Thứ sáu 01/11/2024 09:26

Khi công nhân đi chợ tự phát

Để phục vụ cho nhu cầu của công nhân lao động thuê trọ, nhiều chợ tự phát đã mọc lên. Tuy nhiên, công nhân không thể biết thực phẩm tại chợ có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều công nhân đành mua đồ về dùng, vì với thu nhập thấp, họ không có nhiều sự lựa chọn.
Cam kết giữ an toàn cho công nhân khi triển khai gói vay 20.000 tỉ đồng tại Bắc Giang
Khi công nhân đi chợ tự phát

Dãy hàng bán thịt tại chợ tự phát thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: HẠNH HÂN

Không biết nguồn gốc thực phẩm

Theo khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại các thôn như Nhuế, Hậu Dưỡng, Bầu (xã Kim Chung), thôn Mai Châu (xã Đại Mạch) của huyện Đông Anh đều có chợ tự phát mọc lên để phục vụ người dân địa phương, đặc biệt là đông đảo công nhân lao động thuê trọ tại những khu vực này. Tại thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung), đoạn đường nơi có chợ cóc đang được làm lại, rất nhiều bụi. Tuy nhiên, các cửa hàng bán thịt lợn đều để trên mặt bàn, không được che đậy. Mặt hàng rau xanh với nhiều loại nhìn khá hấp dẫn, nhưng không ai có thể chắc chắn được liệu rau có sạch, còn dư tồn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật hay không.

Như nhiều công nhân khác đang thuê trọ tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, chị Nguyễn Thị Thu chọn chợ lề đường tại thôn là nơi cung cấp thực phẩm chính cho cả gia đình mình. “Vợ chồng tôi đều làm công nhân, thu nhập thấp, không có điều kiện để thường xuyên vào mua đồ trong siêu thị. Mua thực phẩm ở lề đường vừa tiện lại vừa rẻ” - chị Thu nói.

Chị Thu thừa nhận, nếu như ở siêu thị, thực phẩm còn được cho biết nguồn gốc, xuất xứ, thì tại các chợ cóc này, chị không thể nào biết được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của các loại thịt, rau. Chị chỉ có thể dùng mắt thường để hy vọng chọn được đồ tươi ngon, không có chất độc hại. “Tôi rất muốn biết về hạn sử dụng, nguồn gốc của từng thứ sẽ “đi vào dạ dày” của cả nhà nhưng hỏi thì người bán cũng không nói, hoặc chỉ nói chung chung là yên tâm, đồ đảm bảo. Thôi thì người ta bán thì mình mua, “khuất mắt trông coi” thôi” - chị Thu chia sẻ.

Mong muốn ATVSTP được kiểm soát

Cũng giống như chị Thu, chị Vân (thuê trọ tại thôn Đại Mạch, xã Mai Châu) cũng thường xuyên mua thực phẩm tại chợ cóc của thôn. “Tôi rất muốn lấy đồ ở quê lên ăn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, nhưng mỗi lần lấy đồ rất vất vả, không tiện đường. Tôi trồng một số loại rau nhưng cũng chỉ phục vụ một phần nhu cầu của gia đình” - chị Vân nói.

Để chọn được thực phẩm ngon, tươi, chị Vân thường đi chợ vào buổi sáng sớm và chỉ mua thực phẩm (thịt lợn, rau) ở các cửa hàng quen.

Tuy vậy, dù chọn lựa kỹ càng, chị Vân thừa nhận không thể biết chắc chắn được chất lượng của các loại thịt bày bán, như liệu thịt lợn có chất tăng trọng hay những chất độc hại khác được sử dụng trong quá trình chăn nuôi hay không; hoặc thịt có bị nhiễm khuẩn trong quá trình giết mổ hay không.

“Công nhân như chúng tôi không thể biết được nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm mua về ăn, ví dụ, thịt mua ở trang trại nào hay ở đâu cũng không thể nắm được. Những điều này cần có cơ chế kiểm soát của cơ quan quản lý, trong khi đó, người tiêu dùng như công nhân chúng tôi chỉ có mắt thường. Nhiều khi nhìn thực phẩm ngon nhưng chưa chắc đã sạch, lành, thậm chí ngược lại, còn độc hại vì dùng hoá chất” - chị Vân than thở.

Để hạn chế phần nào thực phẩm bẩn, hằng ngày, khi mua rau về, sau khi rửa, chị Vân đều ngâm nước muối rồi mới chế biến. “Tôi chỉ biết cầu trời là mình không ăn phải thực phẩm có hoá chất độc hại, bởi nếu về lâu dài, rất dễ sinh bệnh tật, mà với công nhân có thu nhập thấp như chúng tôi, bị bệnh nặng đồng nghĩa với thảm kịch. Tôi cũng mong chất lượng thực phẩm được kiểm soát tốt hơn để mỗi miếng ăn đến với mỗi người dân đều được đảm bảo an toàn, sạch sẽ” - chị Vân bày tỏ.

Chợ tự phát bán thực phẩm cho công nhân: Tiện nhưng nhiều nguy hại Chợ tự phát bán thực phẩm cho công nhân: Tiện nhưng nhiều nguy hại

Đà Nẵng - Không ki-ốt, không người quản lý, mất vệ sinh môi trường... là hiện trạng của những khu chợ “cóc”, chợ tự phát ...

Đã xử phạt một số chủ nhà trọ bán điện giá cao cho công nhân ở trọ Đã xử phạt một số chủ nhà trọ bán điện giá cao cho công nhân ở trọ

Tổng Công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) đã phối hợp với ngành Công Thương và chính quyền một số quận, huyện kiểm tra, xử ...

"Thực phẩm an toàn" đang “đầu độc” chúng ta!

Gần 50% mẫu rau, quả ở các chợ đầu mối TP.HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, ...

Vụ ngộ độc tại Trường iSchool Nha Trang: Khởi tố vụ án vi phạm về an toàn thực phẩm Vụ ngộ độc tại Trường iSchool Nha Trang: Khởi tố vụ án vi phạm về an toàn thực phẩm

Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể tại Trường Ischool Nha Trang khiến hơn 660 học sinh và giáo viên phải nhập viện điều ...

BẢO HÂN - LƯƠNG HẠNH (Theo Báo Lao động)
https://laodong.vn/cong-doan/khi-cong-nhan-di-cho-tu-phat-1121730.ldo

Tin cùng chuyên mục

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Đọc thêm

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Sức khỏe lao động

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Emagazine

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Phong trào chạy bộ, Marathon vài năm trở lại đây diễn ra rầm rộ trong cả nước, từ phố thị đến làng quê, từ giải chuyên nghiệp lẫn giải phong trào. Trong các cuộc thi và giải chạy này, đã có nhiều vụ tai biến, sự cố sức khỏe với vận động viên (VĐV) và có người không qua khỏi.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe lao động

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

An toàn trong tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PGS. TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nhấn mạnh rằng, mặc dù vắc xin đã mang lại những lợi ích lớn trong phòng chống bệnh tật, việc quản lý và kiểm soát chất lượng vắc xin là rất cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.