Cho con sẵn sàng tâm lý, kỹ năng cần thiết
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là năm học mới chính thức bắt đầu. Theo ghi nhận của PV, thời điểm này, các trường học trên địa bàn Hà Nội cơ bản hoàn tất khâu chuẩn bị về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ cán bộ giáo viên… Một số trường nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động để tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi cho thầy cô và học trò trước khi bước vào năm học mới 2022 – 2023 này.
Theo chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) để tự tin đến lớp, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị:
+ Thứ nhất, nhắc con tự xem lịch đến trường để giúp con nhớ nhiệm vụ của mình và con có sự chuẩn bị tâm lý cho mình khi tới lớp.
+ Thứ 2, cha mẹ nhắc con soạn lại sách vở năm cũ và nên làm cùng. Lâu lâu dở một bài ra đố con làm xem còn nhớ cách làm không hoặc thử thi xem ai làm nhanh nhất và đúng nhất để con ôn tập bài cũ nhanh mà vui vẻ.
+ Thứ 3, cho con tự tay chuẩn bị các yêu cầu đồ dùng học tập trong năm học tới. Cha mẹ nên đưa con đi nhà sách để tham khảo, cần đồ dùng gì cần thiết, con ghi chép lại để mua sau. Con tham khảo, ghi chép để biết tổng tiền dự kiến và bảo bố mẹ chu cấp. Khi đó, con sẽ biết số tiền chi trả cho học tập nhiều thế nào và con sẽ có ý thức giữ gìn đồ dùng hơn.
+ Thứ tư, cho con sắp xếp lại góc học tập. Có thể để cho con tự trang trí lại góc học tập. Điều này giúp con hiểu rõ công việc tự chăm sóc chính mình và việc học tập sau này cũng hào hứng hơn.
+ Thứ năm, chuẩn bị sách bút trên danh sách đã liệt kê. Có rất nhiều siêu thị đồ dùng học tập, con vào đó mua và chọn lựa sao cho phù hợp giá cả.
+ Thứ sáu, yêu cầu con bọc sách vở và xếp gọn lên giá. Cha mẹ cũng yêu cầu con thử đọc qua sách xem có gì mới, thú vị không giúp con tò mò hào hứng với chương trình mới. Hơn nữa, con cũng sẽ sẵn sàng hơn trước những bài học đang chờ đợi trước mắt.
+ Thứ 7 gọi con dậy sớm cho thành nếp quen. Con có thể sẽ quen với lịch sinh hoạt dậy muộn trong những ngày hè nên cha mẹ cần cho con thời gian thích nghi lại. Vài ngày uể oải ban đầu sau con dần quen, mọi việc sẽ không còn khó khăn.
![]() |
Tạo tâm lý tốt cho con quay trở lại lớp rất quan trọng với trẻ sau những ngày nghỉ. |
Ở lứa tuổi mầm non, việc tạo tâm thế cho con đi học lại sau một thời gian nghỉ hè sẽ khác. Cha mẹ cần cho con làm quen với môi trường mới đã chọn bằng cách hàng ngày nên cho con ra chơi 15 phút/ ngày. Việc đó nên tiến hành khoảng 3 ngày. Thấy con không khóc, vui chơi thoải mái thì tăng thời gian ở đó lên nhiều hơn.
Giáo viên một trường mầm non ở Hà Nội chia sẻ, cha mẹ để con tự đi vào, nhớ là không dắt con vào. Ban đầu thời gian đi học có thể ngắn, khi con thực sự thoải mái với lớp thì cho con đi học cả ngày. Tuyệt đối không dặn dò hay nói chuyện lớp học gì khi con ở nhà. Làm sao để con thấy chuyện đến lớp cũng bình thường như lúc ở nhà.
Cha mẹ cũng cần trao đổi với cô những đặc điểm riêng của con, những thứ con thích và những thứ con không thích, con sợ để cô lựa biện pháp. Như con sẽ không sợ lớp và quen rất nhanh, nhưng đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn.
Những trẻ có ý thức, độc lập sẽ càng thích nghi nhanh. Bởi vậy, trước khi con đi học cha mẹ cần dạy con những thói quen tự phục vụ bản thân. Cha mẹ nên để con tự làm mọi việc phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt nên dạy và luôn nhắc nhở con các thói quen vệ sinh hàng ngày như rửa tay, giữ tay sạch sẽ... Việc đi học của con sẽ càng thuận lợi và ít "nước mắt" bấy nhiêu khi được chuẩn bị kĩ.
Đặc biệt giữa tình hình dịch bệnh như hiện nay cần duy trì sức khỏe tốt cho học tập cũng là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, cha mẹ cần chủ động tăng cường để kháng cho trẻ bằng cách rèn thói quen rửa tay, vệ sinh của trẻ; Cho trẻ tập thể dục thường xuyên: trẻ vui chơi ngoài trời, tham gia một số hoạt động thể dục thể thao vừa giúp phát triển thể lực và chiều cao tốt hơn vừa là cách tăng cường miễn dịch của trẻ.
Chuẩn bị cho con sức khỏe tốt
Khi con đi học, con ốm là điều vô cùng lo lắng ở các bậc phụ huynh. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường đang có nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng như: tay chân miệng, cúm A, Covid-19 diễn biến phức tạp… là mối lo lắng không nhỏ của các bậc phụ huynh. TS. BS. Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám Trẻ em, Viện Dinh dưỡng, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Nhi khoa cho biết, chuẩn bị cho con sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới.
Theo đó, để con có sức khỏe tốt cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày với: đủ chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung và tư duy cho trẻ. Đặc biệt sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch.
"Nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Nhưng thực tế khả hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Với những trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn càng phải lưu ý bổ sung sắt và kẽm. Đặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu hiệu quả" – TS. Nga cho hay.
![]() |
Trẻ sẽ hứng thú, học tập tốt hơn khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất với sức đề kháng tốt. |
Đáng buồn là tỷ lệ thiếu sắt dưới 5 tuổi ở nước ta còn cao. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019 – 2020, toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. PGS. TS. Bác sĩ cao cấp Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho rằng, nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt, mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, thiếu tập trung, dễ cáu gắt... ảnh hưởng lớn đến học tập.
Nhu cầu năng lượng sẽ nhân đôi nhân ba khi trẻ học tập nhiều hơn, phải thức khuya học bài và phải dậy sớm đến trường. Việc bổ sung dinh dưỡng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho một ngày dài học tập là rất quan trọng.
Khỏe – Đẹp 20:23 | Thứ hai, 30/06/2025
Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.
Sống an toàn 12:50 | Thứ hai, 30/06/2025
Từ đầu mùa Hè đến nay, tình trạng thời tiết mưa to, sét, dông diễn biến khá phức tạp và có xu hướng gia tăng trên nhiều khu vực cả nước. Khi có dông, sét, người dân cần xử trí thế nào để tránh bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Sống an toàn 18:52 | Chủ nhật, 29/06/2025
Tại các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có những hướng dẫn đối với người dân, người lao động nên và không nên làm gì khi lũ quét và sạt lỡ đất.
Sống an toàn 19:50 | Thứ sáu, 27/06/2025
Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.
Khỏe – Đẹp 17:08 | Thứ năm, 26/06/2025
Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.
Khỏe – Đẹp 15:27 | Thứ năm, 26/06/2025
Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.
Khỏe – Đẹp 20:01 | Thứ tư, 25/06/2025
Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.
Khỏe – Đẹp 20:01 | Thứ tư, 25/06/2025
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.
Khỏe – Đẹp 14:54 | Thứ ba, 24/06/2025
Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.
Sống an toàn 14:09 | Thứ ba, 24/06/2025
Trong thời đại mà nhiều đứa trẻ “nghiện” dùng điện thoại thông minh hơn là cầm cuốn sách hay xắn tay làm việc nhà, mô hình trải nghiệm trồng nấm sạch tại nhà của Công ty CP Nấm Tốt Nameco đang mang đến một làn gió mới. Với cách tiếp cận độc đáo, lồng ghép giáo dục môi trường, kinh doanh và thực hành kỹ năng sống, đây thực sự là “một kỳ nghỉ hè không màn hình” đầy hấp dẫn, bổ ích và giàu cảm xúc cho trẻ nhỏ.
Khỏe – Đẹp 16:18 | Thứ hai, 23/06/2025
Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.
Sống an toàn 15:00 | Chủ nhật, 22/06/2025
Với những áp lực đặc thù của ngành Y, việc xây dựng và gìn giữ một tổ ấm đã trở thành nhu cầu thiết yếu, là nền tảng cốt lõi cho sự cống hiến. Thấu hiểu điều đó, Công đoàn Y tế Việt Nam đang có những hành động thiết thực, giúp người lao động "giữ lửa hạnh phúc", biến gia đình trở thành điểm tựa an lành và vững chắc nhất.
Sống an toàn 16:34 | Thứ sáu, 20/06/2025
Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khỏe – Đẹp 14:45 | Thứ sáu, 20/06/2025
Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.
Sống an toàn 17:01 | Thứ năm, 19/06/2025
Nắng nóng gay gắt, bão lũ bất thường không chỉ gây kiệt sức, bệnh tật mà còn gieo rắc những gánh nặng tâm lý vô hình. Đây là thực tế khắc nghiệt mà người lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt. Giữa tâm bão biến đổi khí hậu, việc tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trở thành kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho mọi người lao động.
Sống an toàn 16:54 | Thứ ba, 17/06/2025
Xe điện, từ ô tô đến xe máy, xe đạp, đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự cố cháy nổ gần đây đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt đối với những người lao động (NLĐ) làm nghề lái xe công nghệ (dòng xe điện). Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe điện cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa chủ động, thay vì chỉ đơn thuần lo lắng.
Sống an toàn 16:38 | Chủ nhật, 15/06/2025
Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.
Sống an toàn 18:00 | Thứ bảy, 14/06/2025
Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Sống an toàn 10:55 | Thứ bảy, 14/06/2025
Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.
Khỏe – Đẹp 20:13 | Thứ sáu, 13/06/2025
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.
Khỏe – Đẹp 16:54 | Thứ sáu, 13/06/2025
Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Khỏe – Đẹp 16:11 | Thứ năm, 12/06/2025
Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.
Sống an toàn 15:12 | Thứ năm, 12/06/2025
Suýt mất thính lực vĩnh viễn chỉ vì thói quen tắm đêm lạnh sau giờ làm việc. Trường hợp điếc đột ngột nghiêm trọng của một thợ sửa ô tô tại Hà Nội là lời cảnh báo khẩn về những hiểm họa sức khỏe rình rập người lao động, không chỉ từ môi trường làm việc độc hại mà còn từ lối sống thiếu khoa học.
Sống an toàn 10:01 | Thứ năm, 12/06/2025
Từ nắng nóng đến sạt lở, thiên tai đang đặt người lao động vào vòng nguy cơ mới – đòi hỏi hành động thiết thực từ nghiên cứu đến chính sách.
Sống an toàn 19:21 | Thứ hai, 09/06/2025
Mùa hè 2025 tại Việt Nam chưa ghi nhận những kỷ lục nhiệt mới như năm ngoái, nhưng lại đang thể hiện rõ xu hướng “cực đoan kép” – khi nắng nóng diện rộng và các đợt mưa dông bất thường liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của người lao động, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.