Thứ sáu 10/05/2024 15:08

Hướng dẫn thanh tra an toàn lao động trong xây dựng

Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại các công trình xây dựng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Để giảm số vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng, cơ quan thanh tra cần làm hết trách nhiệm và có biện pháp thanh tra chặt chẽ về an toàn trong xây dựng.
Phú Yên: Nữ công nhân tử vong khi đang làm cầu dân sinh

Kiêm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động qua hồ sơ, sổ sách

An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Hướng dẫn thanh tra an toàn lao động trong xây dựng
Nhiều vụ tai nạn lao động tại các công trình xây dựng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ảnh minh họa.

Trao đổi về kỹ năng thanh tra an toàn lao động trong xây dựng, ông Ngô Kế Nghiệp - chuyên viên Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: "Khi thanh tra một công trường xây dựng, để phát hiện các vi phạm của người sử dụng lao động cũng như của người lao động, cần kiểm tra kỹ lưỡng các hồ sơ, sổ sách thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và quan sát, kiểm tra thực tế quá trình thi công tại công trình".

Cụ thể, kiểm tra hồ sơ theo dõi công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cần đặc biệt chú trọng danh sách người lao động đã được huấn luyện, thời gian huấn luyện, nội dung huấn luyện, người huấn luyện.

Có các loại huấn luyện: huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện bước 3 (huấn luyện các biện pháp làm việc an toàn tại từng hạng mục công trình, vị trí làm việc), huấn luyện cho các đối tượng làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (huấn luyện sâu hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố).

Tiếp đến là hồ sơ quản lý lao động tự do, lao động thời vụ (theo nhóm hoặc cá nhân): Hợp đồng lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cấp phát hoặc cho mượn các phương tiện bảo vệ cá nhân, trách nhiệm cụ thể của từng bên trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Hướng dẫn thanh tra an toàn lao động trong xây dựng
Xây dựng là lĩnh vực có nguy cơ mất an toàn cao nên cần thanh tra công tác an toàn lao động chặt chẽ. Ảnh minh họa.

Các nội quy, quy trình làm việc an toàn tại công trường. Rà soát kỹ quy trình vận hành an toàn, xử lý sự cố đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (theo danh mục quy định tại Thông tư số 04 ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động).

Thêm vào đó là các biên bản nghiệm thu sau khi lắp dựng giàn giáo, trước khi đưa vào sử dụng, biên bản phải có chữ ký của người phụ trách thi công. Các biện pháp thi công an toàn chi tiết cho từng hạng mục công trình: Kiểm tra các biện pháp này xem có phù hợp với các biện pháp thi công kỹ thuật, điều kiện thi công thực tế và tuân thủ đầy đủ quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng hay không. Đã được người có thẩm quyền phê duyệt chưa và đã hướng dẫn các biện pháp này cho người lao động trước khi làm việc chưa.

Nhật ký an toàn lao động, các kiến nghị của người lao động và cách giải quyết của người có trách nhiệm, cấp có thẩm quyền để khắc phục các thiếu sót, tồn tại trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Sổ theo dõi cấp, phát các phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký của từng người lao động sau khi nhận; yêu cầu ghi rõ loại trang bị, số lượng, ngày cấp.

Hướng dẫn thanh tra an toàn lao động trong xây dựng
Hiện trường vụ tai nạn lao động dẫn đến một người tử vong trong quá trình thi công xây dựng cầu dân sinh. Ảnh: T.N

Sổ thống kê, theo dõi tai nạn lao động có đúng theo mẫu không. Biên bản điều tra tai nạn lao động của cơ sở. Với các biên bản cần kiểm tra việc xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục có đúng và đầy đủ không, ngoài ra cần kiểm tra thành phần đoàn điều tra có đủ thành phần không (đại diện người sử dụng lao động, tổ chức Công đoàn, người bị nạn và những người có liên quan đến vụ tai nạn).

Kiểm tra thực thi công tác an toàn, vệ sinh lao động tại công trình

Không chỉ kiểm tra hồ sơ, sổ sách, ông Ngô Kế Nghiệp còn nhấn mạnh, cần phải kiểm tra thực tế triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường.

Cụ thể là kiểm tra mặt bằng công tr­ường xem có gọn gàng, bố trí nơi tập kết vật liệu, đường vận chuyển có hợp lý và tuân thủ theo quy phạm hay không; kiểm tra các biển báo, biển cấm, nội quy công trường... đã đầy đủ chưa. Kiểm tra việc vận hành, sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chủ yếu trong việc sử dụng thiết bị nâng, đặc biệt là sử dụng tời chữ A.

"Ví dụ: Số lượng thiết bị đang sử dụng so với số đã kiểm định, đăng ký; nội quy, quy trình vận hành an toàn, xử lý sự cố đã niêm yết tại nơi làm việc chưa, có đúng và đầy đủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không; người vận hành đã được cấp thẻ an toàn chưa; việc cố định giá treo puli có chắc chắn không, người nhận vật liệu có sử dụng dây an toàn không…

Phải kiểm tra độ cứng vững, chắc chắn các mối neo, buộc giàn giáo, sàn công tác trên giàn giáo, chân giàn giáo, cột chống: Sàn rộng không dưới 1m, ván dầy không dưới 3cm, khe hở giữa các tấm không lớn hơn 1cm…" - ông Ngô Kế Nghiệp cho biết.

Hướng dẫn thanh tra an toàn lao động trong xây dựng
Công tác an toàn không được thanh tra chặt chẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao tại các công trình xây dựng. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, cần kiểm tra hệ thống điện thi công và điện chiếu sáng: Phải có 2 hệ thống riêng, có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực khi cần thiết; dây dẫn bọc cách điện phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và có độ cao 2,5m, nếu dưới 2,5m thì phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện. Cấm để chà xát cáp điện trên mặt bằng hoặc để xe cộ chèn qua lại hay các kết cấu khác đè lên cáp điện. Máy, thiết bị thi công có được nối đất, nối không bảo vệ hay không hoặc đấu nối có đảm bảo an toàn không.

Kiểm tra các lan can, rào chắn tại các lỗ trống, sàn công tác, cầu thang. Những đường hào, hố móng gần đường giao thông phải có rào chắn cao ít nhất 1m, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Kiểm tra các lưới an toàn xem có đủ độ rộng và bền chắc không. Kiểm tra việc che chắn vật liệu văng bắn xem có đảm bảo an toàn không. Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị của người lao động.

"Kết luận thanh tra có đúng hay không phụ thuộc vào việc cán bộ thanh tra có kiểm tra kỹ lưỡng, khoa học, nghiêm túc, minh bạch từng khâu, từng công đoạn nêu trên hay không. Từ đó hướng dẫn nhà thầu, chủ đầu tư thực hiện an toàn lao động trong xây dựng hiệu quả, đảm bảo tính an toàn cho công trình xây dựng" - ông Ngô Kế Nghiệp nhấn mạnh.

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn lao động từ các vụ sập giàn giáo Cảnh báo nguy cơ mất an toàn lao động từ các vụ sập giàn giáo

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng do sập giàn giáo công trình xây nhà của một hộ dân ở huyện Phù Mỹ, tỉnh ...

Nam công nhân bị ngã vào 3 cọc sắt khi đang lao động Nam công nhân bị ngã vào 3 cọc sắt khi đang lao động

Một nam công nhân làm nghề xây dựng khi đang lao động bất ngờ bị ngã từ tòa nhà 5 tầng xuống cọc bê tông ...

Thi công trụ phát sóng Vinaphone một công nhân bị tử vong Thi công trụ phát sóng Vinaphone một công nhân bị tử vong

Trong quá trình thi công công trình trình trụ phát sóng Vinaphone ở ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, ...

THU THỦY

Tin cùng chuyên mục

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

An toàn lao động

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

An toàn lao động

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

An toàn lao động

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

An toàn lao động

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ở Đồng Nai có thể do vượt quá áp lực.

Đọc thêm

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Tin tức

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

An toàn lao động

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

An toàn lao động

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

Theo UBND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là do sự cố động cơ điện của máy nghiền.

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Hồ sơ an toàn lao động

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Theo phân tích của giới chuyên môn, tai nạn lao động chết người do sập giàn giáo gây ra có nguyên nhân chủ yếu là thiếu thiết kế biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.

Công đoàn Lạng Sơn: Tăng cường truyền thông, nâng cao ý thức đảm bảo ATVSLĐ

Tin tức

Công đoàn Lạng Sơn: Tăng cường truyền thông, nâng cao ý thức đảm bảo ATVSLĐ

100% LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và các văn bản liên quan đến các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn lao động

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Nhân viên y tế lại bị hành hung: Vấn nạn đáng báo động

An toàn lao động

Nhân viên y tế lại bị hành hung: Vấn nạn đáng báo động

Một nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An vừa bị hành hung bởi 4 đối tượng ngay trong ca trực. Điều đáng nói, đây không phải là vụ việc cá biệt.

Cán bộ công đoàn phải am hiểu để có tiếng nói trong điều tra tai nạn lao động

An toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải am hiểu để có tiếng nói trong điều tra tai nạn lao động

Đây là một mục tiêu đặt ra trong Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trong các cấp công đoàn mà Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mới ban hành hướng dẫn.

Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tin tức

Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn Dầu khí Việt Nam vừa phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với nhiều hoạt động của Công đoàn và người lao động tham gia bảo đảm an toàn tại nơi làm việc.

Vụ tai nạn lao động ở Bắc Ninh: Công nhân được báo giảm bảo hiểm từ 1/3/2024

Tin tức

Vụ tai nạn lao động ở Bắc Ninh: Công nhân được báo giảm bảo hiểm từ 1/3/2024

Nam công nhân trẻ tuổi bị tai nạn lao động trong vụ nghi do nổ bể ngầm chứa nước thải hiện đang được chăm sóc tích cực nhưng chưa được thông tuyến bảo hiểm do doanh nghiệp đã báo giảm từ 1/3/2024.

Nhận biết nguy cơ cháy nổ trong khai thác than để phòng ngừa hiệu quả

An toàn lao động

Nhận biết nguy cơ cháy nổ trong khai thác than để phòng ngừa hiệu quả

Ngành Than ở Quảng Ninh từng xảy ra một số vụ cháy nổ khí mê - tan gây ra hệ luỵ thảm khốc. Mới đây nhất, 11 công nhân của Công ty Than Thống Nhất đang làm nhiệm vụ đào lò thì bất ngờ khí mê-tan bùng cháy dẫn đến thương vong. Câu hỏi nhức nhối đặt ra là cần có những biện pháp gì để ngăn chặn sự cố về nổ khí mê - tan tại các mỏ than và những khu vực khai thác khác?

Bảo vệ người lao động tránh tiếp xúc với bụi

An toàn lao động

Bảo vệ người lao động tránh tiếp xúc với bụi

Các thao tác mài, phun cát, đóng gói, may, xử lý và cắt kim loại, nhựa, vải, da và các vật liệu khác… sinh ra rất nhiều bụi. Bụi kích thước nhỏ có thể dễ dàng đi vào mũi, miệng và bám lên da của người lao động (NLĐ). Bụi bám lên quần áo, tóc, giầy và da cũng có thể theo NLĐ về nhà, gây các bệnh liên quan tới hô hấp, bệnh phổi hoặc ho lao, gây kích ứng mắt và da...