Thứ ba 17/06/2025 08:19

Miền Bắc chìm trong ô nhiễm không khí: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Những ngày qua chỉ số chất lượng không khí ở nhiều địa phương miền Bắc vượt ngưỡng 200, thậm chí có nơi xấp xỉ 300 đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống, làm việc trong những vùng ô nhiễm này.
Công nhân đồng loạt ngừng việc vì môi trường ô nhiễm

Chỉ số AQI và tác động đến sức khỏe

Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI). Chất lượng không khí tốt (màu xanh) là khi khoảng giá trị AQI nằm từ 0 – 50. Màu vàng tương ứng với chất lượng không khí trung bình và chỉ số AQI rơi vào khoảng từ 51-100.

Chỉ số AQI từ 101-150 là chất lượng không khí kém tương ứng với màu da cam. Ở chỉ số này những người nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch… dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, còn với người bình thường thì ít bị ảnh hưởng.

Màu đỏ tương ứng với chất lượng không khí xấu, chỉ số AQI từ 151-200. Ở môi trường không khí này những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Miền Bắc chìm trong ô nhiễm không khí: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
Không khí ô nhiễm nghiêm trọng tại thời điểm người dân bắt đầu đi làm. Ảnh minh họa.

Khi chỉ số AQI trong khoảng từ 201-300, chất lượng không khí rất xấu tương ứng với màu tím. Với màu sắc cảnh báo tím mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn. Cuối cùng là màu sắc cảnh báo nâu, chất lượng không khí nguy hại khi chỉ số AQI trong khoảng từ 301-500. Ở mức độ cảnh báo nguy hại, toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng.

Miền Bắc bao trùm trong ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Người dân cần phải hết sức cảnh giác

Những ngày qua, do điều kiện thời tiết không thuận lợi cộng với nguồn phát thải lớn nên tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở miền Bắc. Các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang chỉ số AQI luôn ở mức cao, theo ghi nhận trên hệ thống theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường (VN air). Các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam chỉ số cảnh báo cũng ở mức tím. Điều này cho thấy ô nhiễm không khí đã lan rộng và trở thành một vấn đề cấp bách.

Hậu quả khôn lường đối với sức khỏe

Ô nhiễm không khí không chỉ gây khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

Các bệnh về hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và thậm chí ung thư phổi.

Các bệnh về tim mạch: Tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Suy giảm trí nhớ, mất ngủ, rối loạn tâm thần.

Suy giảm miễn dịch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Ảnh hưởng đến thai kỳ và trẻ em: Nguy cơ sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển.

Trước tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khẩn cấp.

Đối với người bình thường, cần tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức;

Khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà;

Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).

Khi tham gia giao thông, người dân nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Miền Bắc chìm trong ô nhiễm không khí: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
Bộ Y tế khuyến khích người dân thực hiện các hoạt động trong nhà khi chất lượng không khí ở mức tím. Ảnh minh họa.

Còn đối với những người nhạy cảm, Bộ Y tế khuyến cáo các trường hợp này nên tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Trong trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Vệ sinh mũi, súc họng sáng - tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, người nhạy cảm cũng cần theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Lưu ý đặc biệt cho trẻ em

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với ô nhiễm không khí. Bác sĩ Nguyễn Trọng Bảo, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chia sẻ cách để đảm bảo sức khỏe cho trẻ: “Cần giữ ấm cho trẻ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong khi tắm đảm bảo nước ấm và kín gió. Khi ra ngoài đường, đến nơi công cộng đông người, bố mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ tránh bụi bặm, giảm thiểu việc viêm nhiễm”.

Đồng thời theo bác sĩ Bảo, bố mẹ thường xuyên theo dõi, kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi có những dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp. Định kỳ thăm khám sức khỏe để đánh giá sức khỏe toàn diện của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu viêm nhiễm rồi ta sử dựng nước súc miệng kháng khuẩn.

Bác sĩ Bảo cũng lưu ý để dùng được nước súc miệng thì trẻ phải đủ lớn để hợp tác cùng bố mẹ tránh trường hợp nguy hiểm khi nuốt phải. Khi trời trở lạnh khô hanh kể cả ở trong nhà cũng rất dễ bị viêm, người lớn có thể dùng thêm các chế phẩm nước muối xịt mũi dạng phun sương để giữ ẩm mũi cho trẻ nó sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương của niêm mạc mũi. Việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng giúp hạn chế vi khuẩn.

Voice: Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng Bảo, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại tăng cao, lượng khói bụi từ xe cộ thải ra lớn... dẫn đến chất lượng không khí ngày càng xấu đi. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất tăng cường phục vụ dịp tết khiến lượng phát thải ra môi trường cao cũng là nguyên nhân tác động xấu đến môi trường không khí. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức, chủ động bảo vệ bản thân và gia đình, đồng thời chung tay góp sức để cải thiện môi trường sống.

Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới: Chuyên gia khuyến cáo gì? Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới: Chuyên gia khuyến cáo gì?

Sáng 14/9, với chỉ số AQI trung bình là 164, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao thứ 3 ...

Công nhân ở nhà trọ: Nguy cơ bệnh tật vì môi trường ô nhiễm Công nhân ở nhà trọ: Nguy cơ bệnh tật vì môi trường ô nhiễm

Thu nhập thấp khiến nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải thuê trọ trong những ...

Malaysia: Không đăng kiểm ô tô cá nhân, trừ khi bán xe hay độ chế Malaysia: Không đăng kiểm ô tô cá nhân, trừ khi bán xe hay độ chế

Malaysia không đăng kiểm ô tô cá nhân, trừ một số trường hợp bắt buộc được quy định cụ thể theo luật.

Tin cùng chuyên mục

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Sống an toàn

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sống an toàn

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Sống an toàn

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đọc thêm

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Sống an toàn

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Suýt mất thính lực vĩnh viễn chỉ vì thói quen tắm đêm lạnh sau giờ làm việc. Trường hợp điếc đột ngột nghiêm trọng của một thợ sửa ô tô tại Hà Nội là lời cảnh báo khẩn về những hiểm họa sức khỏe rình rập người lao động, không chỉ từ môi trường làm việc độc hại mà còn từ lối sống thiếu khoa học.

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Sống an toàn

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Từ nắng nóng đến sạt lở, thiên tai đang đặt người lao động vào vòng nguy cơ mới – đòi hỏi hành động thiết thực từ nghiên cứu đến chính sách.

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Sống an toàn

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Mùa hè 2025 tại Việt Nam chưa ghi nhận những kỷ lục nhiệt mới như năm ngoái, nhưng lại đang thể hiện rõ xu hướng “cực đoan kép” – khi nắng nóng diện rộng và các đợt mưa dông bất thường liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của người lao động, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Sống an toàn

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Thời gian gần đây, hiện tượng giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành miền Trung. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện và sự thiếu hiểu biết về quy trình ngành điện để chiếm đoạt tài sản.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Sống an toàn

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển lợn nhiễm bệnh, thậm chí đã chết để đi tiêu thụ. Việc người tiêu dùng không may tiêu thụ các loại thịt này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Sống an toàn

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Tháng 6 hằng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em – thời điểm cao điểm để các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội nhìn lại, đánh giá và thúc đẩy các hành động cụ thể nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chủ đề năm 2025 “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em” đặt ra một yêu cầu rõ ràng: cần đầu tư thực chất và đồng bộ để tạo lập môi trường sống an toàn cho mọi trẻ em – cả về thể chất, tinh thần lẫn xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Khỏe – Đẹp

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai ca thủy đậu biến chứng nặng. Cả hai đều là nam giới trẻ, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện kịp thời nhưng vẫn nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Khỏe – Đẹp

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc là những sản phẩm có nhiều tác hại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người khi không may sử dụng.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. Đây chính là lời cảnh báo với các bậc phụ huynh trong những tháng nghỉ hè của trẻ.

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Khỏe – Đẹp

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bộ Y tế cảnh báo: dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân lơ là, chủ quan và không chủ động phòng chống.

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Khỏe – Đẹp

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người lao động. Không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp lớn như điện giật, chết đuối, mà ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành "án tử" đầy nghiệt ngã.

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Khỏe – Đẹp

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Trong bối cảnh mùa hè đang tới gần, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu du lịch, đi lại và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây truyền bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không được ghi nhận là gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Khỏe – Đẹp

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Hằng năm, chúng ta vẫn ghi nhận hàng chục ca tử vong và hàng trăm trường hợp phải nhập viện do ngộ độc CO, đây thực sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Vụ việc thương tâm khiến hai công nhân tử vong và ba người nguy kịch nghi do ngộ độc khí Carbon Monoxide (CO) tại nhà máy gạch men ở Đồng Nai ngày 25/5 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của "sát thủ thầm lặng" này, đặc biệt trong các môi trường lao động đặc thù.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách

Khỏe – Đẹp

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách

Mùa du lịch biển đang đến gần, kéo theo nguy cơ tăng cao các tai nạn do tiếp xúc với sinh vật biển, đặc biệt là sứa. Mới đây, Khoa Da liễu – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bé gái N.P.L (10 tuổi) bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi đang tắm biển. Đây là lời cảnh tỉnh quan trọng cho các bậc phụ huynh về việc bảo vệ trẻ nhỏ trong mùa hè.