Thứ tư 22/01/2025 13:40

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.
Cảnh báo: Bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút bi - Phụ huynh cần học ngay cách sơ cứu đúng cách

Bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu, lấy ra nhiều dị vật như bút bi, tăm nhựa…

Thông tin từ Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới tiếp nhận bệnh nhân (BN) nam 50 tuổi, không có người thân sống cùng. Tiền sử tâm thần phân liệt 26 năm, điều trị thường xuyên tại BVĐK tỉnh Nam Định.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện khoảng 2 tuần, bệnh nhân tự nuốt 3 chiếc bật lửa, đã được nội soi can thiệp lấy dị vật. Lần này, bệnh nhân lại vào viện vì đau bụng, chướng bụng tăng dần. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ thấy bụng chướng căng, vùng bụng dưới đau, phản ứng mạnh.

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật
BN được chẩn đoán: Áp xe trong ổ bụng do thủng đại tràng sigma do dị vật, dị vật ruột non/ tâm thần phân liệt. (Ảnh: BVBM CC)

Tiếp đó, chụp cắt lớp ổ bụng thấy hình ảnh 2 dị vật hình que đầu kim loại trong quai ruột vùng hạ vị, đâm xuyên thành ruột tạo ổ dịch khí vùng tiểu khung cạnh cơ bịt phải; dị vật trong quai ruột hạ sườn phải; dày thành trực tràng, đại tràng sigma và quai ruột ngang rốn; giãn lan tỏa các quai ruột non.

BS. Lê Văn Duy, Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Sau thăm khám, BN đã được phẫu thuật cấp cứu: mở ruột non lấy dị vật (bút bi, ruột bút, tăm nhựa), cắt đoạn đại tràng sigma bị dị vật xuyên thủng, đóng đầu dưới, đưa đầu trên ra ngoài ổ bụng làm hậu môn nhân tạo. Sau mổ, bệnh nhân ổn định và sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa để đóng hậu môn nhân tạo, lập lại lưu thông đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc phòng ngừa và giám sát người bệnh là vấn đề cần được chú trọng sau mổ để tránh tái diễn tình trạng nuốt dị vật. Nếu còn xảy ra những lần sau, sẽ rất khó khăn trong việc xử lý.

Hội chứng Pica rất nguy hiểm, nguyên nhân vì sao?

Hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống trong đó người bệnh có sự thèm ăn và ăn những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như đất đá, phân động vật, tóc, giấy, đồ vật kim loại, hoặc các vật liệu khác không có giá trị dinh dưỡng.

BS. Lê Văn Duy, Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hội chứng Pica có thể xuất hiện ở trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai hoặc người có rối loạn phát triển, chẳng hạn như tự kỷ, thiểu năng trí tuệ hoặc bệnh thần kinh.

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật
Bệnh phẩm được lấy ra: Đoạn đại tràng Sigma và dị vật (bút, ngòi bút và tăm nhựa) (Ảnh: BVBM CC)

Theo BS. Duy, nguyên nhân của hội chứng Pica có thể bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng (như thiếu sắt hoặc kẽm), căng thẳng tâm lý, rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Mặc dù không phải là một căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhưng nếu không được điều trị, hội chứng Pica có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ngộ độc, viêm nhiễm, tắc nghẽn hoặc tổn thương thủng, rách đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng, nhiễm độc tại chỗ và toàn thân, có thể dẫn đến tử vong.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh Pica?

Theo BS. Lê Văn Duy, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa (như bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm lý) để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và loại trừ các bệnh lý khác. Việc này giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh Pica được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí như: Ăn các vật liệu không phải thực phẩm (như đất, sỏi, tóc, giấy, xà phòng, hay các vật dụng khác) trong một khoảng thời gian dài (thường kéo dài hơn một tháng); không phải là một phần của văn hóa hoặc thói quen ăn uống thông thường.

Ngoài ra, những hành vi này không thể giải thích bằng một tình trạng y tế khác (như thiếu hụt dinh dưỡng, tâm lý bệnh lý); khi thăm khám, người bệnh có thể không thừa nhận hành vi này hoặc không nhận thức rõ về tác hại của nó, ví dụ như ngộ độc hoặc tổn thương hệ tiêu hóa.

Chẩn đoán Pica chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và hỏi bệnh, kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng khi cần thiết (như xét nghiệm máu, kiểm tra các chất dinh dưỡng thiếu hụt, hoặc kiểm tra chức năng tiêu hóa).

Chia sẻ về phương pháp điều trị bệnh Pica, BS. Lê Văn Duy cho biết, người bệnh phải được chữa trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nếu bệnh Pica liên quan đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn hành vi, điều trị tâm lý và/hoặc thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) thường được sử dụng để thay đổi hành vi không lành mạnh.

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt một số khoáng chất, như sắt hoặc kẽm, có thể là yếu tố gây ra bệnh Pica. Vì vậy, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất có thể giúp điều trị nếu nguyên nhân là thiếu hụt dinh dưỡng.

Mặt khác, người bệnh sẽ được điều trị liệu pháp hành vi. Điều này giúp người bệnh học cách kiểm soát các cơn thèm ăn các vật không phải thực phẩm và thay thế chúng bằng hành vi lành mạnh hơn.

Trong trường hợp bệnh Pica liên quan đến trẻ em hoặc người bệnh không tự kiểm soát được hành vi, cần giám sát và ngăn chặn hành động ăn vật thể lạ.

Những phương pháp phòng ngừa bệnh Pica

Để phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh Pica, BS. Lê Văn Duy cho biết, cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

Giáo dục và nâng cao nhận thức: Đối với trẻ em, việc giáo dục và giải thích về các vật liệu nguy hiểm và không ăn được rất quan trọng. Các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc cần giúp trẻ hiểu về sự nguy hiểm của việc ăn các vật thể lạ.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo rằng người bệnh nhận đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo môi trường sống không có các vật dụng nguy hiểm mà người bệnh có thể ăn phải. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người mắc các rối loạn phát triển, rối loạn tâm thần.

Theo dõi và can thiệp sớm: Nếu phát hiện hành vi ăn vật thể lạ, cần can thiệp sớm để tránh các vấn đề sức khỏe lâu dài và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Cũng theo BS. Duy, với những người bệnh không có người thân sống cùng, sẽ rất khó khăn trong việc giám sát. Trong trường hợp này, cần thiết lập kế hoạch giám sát, nếu có điều kiện thì thuê người chăm sóc, sử dụng các công nghệ giám sát (camera ở các khu vực nhà bếp, phòng ngủ...) để theo dõi các hành vi bất thường. Nếu không, có thể liên hệ với các tổ chức cộng đồng, địa phương, tổ dân phố để hỗ trợ giám sát cho người bệnh không có người thân kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác.

Điều quan trọng là nếu có bất kỳ lo ngại nào về bệnh Pica, người bệnh hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Virus HMPV đã được ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024 Virus HMPV đã được ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện là một ...

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập ...

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một ...

Tin cùng chuyên mục

Giám sát bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

Sống an toàn

Giám sát bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

Trong bối cảnh thời tiết thay đổi thất thường và sự di chuyển, giao lưu ngày càng tăng, các bệnh truyền nhiễm luôn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động.

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Khỏe – Đẹp

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?

Đọc thêm

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Sống an toàn

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, và y học cũng không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng AI vào chẩn đoán bệnh đang mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn mang lại những bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe con người.

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Sống an toàn

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một số cơn đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân… Triệu chứng tưởng như bị đột quỵ, nhưng nguyên nhân lại là do dị dạng mạch máu não.

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Sống an toàn

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Tai nạn pháo tự chế gia tăng trong tháng qua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là tử vong, để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân và gia đình.

Nhộn nhịp thị trường bánh kẹo Tết: Cảnh giác hàng giả, hàng nhái

Sống an toàn

Nhộn nhịp thị trường bánh kẹo Tết: Cảnh giác hàng giả, hàng nhái

Mùa Tết, nhu cầu mua sắm bánh kẹo tăng cao, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái tung hoành. Nếu không cảnh giác, người tiêu dùng rất dễ "mắc bẫy", mua phải những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi khám phá thị trường bánh kẹo Tết và tìm hiểu những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Sống an toàn

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả lao động.

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Khỏe – Đẹp

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là lúc nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản có thể không được đảm bảo. Đặc biệt, đối với người lao động thường xuyên bận rộn với công việc, việc chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết càng trở nên quan trọng.

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Khỏe – Đẹp

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

Sống an toàn

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khỏe – Đẹp

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Sống an toàn

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu? Câu chuyện của vợ chồng ông P. và bà V. ở Hải Dương dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Khỏe – Đẹp

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Lưu ý an toàn cho người lao động khi mua thực phẩm ngày Tết

Sống an toàn

Lưu ý an toàn cho người lao động khi mua thực phẩm ngày Tết

Để những giây phút sum vầy bên gia đình những ngày Tết thực sự trọn vẹn, ý nghĩa, bên cạnh chế độ ăn uống, người dân, người lao động cần lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo sức khỏe.

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Khỏe – Đẹp

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Sống an toàn

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 9/1, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, đánh dấu sự ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của người làm báo, đã được vinh danh trong buổi lễ trang trọng này.

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

Sống an toàn

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Khỏe – Đẹp

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Khỏe – Đẹp

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sống an toàn

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sống an toàn

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sự ​​gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Sống an toàn

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?