Thịt nhiễm khuẩn gây nguy cơ ngộ độc rất cao
Theo thông tin riêng của Tạp chí Lao động và Công đoàn, ngày 15/1/2024, Trạm Chẩn đoán và Điều trị bệnh động vật, Chi cục Chăn nuôi thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kết quả xét nghiệm các mẫu thịt lợn thu thập từ các kho đông lạnh kinh doanh thịt lợn do ông Lương Hùng Minh (SN 1971, tại thôn La Khê, phường Hương Vinh, TP. Huế) làm chủ.
Trước đó sáng ngày 12/1/2021, qua kiểm tra tại kho hàng hàng thực phẩm đông lạnh do ông Minh làm chủ, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện số lượng lớn thịt lợn và nội tạng lợn với tổng trọng lượng hơn 3 tấn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
![]() |
Lực lượng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lực lượng thú y kiểm tra, bắt giữ hơn 3 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, không kiểm dịch... ngày 12/1/2024 - Ảnh: Đình Toàn |
Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc hoặc có dán tem vệ sinh thú y. Một số hàng hóa là thịt đã có dấu hiệu đổi màu và bốc mùi hôi thối. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh làm rõ; đồng thời phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y của Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế lấy mẫu xét nghiệm.
Đáng chú ý, xét nghiệm từ các mẫu thịt lợn thu thập từ kho đông lạnh nói trên đều cho kết quả không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, vượt ngưỡng giới hạn an toàn, thậm chí có mẫu nhiễm khuẩn Ecoli đến 60 lần.
Cụ thể, có 5 mẫu xét nghiệm (gồm 2 mẫu phổi, 3 mẫu thịt) đối với vi khuẩn hiếu khí được tiến hành xét nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam 4884:2005 (Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C), kết quả cả 5 mẫu đều không đạt mức an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó mẫu thấp nhất là mức 2.2 x 106, cao nhất là 3.9 x 106, tức là vượt mức giới hạn cho phép từ 2,2 đến 3,9 lần (giới hạn là 106/ml/gsp, đơn vị tính là sinh khuẩn lạc/1ml dung dịch – CFU/ml/gsp). Đối với loại vi khuẩn E.coli (xét nghiệm theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5155:1990), trong khi giới hạn cho phép là 102 /ml/gsp (tạm hiểu là số lượng vi khuẩn 1ml và 1 đơn vị xét nghiệm) thì cả 5 mẫu đều cao gấp nhiều lần so với giới hạn, từ 7 x 10 2, 2 x 103 đến 5 x 103 ,6 x 103 ,tức cao nhất là gấp 60 lần giới hạn cho phép (6.000 so với 100/ml/gps).
![]() |
Lợn xẻ thịt có màu sắc bất thường trong kho chứa của ông Lương Hùng Minh, TP. Huế - Ảnh: Đình Toàn |
Nguy hiểm nữa là đối với vi khuẩn Salmonella (Phương pháp xét nghiệm Salmonella theo TCVN 4829:2005), vi khuẩn gây bệnh thương hàn, các mẫu xét nghiệm đều phát hiện có tồn tại salmonella, tức thực phẩm không đạt an toàn vệ sinh, cần phải loại bỏ.
Trao đổi với phóng viên về các chỉ số nói trên trong mẫu thực phẩm thịt, một số bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm ngành y khoa làm việc tại Huế và Đà Nẵng, khẳng định thực phẩm được xét nghiệm tồn tại vi khuẩn ở mức rất cao, gây hại cho sức khỏe con người, cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Theo bác sĩ Trần Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Huế, loại thực phẩm chứa vi khuẩn không an toàn, không đảm bảo vệ sinh, gây tiêu chảy, thương hàn. “Chúng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt Salmonella gây bệnh thương hàn, nếu dùng ở bếp ăn tập thể nguy cơ gây ngộ độc hàng loạt và có nguy cơ lan ra cộng đồng. Chúng không chỉ phải tiêu huỷ ngay mà đồng thời cái kho lưu trữ cũng phải tổng vệ sinh, tiêu độc và khử trùng. Nếu kho chứa mà đưa loại thực phẩm khác vào không tiêu độc cũng sẽ bị nhiễm.”, bác sĩ Hùng nói và cảnh báo ngay cả khi nấu chín các loại thực phẩm này, nếu thực phẩm có mức nhiễm khuẩn số lượng lớn cũng có khả năng vi khuẩn tiếp tục gây bệnh cho người ăn.
![]() |
Những chỉ số xét nghiệm cho thấy mức nhiễm khuẩn E.coli và Salmonella rất cao từ kho thực phẩm hơn 3 tấn thịt bẩn vừa bị bắt ở TP. Huế - Ảnh: Đình Toàn |
Cần thắt chặt quản lý, xử nghiêm vi phạm
Vụ bắt giữ hơn 3 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, không kiểm dịch... của lực lượng công an tại kho hàng của ông Lương Hùng Minh, TP. Huế ngay gần tết Nguyên đán Giáp Thìn đặt ra vấn đề cấp thiết cần tăng cường kiểm tra, chặn đứng mầm dịch, bệnh từ các kho hàng, cơ sở mua bán thực phẩm nói chung và thịt động vật nói riêng.
Khó mà hình dung hậu họa của số thực phẩm nói trên “tuồn” ra thị trường đi vào các cơ sở sản xuất sản phẩm từ thịt. Trong đó, nếu là nguyên liệu cho các “đặc sản” thường dùng trong dịp tết cổ truyền là nem, chả, thịt ướp, thịt nguội hay các món nướng, chiên tại nhà hàng, thì khả năng nhận biết của thực khách và người tiêu dùng là vô cùng khó.
Đặc biệt, nguồn thực phẩm mất an toàn cũng có thể gây ngộ độc tại các bếp ăn tập thể ở các khu công nghiệp có hàng chục ngàn công nhân đang làm việc tại Huế, các trường học, kể cả căng tin bệnh viện nếu công tác kiểm soát, kiểm tra không thực hiện nghiêm.
Cùng với đó, các hành vi vi phạm pháp luật về chăn nuôi, thú y, về an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không hóa đơn chứng từ, rõ nguồn gốc... đều cần phải xử lý nghiêm, thậm chí xử lý hình sự để răn đe nếu đủ cơ sở, căn cứ về dấu hiệu tội phạm. Và không chỉ dịp tết “đến hẹn lại lên”, mà những công việc này cần triển khai đồng bộ, thường xuyên hằng ngày, mới mong chặn đứng các nguy cơ về ngộ độc, dịch, bệnh gây hại cho con người.
![]() |
Nguồn thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn gây hại này suýt được tuồn ra thị trường nếu không được lực lượng công an phát hiện, bắt giữ - Ảnh: Đình Toàn |
Theo ông Nguyễn Văn Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này đang phối hợp với lực lượng công an tỉnh, chính quyền phường Hương Vinh, TP. Huế xử lý, lên phương án tiêu hủy số thực phẩm mất an toàn tại kho hàng của ông Lương Hùng Minh.
Liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Hưng cho biết đơn vị đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024 nhằm ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát tốt dịch bệnh; thời gian triển khai kế hoạch là từ ngày 10/1/2024 đến 20/2/2024, với nhiều thành phần, cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố Huế và các thị xã, các huyện trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, lực lượng kiểm tra sẽ tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong nội địa theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp với các địa phương và các ban, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam; kiểm tra, xử lý việc giết mổ gia súc, gia cầm không đúng địa điểm được chính quyền cho phép; lưu thông động vật và sản phẩm động vật không có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y...
Video: Làm thế nào tránh ngộ độc thực phẩm? (thực hiện năm 2020).
Chăm sóc sức khỏe cho nhân viên văn phòng Tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện để chăm sóc tốt sức khỏe NLĐ Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động |
Bệnh nghề nghiệp 09:55 | Thứ ba, 15/04/2025
Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Sống an toàn 14:21 | Thứ hai, 14/04/2025
Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.
Sống an toàn 16:09 | Thứ sáu, 11/04/2025
Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.
Khỏe – Đẹp 08:17 | Thứ năm, 10/04/2025
Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.
Sống an toàn 16:12 | Thứ tư, 09/04/2025
Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.
Sống an toàn 06:30 | Thứ hai, 07/04/2025
Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Sống an toàn 14:05 | Thứ năm, 03/04/2025
Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.
Khỏe – Đẹp 09:53 | Chủ nhật, 23/03/2025
Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?
Khỏe – Đẹp 17:38 | Thứ bảy, 22/03/2025
Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?
Khỏe – Đẹp 09:49 | Thứ năm, 20/03/2025
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Khỏe – Đẹp 17:29 | Thứ tư, 19/03/2025
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 08:16 | Thứ tư, 19/03/2025
Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?
Khỏe – Đẹp 20:17 | Thứ ba, 18/03/2025
Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.
Khỏe – Đẹp 14:53 | Thứ ba, 18/03/2025
Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
Khỏe – Đẹp 07:00 | Thứ hai, 17/03/2025
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...
Khỏe – Đẹp 10:10 | Chủ nhật, 16/03/2025
Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.
Khỏe – Đẹp 20:22 | Thứ bảy, 15/03/2025
Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.
Khỏe – Đẹp 16:57 | Thứ sáu, 14/03/2025
Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.
Khỏe – Đẹp 17:44 | Thứ năm, 13/03/2025
Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.
Khỏe – Đẹp 17:28 | Thứ năm, 13/03/2025
Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.
Khỏe – Đẹp 17:39 | Thứ tư, 12/03/2025
Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.
Khỏe – Đẹp 16:52 | Thứ ba, 11/03/2025
Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Khỏe – Đẹp 09:04 | Thứ ba, 11/03/2025
Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?
Khỏe – Đẹp 09:08 | Chủ nhật, 09/03/2025
Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Sống an toàn 10:14 | Thứ bảy, 08/03/2025
Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?