Thứ tư 02/07/2025 03:32

Những nguy cơ tiềm ẩn từ tình trạng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Cứ mỗi khi triều cường, mưa lớn, người dân TP. Hồ Chí Minh lại “kêu trời” vì phải chịu cảnh ngập lụt. Nước dâng khiến cuộc sống, sinh hoạt mọi người bị đảo lộn, tài sản hư hỏng, bệnh tật kéo dài.

Mưa lớn, triều cường vốn là quy luật tự nhiên, cứ đều đặn xuất hiện hằng năm. TP. Hồ Chí Minh đã liên tục đưa ra các giải pháp nhằm giảm ngập lụt nhưng chẳng mấy hiệu quả, cảnh “phố biến thành sông” nhiều đến quen mắt với người dân thành phố mỗi lần mưa về, triều lên.

Cứ mưa lớn, triều dâng… là ngập

Mùa mưa tại TP. Hồ Chí Minh bắt đầu vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Cứ mỗi khi đến mùa, người dân thành phố lại chép miệng “đến hẹn lại lo”…

Chỉ sau vài cơn mưa lớn vào đầu tháng 9 - 10, nhiều quận, huyện trên khắp địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã ngập trong biển nước. Người dân sống tại một số tuyến đường như Huỳnh Mẫn Đạt (Quận 5), đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), đường Đặng Văn Bi (TP. Thủ Đức), đường Trần Xuân Soạn (Quận 7), đường Nguyễn Thị Đằng (Quận 12), đường Nguyễn Văn Quá (Quận 12)… đều thông báo “thất thủ” sau mỗi trận mưa to.

Nhiều tuyến đường tại quận 5 không kịp thoát nước nên bị ngập nặng. Người đi đường phải dắt bộ khi xe chết máy, vất vả về nhà
Nhiều tuyến đường tại Quận 5 không kịp thoát nước nên bị ngập nặng. Người đi đường phải dắt bộ khi xe chết máy, vất vả về nhà

Mưa lớn gây ngập đã đành, nhiều nơi lại chẳng cần tới một giọt mưa … cũng ngập.

Quận 7, Quận 4, huyện Nhà Bè, vốn có địa thế thấp hơn nơi khác, lại nhiều kênh rạch chảy qua, bởi lẽ đó mà mỗi khi thuỷ triều dâng, hay mưa lớn người dân sống tại những quận, huyện này lại chịu cảnh bì bõm trong nước.

Hình ảnh xắn quần lội nước, kê vật dụng trong nhà lên cao để tránh hư hỏng, chắn gỗ trước cửa nhà… đã không còn lạ lẫm với người dân sống tại đây.

Tiếp cận hỏi thăm chú Trần Văn T. (58 tuổi) sống trên đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7. Chú lắc đầu ngao ngán nhớ lại khi mỗi lần nước dâng: “Nhà tôi đã nâng nền 3 lần nhưng mỗi khi triều cường hay mưa lớn nước vẫn tràn vào nhà, nhiều lần nước tràn lúc nửa đêm làm hư hỏng hết đồ đạc, sáng ra tôi mới phát hiện thì đã muộn”.

Bà Nguyễn Thị L. (62 tuổi) đang sinh sống tại đường Lê Văn Lương, phường Phước Kiểng, huyện Nhà Bè cũng cùng nỗi lo, khi mỗi lần nước dâng là vườn rau bà trồng trước sân lại toang hoang, đồ điện để đó cũng chập mạch hư hỏng nhiều lần.

Nguy cơ … từ làn nước

Nước dâng cao tại nhiều tuyến đường là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Cứ mỗi khi có tin nước ngập ở đâu đó, lại thấy hàng dài ô tô, xe máy chen chúc nhau di chuyển chậm chạp, xen lẫn có cả người xuống đẩy xe máy, bì bõm lội trong làn nước. Hỏi ra mới biết xe chết máy vì vào nước.

Ngoài ra, tại những tuyến đường có bề mặt hư hỏng, đường đang sửa chữa … mỗi khi ngập nước lại che đi ổ gà, ổ voi, rãnh nứt … hiện diện trên đường. Người tham gia giao thông nếu không quen đường rất có thể ngã nhào khi đi vào những chỗ lõm, gây mất an toàn giao thông. Thực tế không hiếm tai nạn như vậy đã xảy ra.

Nước ngập không chỉ có nước sông, nước mưa mà còn cả nước cống rãnh, nước thải khu chợ tạm, nước bẩn sinh hoạt … cuốn cùng theo rác thải, bùn đất … trôi nổi lềnh bềnh, tạo ra một khung cảnh nhếch nhác, nước bốc mùi hôi thối khó chịu. Từ đây cũng tạo ra môi trường lý tưởng cho kí sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Một con hẻm trên quận 12 biến thành một dòng sông nhỏ mỗi khi trời đổ mưa
Một con hẻm trên Quận 12 biến thành một dòng sông nhỏ mỗi khi trời đổ mưa.

Thực tế, cứ mỗi khi con nước lên xuống, không ít người lại đau đầu vì phải chữa trị các căn bệnh về da như: nhiễm trùng da, nước ăn chân, ghẻ, viêm da tiếp xúc … bởi tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên.

Bà Phan Thị C. (64 tuổi, ngụ Đường Đoàn Văn Bơ, P.12, Quận 4) là một người rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc nước bẩn. Cứ mỗi khi mưa lớn hay triều cường làm đường ngập, chỗ chân bà chạm nước lại xuất hiện những vết nấm, lở loét gây đau nhức, ngứa ngáy vô vùng. “Cứ mỗi lần như vậy lại tốn của bà vài trăm ngàn tiền thuốc, dùng thuốc cả tuần mới khỏi làm bà đi đứng rất khó khăn”, bà Cẩm chia sẻ.

Nâng cao ý thức người dân để chống ngập

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu ngành nước, ngoài những nguyên nhân tự nhiên như mưa lớn, triều cường … tình trạng ngập úng còn bởi sự yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng thiếu kết nối, năng lực quản lý chưa cao và ý thức của con người.

Tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước, kênh rạch, rác thải vương vãi, chất đống trên đường đang diễn ra ngày càng nhiều tại TP Hồ Chí Minh. Khi mưa, áp lực nước lớn sẽ cuốn rác vào các nắp cống thoát, làm cản trở dòng nước lưu thông. Nước thoát kém dẫn đến ngập lụt.

Còn theo Sở Quy hoạch kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân ngập lụt hiện nay là do tình hình sụt lún tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, dựa trên sơ đồ phân vùng lún cho thấy TP. Hồ Chí Minh đang diễn ra với tốc độ lún lớn trên 10cm trong vòng 10 năm tại huyện Bình Chánh, phía nam Quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7, phía đông Quận 12, phía tây quận Thủ Đức, phía bắc huyện Nhà Bè với tổng diện tích 239km2. Cá biệt có những nơi lún tới 73cm/10 năm, từ năm 2005-2015 (tại mốc trên sân Trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao tại phường An Lạc, Quận Bình Tân; 44cm/10 năm (mốc tại sân Trung tâm Y tế Bình Chánh, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh).

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm kênh rạch thoát nước còn phổ biến mà chưa được xử lý triệt để, mặc cho chính quyền thành phố đã chỉ đạo nhiều lần. Phải kể đến một số tuyến kênh như: kênh Xuyên Tâm, kênh Tẻ … bị người dân lấn chiếm 2 bên bờ một cách nặng nề, biến những con kênh này trở nên vô dụng, không đủ khả năng để thoát nước mỗi khi có ngập.

Nỗi ám ảnh của công nhân KCN Bắc Thăng Long sau mỗi trận ngập Nỗi ám ảnh của công nhân KCN Bắc Thăng Long sau mỗi trận ngập

Ám ảnh, mệt mỏi và thất vọng là nỗi niềm chung của công nhân KCN Bắc Thăng Long sau những trận nước ngập tràn ...

Ngập úng là do… ông trời? Ngập úng là do… ông trời?

Thì đúng là trời mưa nên mới ngập. Nhưng mưa, đặc biệt là vào mùa này, đâu có phải chuyện gì mới mẻ.

Hà Nội “mùa ngập lụt” Hà Nội “mùa ngập lụt”

Năm nào cũng vậy, cứ từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nắng nóng và mùa mưa ở miền Bắc nói chung, Hà Nội ...

Tin cùng chuyên mục

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Khỏe – Đẹp

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.

Khi có sét đánh người dân cần phải làm gì?

Sống an toàn

Khi có sét đánh người dân cần phải làm gì?

Từ đầu mùa Hè đến nay, tình trạng thời tiết mưa to, sét, dông diễn biến khá phức tạp và có xu hướng gia tăng trên nhiều khu vực cả nước. Khi có dông, sét, người dân cần xử trí thế nào để tránh bị ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Cảnh báo: Những điều nên và không nên làm khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Sống an toàn

Cảnh báo: Những điều nên và không nên làm khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Tại các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có những hướng dẫn đối với người dân, người lao động nên và không nên làm gì khi lũ quét và sạt lỡ đất.

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Sống an toàn

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Khỏe – Đẹp

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.

Đọc thêm

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Khỏe – Đẹp

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Khỏe – Đẹp

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Khỏe – Đẹp

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Khỏe – Đẹp

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.

Trẻ em hóa “nông dân - doanh nhân - đầu bếp” với mô hình trồng nấm sạch tại nhà

Sống an toàn

Trẻ em hóa “nông dân - doanh nhân - đầu bếp” với mô hình trồng nấm sạch tại nhà

Trong thời đại mà nhiều đứa trẻ “nghiện” dùng điện thoại thông minh hơn là cầm cuốn sách hay xắn tay làm việc nhà, mô hình trải nghiệm trồng nấm sạch tại nhà của Công ty CP Nấm Tốt Nameco đang mang đến một làn gió mới. Với cách tiếp cận độc đáo, lồng ghép giáo dục môi trường, kinh doanh và thực hành kỹ năng sống, đây thực sự là “một kỳ nghỉ hè không màn hình” đầy hấp dẫn, bổ ích và giàu cảm xúc cho trẻ nhỏ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Khỏe – Đẹp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.

Gia đình - điểm tựa an lành cho người lao động ngành Y

Sống an toàn

Gia đình - điểm tựa an lành cho người lao động ngành Y

Với những áp lực đặc thù của ngành Y, việc xây dựng và gìn giữ một tổ ấm đã trở thành nhu cầu thiết yếu, là nền tảng cốt lõi cho sự cống hiến. Thấu hiểu điều đó, Công đoàn Y tế Việt Nam đang có những hành động thiết thực, giúp người lao động "giữ lửa hạnh phúc", biến gia đình trở thành điểm tựa an lành và vững chắc nhất.

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Sống an toàn

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Nắng nóng gay gắt, bão lũ bất thường không chỉ gây kiệt sức, bệnh tật mà còn gieo rắc những gánh nặng tâm lý vô hình. Đây là thực tế khắc nghiệt mà người lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt. Giữa tâm bão biến đổi khí hậu, việc tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trở thành kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho mọi người lao động.

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Sống an toàn

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Xe điện, từ ô tô đến xe máy, xe đạp, đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự cố cháy nổ gần đây đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt đối với những người lao động (NLĐ) làm nghề lái xe công nghệ (dòng xe điện). Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe điện cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa chủ động, thay vì chỉ đơn thuần lo lắng.

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Sống an toàn

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sống an toàn

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Sống an toàn

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Sống an toàn

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Suýt mất thính lực vĩnh viễn chỉ vì thói quen tắm đêm lạnh sau giờ làm việc. Trường hợp điếc đột ngột nghiêm trọng của một thợ sửa ô tô tại Hà Nội là lời cảnh báo khẩn về những hiểm họa sức khỏe rình rập người lao động, không chỉ từ môi trường làm việc độc hại mà còn từ lối sống thiếu khoa học.

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Sống an toàn

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Từ nắng nóng đến sạt lở, thiên tai đang đặt người lao động vào vòng nguy cơ mới – đòi hỏi hành động thiết thực từ nghiên cứu đến chính sách.

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Sống an toàn

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Mùa hè 2025 tại Việt Nam chưa ghi nhận những kỷ lục nhiệt mới như năm ngoái, nhưng lại đang thể hiện rõ xu hướng “cực đoan kép” – khi nắng nóng diện rộng và các đợt mưa dông bất thường liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của người lao động, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.