 nghìn người hưởng trợ cấp một lần, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình khi họ không may bị TNLĐ hoặc BNN. Tính đến cuối năm 2020, có khoảng trên 60 nghìn người hưởng trợ cấp Bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng, trong đó khoảng hơn 11 nghìn người do ngân sách Nhà nước đảm bảo (đây là những trường hợp được giải quyết chế độ trước năm 1995).

Mức hưởng trợ cấp Bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng ngày càng được cải thiện (chủ yếu do điều chỉnh cùng kỳ với điều chỉnh lương hưu). Tính đến năm 2020, mức trợ cấp hằng tháng bình quân là 1.052.213 đồng/tháng, cao hơn so với năm 2016 khoảng 220 nghìn đồng/tháng (tương ứng khoảng 26,5%)...

Nêu những tồn tại trong giải quyết và chi trả chế độ TNLĐ, BNN, ThS. Nguyễn Thùy Phương - Trưởng phòng Bảo hiểm Ngắn hạn (BHXH Việt Nam) cho biết: "Thiếu khung pháp lý làm căn cứ xác định một vụ TNLĐ dẫn đến việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, thiếu minh bạch và chưa công bằng, như trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc nhưng không gắn với thực thi công việc, nhiệm vụ được phân công; trường hợp bị TNLĐ ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc dù không phải do thực hiện công vụ. Việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được thực hiện theo 2 phương thức gây bất bình đẳng thụ hưởng và không nhất quán trong tổ chức thực hiện. Nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông từ năm 2016 trở về trước giải quyết còn vướng mắc. Một số vụ việc có yếu tố bất hợp lý nên cơ quan BHXH phải đề nghị điều tra lại. Cá biệt, có những vụ TNLĐ từ 30 năm trước chưa được giải quyết...".

Các đại biểu cũng nêu những cơ sở khoa học cần quan tâm khi sửa đổi cơ chế, chính sách về giải quyết chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ: Mức chi thấp, nội dung chi ít. Theo báo cáo của Chính phủ, số kết dư Quỹ BHXH chuyển sang năm 2021 (theo 3 quỹ thành phần) như sau: Quỹ Ốm đau, thai sản gần 12.800 tỉ đồng; Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN hơn 53.700 tỉ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỉ đồng... Nếu theo mức chi trả Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN như hiện tại thì phải đến 50 năm sau… mới hết. Các đại biểu cũng kiến nghị cần sửa đổi mức chi cho công tác phòng ngừa TNLĐ để đảm bảo quyền lợi NLĐ..

“Mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ sở khoa học áp dụng cho thực tiễn Việt Nam để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách Bảo hiểm TNLĐ, BNN khi sửa Luật ATVSLĐ sắp tới” TS. Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết.

Tăng lương cơ sở, trợ cấp chế độ tai nạn lao động có tăng theo? Tăng lương cơ sở, trợ cấp chế độ tai nạn lao động có tăng theo?

Theo quy định, nhiều khoản trợ cấp chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được tính căn cứ theo mức lương cơ ...

Cấm đường bộ, đường biển và hoàn tất di tản trước khi siêu bão Noru đổ bộ Cấm đường bộ, đường biển và hoàn tất di tản trước khi siêu bão Noru đổ bộ

Căn cứ vào tình hình siêu bão Noru, các địa phương có thể cân nhắc phương án cấm đường biển, đường bộ và hoàn thành ...

Vụ cháy công ty giày da ở Đồng Nai: Ngăn chặn cháy lan, bảo vệ hơn 2.300m2 xưởng Vụ cháy công ty giày da ở Đồng Nai: Ngăn chặn cháy lan, bảo vệ hơn 2.300m2 xưởng

Trong vụ cháy xảy ra tại Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (KCN Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) vào chiều 17.10, lực lượng Cảnh ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đọc thêm

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cơ quan này đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc rà soát cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho hệ thống viên chức dân số để ban hành quy định sát với chức danh nghề.