Nhắc đến chất độc Xyanua, nhiều người cảm thấy "rùng mình" vì sự nguy hiểm của nó. Thế nhưng, Xyanua xuất hiện khá phổ biến trong sản xuất, khi thường được sử dụng để sản xuất giấy, dệt may và nhựa. Ngoài ra, khí Xyanua còn được sử dụng để tiêu diệt sâu bệnh và sâu bọ.
Mặc dù pháp luật quy định về việc kinh doanh hóa chất Xyanua rất khắt khe, nhưng việc mua bán hóa chất này chưa được kiểm soát chặt chẽ, vẫn diễn ra tại các chợ ở TP HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Người mua có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin mua bán loại hóa chất này trên mạng xã hội, và thực tế chúng được bán một cách khá tùy tiện trên thị trường, bất chấp quy định của luật pháp. Ngay cả người bán, người mua chưa đủ điều kiện mua bán hóa chất vẫn có thể sử dụng.
Xyanua được coi là chất "độc nhất trong các loại chất độc" |
Nguy hiểm hơn, thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp dùng Xyanua để đầu độc người khác, gây ra chết người.
Dư luận đang xôn xao bởi vụ việc một thanh niên 18 tuổi ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bị phát hiện có Xyanua trong cơ thể và nghi bị đầu độc. Theo báo cáo, trong gia đình của thanh niên này, đã có 5 người chết bất thường trong vòng 8 tháng, với các biểu hiện ngộ độc nghiêm trọng.
Cụ thể, từ tháng 10/2023 đến tháng 5/2024, tại gia đình ông Nguyễn Văn H. (xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) liên tiếp có 5 người chết, gồm ông H., 3 người cháu và 1 người con rể. Các nạn nhân trước khi chết có các biểu hiện bị nôn ói, chóng mặt, nhức đầu.
Tháng 6 vừa qua, nam thanh niên tên B.T, cháu nội của ông H., bỗng bị hôn mê, bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong người T. có chất Xyanua. Nghi ngờ có khuất tất, gia đình bên ngoại của T. đã làm đơn trình báo công an. Điều tra cho thấy Nguyễn Thị Hồng Bích (ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) đã đầu độc người thân trong gia đình và thanh niên B.T là cháu gọi Bích là cô ruột.
Ngày 5/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích về hành vi giết người.
Trước đó, vào đầu năm 2022, do thường xuyên bị cha ruột la mắng nên Tống Thị Tùng Linh đã giết cha ruột của mình là ông Tống Hồng Điệp (SN 1968, cùng ngụ ở đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa) bằng chất độc Xyanua...
Nhận định về một số vụ việc sử dụng Xyanua để giết người trong thời gian qua, PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, đây không chỉ là hành vi phạm tội nghiêm trọng mà còn làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của người dân trước nguy cơ ngộ độc từ chất này.
PGS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội |
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và tiếp cận Xyanua, cùng với đó là tăng cường giáo dục về cách phòng tránh ngộ độc Xyanua trong cuộc sống hàng ngày.
Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, việc mua bán hóa chất độc cần có phiếu kiểm soát với sự xác nhận của cả bên mua và bên bán để làm cơ sở kiểm soát hóa chất độc lưu thông trên thị trường... Tuy nhiên, người bán không thể kiểm soát được mục đích sử dụng của người mua và người sử dụng hóa chất độc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng của mình.
Kinh doanh hóa chất Xyanua là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện rất khắt khe. Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh hóa chất độc hại này phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh như bảo đảm an toàn trong kinh doanh hóa chất; Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất phải phù hợp quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất; Phải có cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất... |
PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc. Chúng được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào, một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ cần khoảng 50-200mg Xyanua qua đường miệng hoặc hít khoảng 0,2% dạng khí cũng đủ gây tử vong cho một người khỏe mạnh.
Xyanua là hợp chất hóa học chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Xyanua có thể tồn tại dưới dạng khí không màu như Hydro xyanua (HCN) và Xyanua clorua (CNCl), hoặc ở dạng tinh thể như Natri xyanua (NaCN) và Kali xyanua (KCN). |
Theo PGS Thịnh, chất độc Xyanua tác động rất mạnh vào hệ hô hấp và hệ thần kinh gây nhiễm độc cấp tính. Nhiễm độc Xyanua khiến cơ thể không trao đổi oxy được, gây "nghẹt thở trên cạn".
Bệnh nhân tử vong nhanh thường do suy hô hấp, co giật. Liều gây ngộ độc của Xyanua phụ thuộc vào dạng (muối hay khí), thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc.
Xyanua thường không màu, không mùi, không vị, đôi khi được mô tả là có mùi "hạnh nhân đắng", nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi và không phải ai cũng có thể phát hiện ra mùi này.
Sát thủ vô hình Xyanua |
“Những dấu hiệu để nhận biết khi trúng độc Xyanua đó là cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim tăng cao, cảm thấy bồn chồn và kiệt sức. Nếu người trúng độc Xyanua trong vòng 2 giờ không được chữa trị kịp thời, sẽ gây nguy cơ tử vong rất cao”, PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Khi phát hiện ra người có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc Xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến tử vong.
Một số dấu hiệu ngộ độc Xyanua: - Yếu người, đờ đẫn, bồn chồn - Đau đầu - Buồn nôn/cảm giác đau bụng - Nhịp tim nhanh hay chậm - Thở nhanh hay chậm - Thở hổn hển và khó thở - Mất ý thức, hôn mê - Co giật - Tổn thương phổi - Tim ngừng đập |
Xyanua thường được dùng trong công nghiệp nhưng nó cũng xuất hiện tự nhiên trong một số thực phẩm, nếu không biết cách chế biến có thể gây ngộ độc.
Chuyên gia hàng đầu về công nghệ thực phẩm PGS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh rằng Xyanua có thể tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như hạt của một số loại trái cây (mận, đào, mơ, táo).
Đặc biệt, trong số các loại thực vật dễ gây ngộ độc Xyanua nhất có sắn và măng tươi - loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, việc chế biến thực phẩm chứa Xyanua cần được thực hiện cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc.
Chất độc này có đặc tính tan trong nước và bay hơi ở nhiệt độ cao nên với măng tươi, tốt nhất nên ngâm nhiều giờ trong nước trước khi chế biến tiếp, chất Xyanua sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước.
Nên luộc măng thật kỹ, thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố |
Nên luộc măng thật kỹ, thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố. Măng muối chua để chín, có mùi chua đặc trưng, ngả sang màu vàng mới sử dụng, tuyệt đối không ăn măng sống.
Người dân không nên sử dụng nước ngâm măng bởi khi ngâm măng, một lượng Xyanua nhất định cũng được tạo ra, cả Xyanua và chất taxiphyllin khuếch tán ra nước, lượng độc tố trong măng có thể giảm đi nhưng các độc tố có trong nước có thể tăng lên, nên nếu uống quá nhiều nước măng có thể bị ngộ độc.
Sắn tươi cũng có chứa chất độc Xyanua trong cả vỏ và thịt. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc, mà dân gian hay gọi là "say" sắn. Thực tế, đã có nhiều người ăn sắn bị chết vì chất Xyanua có trong sắn.
"Cách tốt nhất để loại bỏ chất Xyanua trong sắn là lột vỏ, cắt đầu, đuôi, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất Xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể", PGS. Thịnh khuyến cáo.
Để phòng ngừa ngộ độc Xyanua, PGS Thịnh đề xuất một số biện pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về nguy cơ và cách phòng tránh ngộ độc Xyanua; tăng cường kiểm soát và quản lý việc sử dụng Xyanua trong các ngành công nghiệp.
Với các cơ sở sản xuất có sử dụng Xyanua, công nhân cần được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với Xyanua. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp giám sát và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp rò rỉ hoặc nhiễm độc Xyanua.
Việc vi phạm trong mua bán kinh doanh hóa chất không những bị phạt hành chính mà tùy trường hợp có thể bị xử lý hình sự. Điều 311 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định: người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm; phạt tù từ 2 - 7 năm nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%... Đối với việc mua bán, sử dụng Xyanua, điều 312 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định phạt tù từ 1 - 5 năm nếu làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên... Phạt tù từ 5 - 10 năm nếu làm chết 2 người... Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu làm chết 3 người trở lên. |
Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp? Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc… |
4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do ăn phải thức ăn ôi thiu, dùng thức ăn và đồ uống đã quá hạn ... |
Cháu bé 5 tuổi tử vong - đau lòng chuyện ngộ độc thực phẩm Sau nhiều tuần chữa trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM, bệnh nhi 5 tuổi trong vụ ngộ độc bánh mì ở ... |
Khỏe – Đẹp 09:29 | Thứ hai, 27/01/2025
Tết Nguyên Đán 2025 là cơ hội để người lao động Huế khám phá vùng đất Cố đô với vẻ đẹp rất khác, đồng thời hòa mình vào đời sống văn hóa của địa phương có bề dày lịch sử bằng các hoạt động trải nghiệm, lễ hội truyền thống thú vị và an toàn.
Sống an toàn 06:50 | Thứ hai, 27/01/2025
Ngày Tết là dịp người người, nhà nhà sum vầy bên nhau, cũng là thời điểm người Việt sử dụng rượu bia nhiều hơn. Bên cạnh niềm vui, việc lạm dụng rượu bia, đặc biệt là rượu không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014, chủ kênh Youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official” với hàng trăm nghìn người đăng ký theo dõi đã chia sẻ với phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn những thông tin quan trọng về tác động của rượu bia, cách phòng tránh ngộ độc và lời khuyên để mọi người đón Tết an toàn, ý nghĩa.
Sống an toàn 20:49 | Chủ nhật, 26/01/2025
Tết Nguyên đán là dịp để mọi người sum vầy bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là thời điểm để chúng ta đón chào năm mới với niềm vui và hy vọng. Tuy nhiên, trong không khí vui tươi này, vẫn có những hành vi cần tránh để không làm gián đoạn niềm vui Tết và đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cộng đồng.
Sống an toàn 13:23 | Chủ nhật, 26/01/2025
Gần Tết, nhu cầu làm đẹp tăng cao, nhiều người vì ham rẻ đã tìm đến các spa không uy tín, dẫn đến "tiền mất tật mang".
Khỏe – Đẹp 11:06 | Chủ nhật, 26/01/2025
Vụ cháy đáng tiếc đã xảy ra tại một căn hộ ở phố Tôn Thất Thiệp (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) vào ngày 25/1, khi chủ nhà vắng mặt để về quê đón Tết Nguyên đán. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ gia tăng trong dịp lễ Tết, đặc biệt là khi người dân thường có xu hướng đi xa nhà.
Sáng kiến an toàn 07:45 | 28/01/2025
Công đoàn với ATVSLĐ 07:21 | 28/01/2025
Công đoàn với ATVSLĐ 13:31 | 27/01/2025
Công đoàn với ATVSLĐ 10:56 | 27/01/2025
Khỏe – Đẹp 07:43 | Chủ nhật, 26/01/2025
Tết Nguyên Đán là dịp thị trường thực phẩm dịp trở nên đặc biệt sôi động. Bên cạnh những món ăn truyền thống, hàng hóa thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các loại bánh kẹo và thực phẩm đông lạnh đang chiếm ưu thế. Thế nhưng, chất lượng của những mặt hàng này không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Sống an toàn 07:40 | Chủ nhật, 26/01/2025
Tết không chỉ là thời điểm gia đình sum họp, mà còn là dịp để mỗi người tự thưởng cho mình những món quà sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, sự hào hứng mua sắm có thể khiến chúng ta “vung tay quá trán” nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Vậy, làm thế nào để có một cái Tết an toàn, vui vẻ mà vẫn đảm bảo “tiền vào như nước, tiền ra có kiểm soát”?
Khỏe – Đẹp 09:24 | Thứ sáu, 24/01/2025
Thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhu cầu sưởi ấm của người lao động tăng cao. Việc sử dụng các thiết bị sưởi hoặc than, củi không đúng cách tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ngạt khí. Bên cạnh đó, dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động như thắp hương, đốt vàng mã cũng có thể gây ra những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cháy nổ, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức và tuân thủ các khuyến cáo từ lực lượng chức năng.
Khỏe – Đẹp 17:39 | Thứ năm, 23/01/2025
Diva Hồng Nhung bất ngờ thông tin bị mắc bệnh ung thư vú khiến đồng nghiệp và người hâm mộ rất hoang mang. Bên cạnh đó, không ít người muốn tìm hiểu dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú, bởi thời gian qua thấy nàng Bống không có biểu hiện của ốm bệnh.
Sống an toàn 14:00 | Thứ năm, 23/01/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
Khỏe – Đẹp 09:20 | Thứ năm, 23/01/2025
Bình gas mini tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng tăng cao vào dịp Tết. Chỉ trong tháng 1, nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra, gây hậu quả nặng nề cho người bị nạn.
Sống an toàn 09:04 | Thứ tư, 22/01/2025
Trong bối cảnh thời tiết thay đổi thất thường và sự di chuyển, giao lưu ngày càng tăng, các bệnh truyền nhiễm luôn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động.
Khỏe – Đẹp 08:56 | Thứ tư, 22/01/2025
Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?
Sống an toàn 15:05 | Thứ ba, 21/01/2025
Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.
Sống an toàn 08:30 | Thứ hai, 20/01/2025
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, và y học cũng không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng AI vào chẩn đoán bệnh đang mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn mang lại những bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe con người.
Sống an toàn 10:47 | Thứ bảy, 18/01/2025
Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một số cơn đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân… Triệu chứng tưởng như bị đột quỵ, nhưng nguyên nhân lại là do dị dạng mạch máu não.
Sống an toàn 17:21 | Thứ sáu, 17/01/2025
Tai nạn pháo tự chế gia tăng trong tháng qua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là tử vong, để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân và gia đình.
Sống an toàn 15:23 | Thứ năm, 16/01/2025
Mùa Tết, nhu cầu mua sắm bánh kẹo tăng cao, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái tung hoành. Nếu không cảnh giác, người tiêu dùng rất dễ "mắc bẫy", mua phải những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi khám phá thị trường bánh kẹo Tết và tìm hiểu những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Sống an toàn 06:30 | Thứ năm, 16/01/2025
Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả lao động.
Khỏe – Đẹp 05:58 | Thứ năm, 16/01/2025
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là lúc nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản có thể không được đảm bảo. Đặc biệt, đối với người lao động thường xuyên bận rộn với công việc, việc chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết càng trở nên quan trọng.
Khỏe – Đẹp 06:00 | Thứ tư, 15/01/2025
Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Sống an toàn 09:26 | Thứ ba, 14/01/2025
"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Khỏe – Đẹp 05:50 | Thứ ba, 14/01/2025
Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Sống an toàn 17:34 | Thứ hai, 13/01/2025
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu? Câu chuyện của vợ chồng ông P. và bà V. ở Hải Dương dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Khỏe – Đẹp 08:29 | Thứ hai, 13/01/2025
Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.