Thứ sáu 29/03/2024 14:45

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành những lời biểu dương tới các doanh nghiệp được vinh danh.

Chương trình xúc tiến thương mại duy nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Tối ngày 2/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bộ Công thương long trọng tổ chức Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai".

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi Lễ Công bố. Ảnh: CTV

Tham dự buỗi Lễ còn có sự hiện diện của đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương, Lãnh đạo các UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, sở, ban, ngành địa phương và các đồng chí Ủy viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, cùng các thành viên Ban chuyên gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện từ năm 2003.

3 nội dung cơ bản của Chương trình, gồm: Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; Tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

“Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước”- Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam chia sẻ.

Kỳ xét chọn năm 2022 là kỳ xét chọn lần thứ 8, được thực hiện theo phương thức chấm điểm kết hợp thẩm định thực tế, bảo đảm tính khách quan, khoa học và minh bạch, tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định. Sau 9 tháng rà soát, lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đã thống nhất công nhận 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đủ điều kiện là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với kỳ xét chọn trước.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022. Ảnh: CTV

Tại Lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc mừng 172 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022. Đồng thời, biểu dương Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công thương đã tích cực chỉ đạo, triển khai đạt kết quả tốt trong các hoạt động xây dựng, quảng bá Thương hiệu Quốc gia, góp phần củng cố, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặc dù những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình Thương hiệu Việt Nam là rất đáng trân trọng song Thủ tướng lưu ý, tạo ra được thương hiệu rất khó, duy trì được thương hiệu khó gấp trăm nghìn lần. Đặc biệt, trong thế giới biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và nâng tầm Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa chiến lược. Đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng đồng thời đề nghị Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công thương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh, tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu thông qua các biện pháp nâng cao giá trị thương hiệu, kết hợp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai là, đảm bảo và không ngừng củng cố, nâng cao uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm thương hiệu Việt thông qua hệ thống sản xuất, quản trị kinh doanh tiên tiến và hoạt động tài chính công khai, minh bạch, lành mạnh.

Ba là, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả.

Bốn là, tập trung đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ, kỹ năng, chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực.

Năm là, không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh; tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Sáu là, không ngừng xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động; bảo vệ môi trường; tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thủ tướng bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng đối với những đóng góp của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế”.

Đại biểu Quốc hội: Không để doanh nghiệp bị động về chí phí lãi suất và tỷ giá Đại biểu Quốc hội: Không để doanh nghiệp bị động về chí phí lãi suất và tỷ giá

Một trong những nguyên nhân khiến lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao là gặp khó khăn về tài chính và chi ...

Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng ...

Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào phiên chất vấn các thành viên Chính phủ Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào phiên chất vấn các thành viên Chính phủ

Từ chiều nay 3/11, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian 2,5 ngày, với 4 ...

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Thầm lặng cho thành phố xanh

Doanh nghiệp 365

Thầm lặng cho thành phố xanh

Khi nhà nhà, người người quây quần bên người thân, gia đình để vui xuân; thì họ, những người công nhân quét rác vẫn lặng lẽ khoác lên mình chiếc áo đã bạc màu nắng bụi, sương khuya và cần mẫn với công việc. Họ âm thầm quét dọn đường phố, thu gom rác thải để những con đường sạch đẹp hơn, tô điểm cho mùa xuân thêm sức sống mới…

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Doanh nghiệp 365

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Với thành tích vận hành liên tục Xưởng NH3 678 ngày đêm, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã được hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) cấp Chứng nhận Vận hành xuất sắc.

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Doanh nghiệp 365

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề xuất cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng cho kinh doanh cho thuê, quản lý nhà và đất không để ở; cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông... Trong quá trình sắp xếp cơ cấu cần đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

Doanh nghiệp 365

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

“Việc chăm lo cho người lao động (NLĐ) phải bằng những việc làm cụ thể, thường xuyên, luôn ưu tiên lao động trực tiếp và không chỉ trong tháng Năm (Tháng Công nhân)” – ông Đặng Sỹ Mạnh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Trong bối cảnh chung của quý IV/2022 là hàng loạt doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng, sản xuất cầm chừng, giảm lao động..., một doanh nghiệp đã rất nỗ lực để thưởng Tết cho người lao động, thậm chí thưởng mức cao hơn các năm trước để tri ân người lao động.

Đọc thêm

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Dịp này, nhiều các doanh nghiệp, công ty, nhà hàng đang tăng cường tuyển dụng lao động thời vụ để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cho dịp tết Nguyên đán 2023.

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Trải qua đợt dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị đều gặp khó khăn. Nhưng trước kiến nghị, đề xuất của Công đoàn, không ít doanh nghiệp đã tăng chất lượng bữa ăn ca để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Doanh nghiệp 365

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh An Giang, Long An... đang rất lo lắng vì bị mất việc làm, giãn việc dưới nhiều hình thức đúng vào dịp cuối năm và Tết Qúy Mão đã cận kề. Đáng lo hơn, nhiều người lao động trong số này khó đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hơn bao giờ hết, sự quan tâm hỗ trợ, giải quyết quyền lợi, chế độ chính sách, tạo việc làm của các cơ quan chức năng và tổ chức Công đoàn đối với những lao động này càng trở nên cấp thiết.

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Doanh nghiệp 365

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Tình trạng trên khiến cả người được tuyển dụng và doanh nghiệp đều phải tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc để đào tạo lại.

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Doanh nghiệp 365

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Gắn với vị thế sản lượng và ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam tăng trưởng nội địa tốt lên, mở rộng chế biến sâu thay vì xuất thô, và qua đó định hình triển vọng mới.

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Doanh nghiệp 365

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Theo báo cáo đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) năm 2022, cả nước hiện nay có tới trên 110 trường đào tạo, giảng dạy về TMĐT. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của ngành thì “vừa thiếu, vừa yếu”, chương trình đào tạo lại nặng về lý thuyết, ...

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Doanh nghiệp 365

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Nhiều bài học, kinh nghiệm "xương máu" đã được rút ra với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong môi trường thương mại quốc tế phức tạp và khốc liệt sau vụ 76 container hạt điều bị lừa đảo ở Italia.

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp 365

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 20/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Quán triệt chủ trương của Đảng, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ (LĐN).

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Doanh nghiệp 365

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tận dụng cơ hội phát triển này bằng cách đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Doanh nghiệp 365

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Đại dịch Covid-19 đặt ra thêm nhiều vấn đề mới cho người lao động (NLĐ) ngành Dệt may và Da giày, các lựa chọn thay thế việc làm tốt bị hạn chế; phụ nữ phải đối mặt với gánh nặng gia tăng trong công việc, quan hệ gia đình; các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, bạo lực trên cơ sở giới; …

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

Theo Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, nhìn chung quy mô doanh nghiệp tư nhân giờ chỉ nhỏ bé, tương tự hộ gia đình. Thêm vào đó, nhóm này sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn, ...

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Doanh nghiệp 365

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD, văn hóa là thứ duy nhất còn thiếu khi doanh nghiệp phát triển, là thứ duy nhất còn lại khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng và là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Doanh nghiệp 365

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch COVID-19. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Doanh nghiệp 365

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Xe xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng, thiếu chỗ ngồi là tình trạng chung của xe đưa - đón công nhân ở các Khu Công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

Doanh nghiệp 365

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

"Công nghệ là tương lai, nhưng sự tiếp xúc giữa con người và trải nghiệm thực tế là không thể thay thế và vẫn sẽ là mấu chốt quan trọng trong tuyển dụng".

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Doanh nghiệp 365

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Theo Đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đặt mục tiêu phấn đấu sẽ giảm 10% số lao động trực tiếp hiện có tại các trạm quản lý đèn, luồng.

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp 365

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, lời lớn, lãi khủng là điều đáng mừng cho tất cả. Nhưng trong lúc dân chúng khốn đốn vì "bão giá", DN lao đao bởi xăng dầu dù hạ nhiệt nhưng gánh nặng vẫn quá cao thì hàng loạt công ty xăng dầu thu về lợi nhuận khổng lồ đang gặp không ít điều tiếng….

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Doanh nghiệp 365

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Trong xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, chúng ta cần đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi; tạo môi trường lao động an toàn, văn minh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, làm việc cho đội ngũ công nhân, người lao động.

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Có 69% nhân viên, người lao động (NLĐ) tại Việt Nam tham gia khảo sát mới đây cho biết, họ đề cao sức khỏe, đời sống cá nhân và phúc lợi cao hơn sự nghiệp so với trước khi xảy ra đại dịch.

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Doanh nghiệp 365

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Trong bài thuyết trình của mình tại chương trình Directors Talk số 5 với chủ đề Văn hóa Hội đồng quản trị - kim chỉ nam để phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, TS. Giản Tư Trung cho rằng, văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ". Hiểu một cách đơn giản là cách sống, cách làm người của chủ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ràng khi nhà lãnh đạo "phải đưa ra những quyết định sống còn một cách nhân văn".