Thứ bảy 21/06/2025 05:36

Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa

Báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy các sáng kiến/giải pháp, chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng cũng như hỗ trợ thực thi chính sách ở các cấp độ khác nhau liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa (RTN).
Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa
Triển lãm trưng bày các tác phẩm tuyên truyền về ô nhiễm rác thải nhựa. Ảnh CTV

Nhận định trên được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm RTN” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường” tổ chức cuối tháng 3/2023. Hội thảo do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức với sự tham dự của gần 90 khách mời đến từ các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, các tổ chức, nhà nghiên cứu, mạng lưới hoạt động trong lĩnh vực môi trường, các nhà báo và các cơ quan báo chí/ truyền thông.

Mỗi năm, thế giới thải ra môi trường 400 triệu tấn RTN

Ô nhiễm RTN là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng và cấp bách nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu. 400 triệu tấn là số RTN thế giới thải ra môi trường mỗi năm. Đây chỉ là số liệu ở phần nổi do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thông kê được trong tảng băng chìm về RTN trên khắp thế giới. Trong số đó, chỉ 9% RTN được tái chế. Với tình trạng này, đến 2050 trên thế giới sẽ có khoảng 12 tỷ tấn RTN bị thải ra môi trường tự nhiên. Đây thực sự là một thực trạng đáng báo động đối với tương lai của chính chúng ta và thế hệ tương lai.

Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa
Rác thải nhựa tràn lan khắp nơi. Ảnh CTV

Theo báo cáo xác định điểm nóng ô nhiễm nhựa tại Việt Nam do IUCN, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Sáng kiến Life Cycle xuất bản hợp tác cùng EA, Quantis, trong năm 2018 Việt Nam có 453kt RTN bị rò rỉ ra đại dương, tương đương với lượng rác rò rỉ là 4.7 kg/người/năm.

Nhận thức được nguy cơ nghiêm trọng của RTN đối với môi trường và con người, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm RTN. Cụ thể, năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động, kêu gọi hợp tác toàn cầu để giải quyết vấn đề nhựa trên biển. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đặt mục tiêu “ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường biển” và “trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực trong giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”.

Năm 2019, tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Thủ tướng Chính phủ gửi thư kêu gọi cả nước hành động giải quyết vấn đề chất thải nhựa, phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc. Ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Đặt mục tiêu giảm 50% RTN đại dương vào năm 2025, 75% vào năm 2030, và loại bỏ nhựa sử dụng một lần khỏi các điểm du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển vào năm 2030.

Chỉ thị số 33/CT-TTG ngày 20/8/2020 đã quy định vai trò của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1316/QĐ-TTG phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam. Nghị định 08/2022/NĐ-CP đưa ra lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Việt Nam cũng tích cực tham gia từ những phiên đàm phán đầu tiên của Liên Hợp Quốc về việc soạn thảo Hiệp ước toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa đại dương. Giảm thiểu RTN được đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường 2022…

Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa
Các phóng nữ được trao giải "Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường". Ảnh CTV

Báo chí góp phần tuyên truyền giúp giảm thiểu ô nhiễm RTN

Hiện nay, chỉ với một lệnh tìm kiếm trên mạng về chủ đề ô nhiễm RTN tại Việt Nam, có đến 1,3 triệu tin/bài/phóng sự kết quả được tìm thấy trong vòng 0,43 giây. Con số này cho thấy lượng thông tin truyền thông về ô nhiễm RTN là lớn và dễ tiếp cận, nhưng vấn đề ô nhiễm RTN tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, tác động về mặt nhận thức và thay đổi hành vi của một bộ phận cộng đồng vẫn còn hạn chế.

Hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm RTN” được thực hiện trong khuôn khổ (1) Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), một nền tảng huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường, được đồng sáng lập bởi IUCN, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Tập đoàn TH và (2) dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu RTN và ô nhiễm nhựa” do VSF thực hiện với sự tài trợ của Mạng lưới Báo chí Toàn cầu và Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam. Dự án được xây dựng dựa trên bối cảnh ô nhiễm nhựa tại Việt Nam đang ở mức báo động. Cùng với đó, nhiều phóng viên nữ chưa có được cơ hội tiếp cận thông tin và tham gia bình đẳng trong lĩnh vực điều tra về môi trường.

Trong vòng 1 năm từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023 dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu RTN và ô nhiễm nhựa” đã thực hiện được các hoạt động đa dạng thúc đẩy vai trò của báo chí, truyền thông về chủ đề này và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ mạng lưới phóng viên nữ cũng như các bên liên quan và cộng đồng.

Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa
Bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì tầm Vóc Việt. Ảnh CTV
Một số kết quả ấn tượng của dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu RTN và ô nhiễm nhựa”:

- 10 hoạt động được tổ chức

- 11 chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, môi trường đã tình nguyện tham gia vào Ban cố vấn của dự án

- 32 phóng viên đến từ hơn 20 cơ quan báo chí tham gia Mạng lưới phóng viên nữ hành động giảm thiểu RTN và ô nhiễm nhựa

- 71 bài báo và tin truyền hình đăng tải về các hoạt động của dự án

- 360 bài viết truyền thông trên các kênh truyền thông của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt. Tiếp cận 493.445 người và 119.121 lượt tương tác.

Bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì tầm Vóc Việt cho biết: “Bên cạnh việc tổng kết những kết quả đạt được của dự án, chúng tôi cũng mong muốn những ý kiến đóng góp và các giải pháp hiệu quả trong truyền thông về RTN. Từ đó, việc truyền thông về môi trường được thực hiện hiệu quả hơn, từng bước thay đổi nhận thức của người dân và hình thành thói quen về lối sống phát triển bền vững”.

Mạng lưới “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu RTN và ô nhiễm nhựa” được thành lập từ dự án đã phát huy hiệu quả khi các thành viên được tập huấn, hỗ trợ và tích cực thực hiện các tuyến bài về chủ đề này.

Chị Đỗ Thùy Trang – Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam cho biết: “Với sự hỗ trợ của dự án, trong năm 2022, em đã thực hiện được nhiều đề tài liên quan đến vấn đề này, trong đó đặc biệt là tuyến bài về hệ lụy ô nhiễm nhựa đại dương tại Đảo Ngọc – Phú Quốc trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Em nghĩ rằng mạng lưới là một nguồn cảm hứng rất lớn đối với các phóng viên nữ, quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là các đề tài về ô nhiễm nhựa”.

Cũng tại sự kiện, 11 giải thưởng đã được trao cho các nữ phóng viên và nhóm phóng viên trong khuôn khổ giải thưởng “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường” - một trong 10 hoạt động của dự án. Giải thưởng là sự ghi nhận những thành tựu, đóng góp của các nữ nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; đồng thời, phát huy vai trò tiên phong của các nữ nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong việc phổ biến và khuyến khích cộng đồng thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Sống an toàn

Thận trọng với thời tiết cực đoan: Kỹ năng tự bảo vệ cho người lao động

Nắng nóng gay gắt, bão lũ bất thường không chỉ gây kiệt sức, bệnh tật mà còn gieo rắc những gánh nặng tâm lý vô hình. Đây là thực tế khắc nghiệt mà người lao động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối mặt. Giữa tâm bão biến đổi khí hậu, việc tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần trở thành kỹ năng sinh tồn cấp thiết cho mọi người lao động.

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Sống an toàn

An toàn cháy nổ xe điện: Hiểu đúng bản chất, phòng ngừa chủ động

Xe điện, từ ô tô đến xe máy, xe đạp, đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những sự cố cháy nổ gần đây đã dấy lên lo ngại trong cộng đồng, đặc biệt đối với những người lao động (NLĐ) làm nghề lái xe công nghệ (dòng xe điện). Để đảm bảo an toàn, người sử dụng xe điện cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và trang bị cho mình những kiến thức phòng ngừa chủ động, thay vì chỉ đơn thuần lo lắng.

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Sống an toàn

Xe điện toàn cầu: Những bước đi thận trọng

Thị trường xe điện (EV) toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu bởi các mô hình thành công như Na Uy và sự bùng nổ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, con đường điện hóa giao thông vẫn còn nhiều thách thức, từ sự biến động chính sách, hạ tầng chưa theo kịp đến những lo ngại về chi phí và an toàn, khiến nhiều quốc gia phải có những bước đi thận trọng.

Đọc thêm

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sống an toàn

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Hành động quyết liệt bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hôm nay 14/6, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, qua đó tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia, đồng thời áp dụng thuế đối với đồ uống có đường. Đây là một quyết định quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Sống an toàn

Cháy xe điện: Lỗi kỹ thuật hay ý thức người dùng?

Nhiều vụ cháy nổ liên quan đến xe điện xảy ra gần đây tại Việt Nam và một số nước trên thế giới đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra về đảm bảo an toàn cháy nổ cho xe điện không chỉ là chất lượng xe hay hạ tầng sạc, mà còn là ý thức và thói quen sử dụng của chính người dùng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Sống an toàn

Tắm đêm không chỉ là thói quen "vô hại", người lao động thận trọng

Suýt mất thính lực vĩnh viễn chỉ vì thói quen tắm đêm lạnh sau giờ làm việc. Trường hợp điếc đột ngột nghiêm trọng của một thợ sửa ô tô tại Hà Nội là lời cảnh báo khẩn về những hiểm họa sức khỏe rình rập người lao động, không chỉ từ môi trường làm việc độc hại mà còn từ lối sống thiếu khoa học.

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Sống an toàn

Biến đổi khí hậu – hiểm họa mới cho sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Từ nắng nóng đến sạt lở, thiên tai đang đặt người lao động vào vòng nguy cơ mới – đòi hỏi hành động thiết thực từ nghiên cứu đến chính sách.

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Sống an toàn

Thời tiết cực đoan gia tăng: Nguy cơ kép từ nắng nóng và mưa dông đe dọa sức khỏe người lao động

Mùa hè 2025 tại Việt Nam chưa ghi nhận những kỷ lục nhiệt mới như năm ngoái, nhưng lại đang thể hiện rõ xu hướng “cực đoan kép” – khi nắng nóng diện rộng và các đợt mưa dông bất thường liên tiếp xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của người lao động, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Sống an toàn

Rộ nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo ở miền Trung

Thời gian gần đây, hiện tượng giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành miền Trung. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng tâm lý lo sợ bị cắt điện và sự thiếu hiểu biết về quy trình ngành điện để chiếm đoạt tài sản.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Sống an toàn

Lợn nhiễm bệnh vẫn đi tiêu thụ, người tiêu dùng làm gì để phòng tránh?

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển lợn nhiễm bệnh, thậm chí đã chết để đi tiêu thụ. Việc người tiêu dùng không may tiêu thụ các loại thịt này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Sống an toàn

Để mỗi trẻ em được lớn lên trong môi trường an toàn: Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Tháng 6 hằng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em – thời điểm cao điểm để các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội nhìn lại, đánh giá và thúc đẩy các hành động cụ thể nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chủ đề năm 2025 “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em” đặt ra một yêu cầu rõ ràng: cần đầu tư thực chất và đồng bộ để tạo lập môi trường sống an toàn cho mọi trẻ em – cả về thể chất, tinh thần lẫn xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Khỏe – Đẹp

Thủy đậu: Tử thần rình rập ngay cả người trẻ khỏe

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai ca thủy đậu biến chứng nặng. Cả hai đều là nam giới trẻ, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhập viện kịp thời nhưng vẫn nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Khỏe – Đẹp

Quảng Bình: Phát hiện 5.000 sản phẩm thuốc kém chất lượng, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc là những sản phẩm có nhiều tác hại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người khi không may sử dụng.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ đuối nước ngay tại gia đình

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở đầu hồi nhà. Đây chính là lời cảnh báo với các bậc phụ huynh trong những tháng nghỉ hè của trẻ.

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Khỏe – Đẹp

Sốt xuất huyết bước vào mùa cao điểm, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bộ Y tế cảnh báo: dịch bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân lơ là, chủ quan và không chủ động phòng chống.