Thứ sáu 22/11/2024 17:52

Nhận biết khí độc dưới hầm, giếng sâu bằng cách nào?

Để phòng tránh tai nạn đáng tiếc trước khi xuống giếng, hầm có chứa khí độc gây ngạt khí, nên áp dụng các phép thử để nhận biết khí độc.

Khí độc thường lắng xuống phía dưới

Ngày 16/8, Công an tỉnh Bình Phước cho hay đang xác minh vụ tai nạn xảy ra tại xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, khiến 2 người đàn ông chết ngạt dưới giếng sâu. Thông tin ban đầu, chiều 15/8, anh Điểu Cường (32 tuổi, ngụ thôn Bình Hà, xã Đa Kia) thấy máy bơm bị hư nên trèo xuống giếng sâu gần 30m để lấy lên sửa.

Gần 1 tiếng sau anh Cường vẫn chưa trở lên, gọi không nghe tiếng trả lời, nên anh Điểu Trung (30 tuổi, hàng xóm anh Cường) trèo xuống giếng tìm rồi cũng "mất tích". Thi thể hai nạn nhân được tìm thấy sau đó.

Nhận biết khí độc dưới hầm, giếng sâu bằng cách nào?
Sửa máy bơm dưới giếng nước, hai người tử vong thương tâm ở Bình Phước.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, chuyên gia về hóa học, thủ phạm giết người chính là các khí cacbon không màu, không mùi, không duy trì hô hấp, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ. Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S...) tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy giếng. Những giếng khơi sâu cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.

GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trường hợp ngạt khí khi xuống giếng sâu xảy ra rất nhiều lần nhưng người dân chưa chú ý và không đề phòng. Ông cho biết khí metan (CH4), chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu là "thủ phạm" chính gây ra chết ngạt.

Khí metan (công thức hóa học là CH4), thường đọng ở các đáy giếng sâu. Đây là loại khí xuất hiện nhiều trong hầm lò, thường gây nổ khi bắt lửa. Một số nơi khác như bãi rác thải, chất thải nông nghiệp cũng phát sinh khí này. Trường hợp giếng 30m ở Bình Phước là rất sâu nên nồng độ khí metan xuất hiện nhiều.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội nhận định ở những vùng có địa chất bình thường, giếng càng sâu thì khả năng bị ngạt khí càng lớn. Điều này được giải thích là do khí CO2 nặng hơn oxy nên càng ở dưới sâu, hàm lượng khí này càng đậm đặc, dẫn đến ngạt thở.

"Khi khí metan chiếm 75% thể tích trong không khí, sẽ khiến "chết ngạt ngay trong vài phút", ông Sung nói. Ngoài metan còn có chất đồng đẳng là khí etan (C2H6) - dù ít hơn nhưng đều độc. Chúng sẽ đẩy oxy lên và chiếm chỗ, tích tụ lại. Một số loại khí khác cũng xuất hiện như CO, CO2 nhưng không nhiều. Giếng càng sâu thì khí metan càng nhiều. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều thiết bị chuyên dụng trang bị để xuống giếng sâu.

Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc methanol từ những loại rượu trôi nổi Cảnh báo hiện tượng vu khống, hăm dọa để lừa đảo bằng cuộc gọi điện thoại Cách nhận biết các hình thức lừa đảo

Thử để biết khí độc

Thực tế, việc phòng tránh những rủi ro này bằng phương pháp thủ công là rất đơn giản, nhưng không nhiều người biết đến những phương pháp này.

Khắc phục điều này bằng cách sử dụng máy sục khí giống như chiếc máy người ta hay dùng cho bể cá để bơm không khí xuống giếng trước khi tiến hành làm gì đó dưới đáy giếng. Giếng từ 10m trở lên thì được coi là giếng sâu.

Một cách thủ công để an toàn hơn là dùng ống cao su dẫn khí từ mặt đất để hít thở hoặc dùng dây báo hiệu cho người ở trên khi gặp sự cố.

Trước khi xuống giếng (kể cả giếng hay sử dụng) cũng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. Tốt nhất là thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dưới đáy giếng thiếu oxy, và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác.

Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, người không xuống được.

Sau đó, nên làm thông thoáng khí dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống.

Khi bị ngạt khí hoặc nhiễm độc khí, cách sơ cứu tốt nhất là cho người bị nạn lên mặt đất và hô hấp nhân tạo để thông mũi và phổi rồi mới đưa đến bệnh viện. Đối với người bị nhiễm độc khí mêtan cũng cần được xử lý như vậy. Tuy nhiên, cũng chỉ xử lý được những trường hợp mới chớm bị ngạt. Đối với nhiễm độc khí mêtan, khi đã bị ngấm vào mạch máu thì không có cách gì cứu chữa.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng cho biết thêm, đối với những vùng có nhiều mỏ than, quặng, dầu…thì ở những giếng sâu thường xuất hiện khí mêtan. Đây là loại khí độc có thể làm chết người một cách nhanh chóng, nên người dân ở những vùng này cũng cần lưu ý khi có ý định sử dụng giếng khơi.

Ngoài các phép đo có trong phòng thì nghiệm, thì khó có cách nào để biết được là giếng có nhiễm khí mêtan hay không. Vì thế để an toàn, trước khi cần xuống giếng, người ta thường thả một con gia cầm xuống, nếu nó bị chết thì có nghĩa là giếng có nhiều khí độc. Khí mêtan độc và dễ bắt cháy nên nhất thiết không dùng các phương pháp thử như giếng thông thường.

Trong trường hợp gặp phải hiện tượng có người chết ngạt khí thì người sau tuyệt đối không theo để cứu, mà nên tìm cách thả dây xuống đáy để trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh để kéo lên.

Trường hợp ngạt khí từng xảy ra hồi cuối tháng 7/2022 hai người ở Yên Bái tử vong khi xuống nạo vét giếng. Hồi tháng 6/2020, hai bố con ở Thanh Hóa cũng chết ngạt dưới giếng bỏ hoang. Hay vụ ngạt khí khiến 5 người tử vong tại Công ty TNHH Daesang Việt Nam (tên khác là Công ty Miwon) ngày 18/7/2022 là những tai nạn vô cùng đáng tiếc. Nếu biết cách xử lý tình huống, rất có thể đã không có những cái chết thương tâm.

Điện Biên: Tìm kiếm công nhân bị lũ cuốn vào hầm thuỷ điện Điện Biên: Tìm kiếm công nhân bị lũ cuốn vào hầm thuỷ điện

Nước lũ bất ngờ cuốn vào hầm công trình thuỷ điện đang thi công khiến 4 công nhân gặp nạn. 3 người đã được tìm ...

Cận cảnh hầm thủy điện, nơi công nhân bị lũ cuốn mất tích Cận cảnh hầm thủy điện, nơi công nhân bị lũ cuốn mất tích

Đêm qua (3/7), khoảng 100 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) và các lực lượng địa phương ...

Cách phòng tránh bị ngạt khí khi gặp hỏa hoạn Cách phòng tránh bị ngạt khí khi gặp hỏa hoạn

Trong thời gian qua, hàng loạt vụ hỏa hoạn xảy ra để lại hậu quả thương tâm. Trang bị cho bản thân những kỹ năng ...

TÔ HỘI (Báo Sức khỏe & Đời sống)
https://suckhoedoisong.vn/

Tin cùng chuyên mục

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Bạn cần biết

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Bạn cần biết

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Bạn cần biết

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Đọc thêm

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

Bạn cần biết

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Bạn cần biết

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Bạn cần biết

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Bạn cần biết

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?

Có nên hiến tạng cứu người?

Bạn cần biết

Có nên hiến tạng cứu người?

Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Bạn cần biết

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

Bạn cần biết

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Bạn cần biết

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Bạn cần biết

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Tháng 9 năm ngoái và tháng 4 năm nay, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy nhà ở thương tâm làm 70 người chết, 43 người bị thương.

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Bạn cần biết

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Axit được dùng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và nhiều ngành nghề sản xuất khác, vì thế tai nạn lao động do axit là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, còn nhiều lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát buôn bán axit khiến các vụ án dùng axít để hãm hại người khác ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Bạn cần biết

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay mới chỉ có hơn 86.000 người đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%.

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Bạn cần biết

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Pháp luật ATVSLĐ

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Bạn cần biết

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Bạn cần biết

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Bạn cần biết

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Bạn cần biết

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Trong vòng 3 tháng của năm 2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đăng tải 2 loạt bài liên quan đến trục lợi, bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên (trong đó có lao động trẻ em), buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, chấn chỉnh.