Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai
Bão Yagi và nghĩa tình Quốc tế
Ngày 11/10/2024, tại Trường THPT chuyên Quốc học Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai.
Người dân Việt Nam thường xuyên hứng chịu thiên tai, nhất là thiên tai dị thường xuất hiện ngày một nhiều hơn. Ảnh: Đ.T |
Theo Ban Tổ chức, buổi lễ diễn ra khi mà nước Mỹ vừa mới đối mặt với siêu bão Milton, được dự báo là mạnh nhất hành tinh - một cơn bão làm kinh hãi các cơ quan dự báo bởi cường độ và sự phức tạp, nguy hiểm. Còn ở Việt Nam, đến tận lúc này, nhiều người cũng chưa thể hết cảm giác đau đớn khi xem những hình ảnh mà cơn bão số 3 (Yagi) – cơn bão được ghi nhận là mạnh nhất trong 70 năm qua đổ bộ tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9 vừa qua.
Bão Yagi đã để lại hậu quả cực kỳ nặng nề với Việt Nam, trong đó hơn 300 người đã chết, hàng nghìn người bị thương, hàng chục nghìn căn nhà đã bị hư hỏng và thiệt hại chung cho nền kinh tế ước tính tới 3 tỷ đô la Mỹ.
Vào thời điểm khốc liệt bởi thiên tai, Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, với sự vào cuộc nhanh chóng của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt từ lãnh đạo Đảng, Chính phủ và tinh thần lá lành đùm lá rách của người Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu, giao lưu với học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế. Ảnh: Đình Toàn |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh cũng qua thiên tai, Việt Nam cảm nhận được sâu sắc hơn về tình đoàn kết quốc tế. Ngay khi mưa bão chưa dứt, các chuyến bay chở hàng hóa đã liên tiếp đưa hàng cứu trợ khẩn cấp từ khắp nơi trên thế giới, từ khối ASEAN hay những đất nước xa xôi như Úc, Nhật Bản, Nga, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Hoa Kỳ... đến Nội Bài.
Các Cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ nước ngoài cũng ngay lập tức tiến hành đánh giá nhu cầu khẩn cấp để kích hoạt các gói hỗ trợ như: phân phát hàng hóa, nhu yếu phẩm, cấp phát tiền mặt, và triển khai các cam kết giúp khắc phục hậu quả thiên tai, giúp người dân tái thiết lại cuộc sống. Theo thống kê mà có thể chưa đầy đủ của Bộ NN-PTNT, con số hỗ trợ của quốc tế đến thời điểm này lên đến gần 20 triệu Đô la Mỹ.
Ông Maharajan Muthu, UNICEF Việt Nam. Ảnh: Đình Toàn |
Ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình Sinh tồn, Phát triển và Môi trường Trẻ em, UNICEF Việt Nam, nhận định trên khắp thế giới, những rủi ro do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra đang gia tăng và ở Việt Nam cũng vậy. Mới tháng trước, siêu bão Yagi đã gây ra thiệt hại nặng nề tại 11 tỉnh.
Ước tính có 2,65 triệu trẻ em đã bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hơn nửa triệu (570.000) người đã bị gián đoạn tiếp cận với nước uống an toàn, một phần tư triệu (220.000 trẻ em dưới 5 tuổi và 70.000 phụ nữ mang thai và cho con bú) có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, khoảng 1 triệu (960.000) trẻ em cần được hỗ trợ giáo dục và hơn 100.000 trẻ em cần bảo vệ khỏi các rủi ro khác nhau. Các cô gái trẻ phải đối mặt với những nhu cầu và rủi ro đặc biệt trong bối cảnh sau thiên tai, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục và bạo lực giới.
“Những thách thức này chính là một cơ hội để trao quyền cho những người trẻ tuổi hành động, bảo vệ cộng đồng của họ và định hình một tương lai chống chịu thiên tai khi đối mặt với nghịch cảnh và sự bất ổn.”, ông Maharajan Muthu nói.
Thiên tai - “áp lực” và động lực với thế hệ trẻ
Không phải ngẫu nhiên mà Ban Tổ chức lựa chọn địa phương miền Trung như Huế để tổ chức sự kiện Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai. Lại chọn đúng ngôi trường có tuổi đời gần 130 năm và bề dày thành tích hàng đầu đất nước.
Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: BTC |
Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, thế hệ công dân toàn cầu đóng vai trò chủ chốt góp phần xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh, bền vững.
Sinh viên xứ Huế mua sắm đã thích ứng với lũ lụt hằng năm. Ảnh: Đình Toàn |
Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh, vừa cấp thiết, vừa lâu dài; với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp, nhằm tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tiếp cận tri thức để có cái nhìn đúng đắn và hiểu biết về thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cấp gia đình, nhà trường, cộng đồng; trang bị các kiến thức, năng kỹ năng phòng chống thiên tai.
Nước lụt bủa vây Đại nội Huế tháng 10/2020. Ảnh: Đình Toàn |
Tại buổi lễ, một số học sinh của ngôi trường danh giá Quốc học Huế cũng đã nêu những suy nghĩ của mình về thiên tai, về trách nhiệm của người lớn và cả trách nhiệm của chính bản thân họ. Đã có những bài diễn thuyết bằng tiếng Anh của hai học sinh lớp 10 trước các quan chức, đại biểu quốc tế. Đã có những câu hỏi “bật” ra trên đôi môi tuổi hồng.
Như Quỳnh và Nhật Huy, 2 học sinh lớp 10A1 Trường THPT chuyên Quốc. Ảnh: BTC |
Như Quỳnh và Nhật Huy, 2 học sinh lớp 10A1 Trường THPT chuyên Quốc học Huế, đã khiến không gian buổi lễ như ngưng đọng, khi hai em thay nhau nói về câu chuyện của một hòn đá. Về sự có mặt của chúng trước mắt mỗi người, về thân phận và sự bào mòn, “quăng quật” bởi các tác nhân.
“Tất cả chúng ta, vào một thời điểm nào đó, đều đã giống như những viên đá—bị tác động bởi những lực ngoài tầm kiểm soát. Nhưng không giống như đá, chúng ta có sức mạnh để thay đổi cuộc đời mình và cuộc đời của những người khác. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ.”, hai bạn trẻ bày tỏ.
Các trường học vùng thấp trũng ở Thừa Thiên Huế thường xuyên hứu chịu bão lũ. Ảnh: Đình |
“Thưa Thứ trưởng, xin ông đánh giá về chủ đề trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai. Việc giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ liệu có quá sức, làm sao để chúng em có thể gánh vác?”, em Lê Huyền Giáng My, học sinh lớp 12 chuyên Sử nêu câu hỏi với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Khen ngợi về câu hỏi của My, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, giải đáp: Bộ NN-PTNT đã đề nghị và Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý là trong giờ Giáo dục công dân thì sẽ lồng ghép các kiến thức về thiên tai, phòng tránh thiên tai cho học sinh.
Học sinh Trường THPT Chuyên Quốc học Huế giao lưu, bày tỏ suy nghĩ, băn khoăn về ứng phó với thiên tai của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Ảnh: Đình Toàn |
“Các bạn trẻ thì chắc chắn là những người mà đang học và có kiến thức nhiều nhất. Đấy là vấn đề thứ nhất, vấn đề thứ hai là về kỹ năng, các bạn vừa thấy cơn bão số 3 Yagi vừa rồi hay là một cơn bão Milton vữa đỗ vào Mỹ thì cúng ta thấy rằng cách thức các quốc gia hiện nay ứng phó thì cái quang trọng nhất vẫn là cái kỹ năng phòng tránh. Kỹ năng phòng tránh của mỗi cá nhân nó lan tỏa đến cộng đồng. từ cá nhân an toàn chúng ta có cộng đồng an toàn và từ cộng đồng an toàn chúng ta có một xã hội an toàn trước thiên tai.”, vị Thứ trưởng nêu.
Ông Rémi Nono Womdim - Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam. Ảnh: Đình Toàn |
Trong khi đó ông Rémi Nono Womdim - Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam chia sẻ: Những người trẻ tuổi có sức mạnh để trở thành nhà vô địch - nhân tố tạo nên sự thay đổi trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai. Năng lượng, ý tưởng và khát vọng của các em là những gì sẽ tạo nên một tương lai an toàn trước thiên tai có thể xảy ra. Với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chúng ta có thể xây dựng một thế giới nơi các mối nguy hiểm, rủi ro từ thiên nhiên không trở thành thảm họa, các cộng đồng được chuẩn bị tốt và thế hệ tiếp theo được trang bị đầy đủ để đối mặt với mọi thách thức.
Bà Lê Thị Lan Hương, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Save The Children Việt Nam giao lưu với HS Trường THPT Quốc học Huế. Ảnh: Đình Toàn |
Ông Rémi Nono Womdim cũng đưa ra cảnh báo về La Nina năm nay, dự báo xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2024 và kéo dài đến từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2025, sẽ mang lại những điều kiện thời tiết cực đoan với hậu quả nghiêm trọng, với khoảng 282 triệu người trên thế giới hiện đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp và cần được hỗ trợ khẩn cấp.
“Với FAO, chúng tôi nỗ lực trao quyền cho thanh thiếu niên bằng cách cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai.”, ông Rémi Nono Womdim nói thêm.
Video một số phát biểu của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, đại diện tổ chức Quốc tế tại Việt Nam tại buổi lễ
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất từ Quảng Bình đến Huế |
Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3 Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất? |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Tin nổi bật cuocsongantoan
Tai nạn lao động 09:18 | 13/11/2024
Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy
Sức khỏe lao động 10:54 | 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Sức khỏe lao động 16:06 | 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Đọc thêm
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Bạn cần biết 13:40 | Thứ ba, 24/09/2024
Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.
Bạn cần biết 06:18 | Thứ ba, 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Bạn cần biết 15:10 | Thứ tư, 11/09/2024
Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê
11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.
Bạn cần biết 10:54 | Thứ sáu, 06/09/2024
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Bạn cần biết 22:00 | Thứ năm, 05/09/2024
Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra
Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
Bạn cần biết 19:30 | Chủ nhật, 01/09/2024
Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết
Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?
Bạn cần biết 09:20 | Thứ hai, 26/08/2024
Có nên hiến tạng cứu người?
Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.
Bạn cần biết 19:00 | Thứ ba, 20/08/2024
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bạn cần biết 10:29 | Chủ nhật, 07/07/2024
Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"
PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.
Sức khỏe lao động 20:21 | Thứ bảy, 29/06/2024
Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội
Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!
Bạn cần biết 11:50 | Thứ tư, 26/06/2024
Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người
Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.
Bạn cần biết 19:30 | Thứ tư, 29/05/2024
Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?
Tháng 9 năm ngoái và tháng 4 năm nay, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy nhà ở thương tâm làm 70 người chết, 43 người bị thương.
Bạn cần biết 18:48 | Thứ hai, 27/05/2024
Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp
Axit được dùng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và nhiều ngành nghề sản xuất khác, vì thế tai nạn lao động do axit là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, còn nhiều lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát buôn bán axit khiến các vụ án dùng axít để hãm hại người khác ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.
Bạn cần biết 15:49 | Thứ ba, 21/05/2024
Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết
Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay mới chỉ có hơn 86.000 người đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%.
Bạn cần biết 20:30 | Thứ hai, 20/05/2024
Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?
Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…
Sức khỏe lao động 12:34 | Thứ bảy, 04/05/2024
Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.
Pháp luật ATVSLĐ 14:16 | Thứ sáu, 03/05/2024
Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng
Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).
Bạn cần biết 10:02 | Thứ năm, 02/05/2024
Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân
Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.
Bạn cần biết 11:30 | Thứ tư, 10/04/2024
Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc
Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...