Thứ tư 24/04/2024 10:00

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.
Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Cán bộ công đoàn bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo

Để xiết nợ công nhân Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành vay tiền của tín dụng đen, các nhân viên đòi nợ đã sử dụng nhiều chiêu trò gây sức ép với Ban Giám đốc Công ty và cán bộ công đoàn.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Nhân viên đòi nợ sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân của Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần hiệp Thành nhằm đạt mục đích yêu cầu công nhân trả nợ. Ảnh: NVCC

Mấy năm nay, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành liên tục bị đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin, sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Những nhân viên đòi nợ này nhắn tin cho Chủ tịch Công đoàn yêu cầu công nhân A, công nhân B (tên nhân vật đã được thay đổi) phải nhanh chóng thanh toán một khoản tiền vay từ tín dụng đen.

Từ một người không có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng đã bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo, tạo điều kiện cho công nhân vay tiền, quỵt nợ của tín dụng đen. Người đòi nợ thuê đã cắt ghép hình ảnh của đồng chí Hoàng và mẹ, vợ, con, đồng nghiệp cùng thông tin về ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại in trên tờ rơi với nội dung xấu, phát tán trên mạng xã hội.

Không chỉ đồng chí Nguyễn Qui Hoàng mà toàn bộ Ban Giám đốc, cán bộ các phòng, ban của Công ty cũng liên tục bị làm phiền.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho vay từ 20 đến 50 triệu đồng

Để giải quyết tình trạng trên, Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành đã mời những công nhân đang nợ tín dụng đen đến xác minh, trao đổi. Qua đó, Công đoàn xác định có hơn 10 công nhân vay nợ tín dụng đen, đều khó có khả năng thanh toán bởi số tiền đã "lãi mẹ đẻ lãi con". Có công nhân vay nợ tín dụng đen từ 7 năm về trước, khi chưa vào Công ty làm việc. Ban đầu, tiền gốc chỉ hơn 10 triệu đồng. Đến nay, tiền lãi đã lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (người đeo khẩu trang màu trắng) trao đổi với công nhân trong giờ làm việc. Ảnh: NVCC

Công ty, Công đoàn đã tuyên truyền, vận động người lao động tránh xa tín dụng đen, cố gắng thanh toán dứt điểm khoản nợ để tập trung vào công việc và ổn định cuộc sống. Đồng thời, thông báo về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho người lao động vay để giải quyết khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt.

"Đây là lần đầu tiên Công ty triển khai chương trình này. Công đoàn đề xuất với Ban Giám đốc mức lãi suất cho công nhân vay bằng lãi suất cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô (CEP) là 0,55%/tháng, tương đương 6,6%/năm. Thời hạn cho vay là 12 tháng.

Điều kiện của người vay là cán bộ, công nhân viên của Công ty, có hoàn cảnh khó khăn (bản thân, gia đình gặp khó khăn trong sinh hoạt, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, …). Về quy trình cho vay: Người lao động làm đơn đề nghị Công ty xem xét, Công đoàn sẽ thẩm định hồ sơ trước khi trình Ban Giám đốc.

Tùy trường hợp cụ thể của mỗi cán bộ, công nhân viên mà thời gian, thủ tục thẩm định dài hay ngắn. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, Công đoàn sẽ làm việc với công đoàn bộ phận, quản lý bộ phận và một số đồng nghiệp của người lao động để xác nhận hoàn cảnh khó khăn là do tai nạn, rủi ro hay bản thân người lao động cờ bạc, vay nợ để tiêu xài. Sau khi xác nhận, căn cứ vào nhu cầu của người lao động, Công đoàn đề xuất Tổng giám đốc Công ty về mức cho vay và lãi suất.

Công ty dự kiến mức cho vay căn cứ vào chức danh của người lao động: Đối với nhân viên khối văn phòng là 50 triệu đồng, công nhân trực tiếp sản xuất là 20 triệu đồng.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành trao học bổng cho con công nhân lao động có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2021 - 2022. Trong ảnh, công nhân lao động nhận học bổng thay cho con em mình. Ảnh: CĐ

“Mức cho vay đối với công nhân trực tiếp sản xuất thấp hơn nhân viên văn phòng vì thu nhập của công nhân thấp hơn. Mức chi tiêu và khả năng cân đối nguồn tài chính của công nhân eo hẹp nên nếu cho vay số tiền lớn hơn khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ. Bình quân, công nhân thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Đối với gói vay 20 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng, mỗi tháng công nhân phải trả số tiền gốc và lãi bằng 25 đến 30% thu nhập. Cân đối tài chính trong thu nhập hằng tháng của công nhân, đây là số tiền phù hợp. Đối với trường hợp đặc biệt, quá khó khăn, gặp nguy hiểm sẽ được Công ty xem xét" - Chủ tịch Công đoàn Công ty chia sẻ.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân lao động khó khăn được trích từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Song song với đó, Công ty phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô (CEP Tây Ninh) ngăn chặn tín dụng đen xâm nhập để người lao động yên tâm làm việc.

Công nhân không còn cảnh chạy trốn tín dụng đen

Hiện nay, Công ty đang xem xét cho vay đối với công nhân Nguyễn Văn Thìn (30 tuổi) có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động. Công đoàn đề xuất cho vay ở mức 30 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thìn là lao động ngoại tỉnh đến Tây Ninh làm việc nên phải thuê trọ. Vợ chồng anh có con nhỏ 3 tuổi. Hằng tháng, tiền thuê nhà, điện nước, sinh hoạt, sữa cho con đã hết phần lương của anh. Công ty may nơi vợ anh làm việc ít đơn hàng, thu nhập hằng tháng không được bao nhiêu. Cả gia đình trông cả vào tiền lương của anh. Vừa rồi, anh Thìn không may bị tai nạn giao thông phải nghỉ ở nhà cả tháng trời, không đi làm được, thu nhập giảm sút, chi phí điều trị tốn kém. Vợ anh lại mang thai khiến anh rất lo lắng.

Vào đầu năm học mới, vợ chồng anh còn phải đóng tiền bán trú, đồng phục cho con. Anh Thìn kể: "Tôi rất thương con vì muốn mua thêm cho con bộ quần áo để mặc cho sạch sẽ cũng phải tính toán đủ bề. Khó khăn quá, tôi đã làm hồ sơ đề nghị Công ty cho vay để bù đắp chi phí, trang trải cuộc sống trước mắt".

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Công nhân Công ty CP Trần Hiệp Thành tham gia hoạt động tập thể. Ảnh: CĐ

"Đối với trường hợp anh Nguyễn Văn Thìn, Công đoàn đã hoàn tất khâu xác nhận thủ tục và đề nghị Công ty cho vay ở mức 30 triệu đồng. Được tiếp cận nguồn vốn vay chính thức, anh Thìn cũng như nhiều công nhân lao động khác không phải tìm đến tín dụng đen, phải nghỉ việc hoặc trốn chạy mà yên tâm làm việc" - đồng chí Nguyễn Qui Hoàng cho biết.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, ...

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ ...

Công nhân ở trọ trên... ruộng! Công nhân ở trọ trên... ruộng!

Nhiều công nhân người dân tộc thiểu số lao động và ở trọ tại một số Khu Công nghiệp đang không nhận được đủ, đúng ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm

Tin tức

Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm

Đại diện cơ quan Công an cho biết, khi đã trót vay qua app tín dụng đen, công nhân bị “móc túi” với lãi suất lên đến 365% - 730%/năm.

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

An toàn tài chính

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

Ngày 19/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tín dụng đen trong công nhân lao động. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì.

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

An toàn tài chính

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

An toàn tài chính

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa thông báo từ 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trước thông tin này, nhiều công nhân đang ở trọ lo lắng vì sợ bội thêm chi phí do giá điện tăng.

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

An toàn tài chính

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

Để thích ứng trong bối cảnh việc làm ít, thu nhập giảm, công nhân phải tìm mọi cách để xoay xở cuộc sống.

Đọc thêm

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

An toàn tài chính

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

An toàn tài chính

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm lo cho gia đình lên cao nhất, mặc dù phải hy sinh nhu cầu của bản thân...

Công nhân mong con có môi trường học tốt

An toàn tài chính

Công nhân mong con có môi trường học tốt

Đồng lương phải “chia 5 xẻ 7”, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đặt việc học của con lên hàng đầu. Họ hy vọng, con cái có môi trường học tập tốt để sau này có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo được cho cuộc sống.

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

An toàn tài chính

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

“Rảnh làm, mệt nghỉ, không cần vốn, không cần cọc… nhưng vẫn có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu mỗi ngày” là những lời quảng cáo làm việc online hấp dẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ ham “việc nhẹ lương cao” đã sập bẫy và nhận cái kết đắng…

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

An toàn tài chính

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

Ngoài chi phí phòng trọ, tiền điện cũng chiếm một phần cố định quan trọng trong chi tiêu của công nhân xa quê. Mặc dù có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn không ít công nhân thuê nhà đang phải gánh giá điện cao.

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

An toàn tài chính

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

An toàn tài chính

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn. Thậm chí, họ còn bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

An toàn tài chính

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ Công an báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,... gọi điện để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi trong suốt thời gian qua.

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

An toàn tài chính

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ), Tổng Liên đoàn Lao dộng (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

An toàn tài chính

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, người lao động (CNNLĐ) ở các khu công nghiệp. Đây được xem là một trong những công cụ tài chính hiệu quả, không chỉ góp phần ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” mà còn giúp CNNLĐ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi phục vụ cuộc sống.

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

An toàn tài chính

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đối với các hội viên môi giới bất động sản (BĐS), có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

An toàn tài chính

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.