Thứ năm 23/01/2025 17:30

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời được xem là "đầu tư vàng" cho tương lai. Theo thạc sĩ dinh dưỡng Lê Thị Thu Hà (Trường Đại học Y tế Công cộng), dinh dưỡng trong giai đoạn này ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não của trẻ. Bà Hà nhấn mạnh: "Dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày từ lúc bà mẹ mang thai đến khi trẻ 2 tuổi là nền tảng giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh và có khả năng học hành tốt."

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân
Thạc sĩ Lê Thị Thu Hà (Trường Đại học Y tế Công cộng). Ảnh: Thảo Vân

Chăm sóc trẻ và đảm bảo sức khỏe của mẹ

"Dinh dưỡng của mẹ cũng là dinh dưỡng của con. Việc chăm sóc 1.000 ngày đầu đời không chỉ là chăm sóc trẻ mà còn phải đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vì mẹ khỏe thì con mới khỏe", Thạc sĩ Lê Thị Thu Hà nhấn mạnh.

Hiện, nhiều người hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, nhưng lại thiếu quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người mẹ sau sinh. Bà Hà giải thích: "Thời gian này, mọi người thường tập trung vào đứa trẻ, nhưng thực ra bà mẹ phải có đủ dinh dưỡng thì mẹ mới đủ sữa cho con bú. Khi bà mẹ đủ sữa, đủ chất trong sữa thì đứa trẻ sẽ phát triển tốt. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sử dụng sữa công thức có thể tăng cân và tăng chiều cao tốt, thế nhưng việc phòng bệnh sẽ không tốt bằng việc trẻ sử dụng sữa mẹ và có thể dễ mắc phải các bệnh tật sau này”.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ cung cấp các yếu tố tăng trưởng và chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí não. Trẻ bú sữa mẹ không chỉ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng mà còn ít có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn của người mẹ và các nguồn dự trữ trước khi mang thai là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho thai nhi đang phát triển, vì vậy mẹ cần bổ sung sắt/folic hoặc đa vi chất cho bà mẹ. Đồng thời giảm ô nhiễm trong nhà và hút thuốc lá, tẩy giun, dự phòng sốt rét, dùng màn tẩm thuốc…

Sau khi sinh, người mẹ thường đối mặt với tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là canxi, vì phần lớn đã được truyền sang thai nhi và tiếp tục cung cấp qua sữa mẹ. Các vấn đề khác bao gồm thiếu máu, thiếu sắt và gặp khó khăn về tinh thần do căng thẳng từ việc chăm sóc con cái.

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong các giai đoạn đầu đời

Sơ sinh: Bú sữa mẹ hoàn toàn, bổ sung vitamin A cho bà mẹ cho con bú. Ở giai đoạn sơ sinh, não bộ của trẻ đang học các chức năng bao gồm cân bằng, phối hợp và động tác đòi hỏi dinh dưỡng đầy đủ để phát triển bình thường. Sữa mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, các yếu tố tăng trưởng và hormon khác nhau phù hợp với nhu cầu của trẻ và rất quan trọng cho sự phát triển trí não ban đầu này.

Giai đoạn 0-6 tháng: Bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần thực hành rửa tay và vệ sinh. Gia đình cần hỗ trợ kinh tế (kết hợp giáo dục dinh dưỡng) cho mẹ.

Giai đoạn 6-24 tháng: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, dinh dưỡng từ sữa mẹ vẫn nên được duy trì, kết hợp với bữa ăn bổ sung hợp lý. Bổ sung các vi chất như kẽm và vitamin A, cùng việc duy trì vệ sinh cá nhân, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời được xem là "đầu tư vàng" cho tương lai. Ảnh: Yến Nhi

Trong 1.000 đầu đời, cần bổ sung đầy đủ sữa cho trẻ.

Với trẻ dưới 12 tháng, sữa là thức ăn chính.

Sau 12 tháng, trẻ vẫn cần 500-600 ml sữa/ngày, thường trẻ thành phố sẽ vẫn được quan tâm, uống sữa đầy đủ. Nhưng cha mẹ công nhân, cha mẹ ở nông thôn ít quan tâm đến sữa của trẻ.

Không đủ sữa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, cha mẹ vẫn cần chú ý bổ sung sữa thường xuyên cho trẻ.

Thực tế, một số cha mẹ cho rằng, hiện tại việc ăn uống của trẻ đã đủ chất rồi nên không đưa con đi uống vitamin A liều cao nữa. Thạc sĩ Hà cảnh báo, Vitamin A đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một trong những chức năng quan trọng của vitamin A chính là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trẻ dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm tai nếu thiếu vitamin A. Vitamin A tác động đến sức khỏe miễn dịch bằng cách kích thích các phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và nhiễm trùng…

Ngoài việc bổ sung vitamin A qua nguồn thực phẩm, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bổ sung dưới dạng viên nang, nhất là trong 3 năm đầu đời, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A liều cao. Hiện nay, mỗi năm, nhà nước tổ chức 2 đợt uống vitamin A cho trẻ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vitamin A, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

“Việc nhiều người có quan niệm sai lầm như trên hoặc không có thời gian đưa con đi uống vitamin A sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng này, làm giảm phản ứng và chức năng của hệ thống miễn dịch của trẻ”, bà Hà khuyến cáo.

Khảo sát gần đây nhất của Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đối với bữa ăn trong gia đình các công nhân cho thấy:

73,8% đánh giá bữa cơm tại gia đình đủ dinh dưỡng, bữa ăn ngon miệng đối với trẻ;

3,9% thừa nhận bữa ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé;

17% các bà mẹ cho rằng con mình ăn quá ít và 0,2% ăn quá nhiều;

5,2% bổ sung thêm rằng bé ăn quá lâu, cháu thường biếng ăn, chỉ ăn những món cháu thích hoặc con ở xa không theo dõi được.

Chăm sóc phát triển tinh thần cho trẻ

1000 ngày đầu đời là giai đoạn bắt đầu hình thành thói quen, tính cách của đứa trẻ, vì vậy mà giáo dục gia đình cũng rất quan trọng. Những trải nghiệm đầu đời và môi trường từ khi trẻ sinh ra đến 2 tuổi rất quan trọng vì chính trong các điều kiện này, các liên kết thần kinh trọng yếu trong bộ não của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các tương tác của trẻ với cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ khác. Trẻ học bằng cách khám phá môi trường xung quanh và thực hành các kỹ năng mới qua việc vui chơi và giao tiếp với những người chăm sóc mình. Mối quan hệ tình cảm gắn kết giữa trẻ và người chăm sóc trẻ chính sẽ đặt nền móng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Do đó, ngoài nguồn dinh dưỡng, các hoạt động khuyến khích từ người chăm sóc trẻ cũng là một yếu tố thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Việc hỗ trợ trẻ phát triển có thể được người chăm sóc trẻ thực hiện ngay mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm như: mỉm cười, dỗ dành, nói chuyện, hát, giao tiếp với trẻ thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói…

Ảnh hưởng của dinh dưỡng tốt trong 1.000 ngày đầu mang lại những lợi ích lâu dài trong tương lai của trẻ.

Trẻ có khả năng phòng tránh được những căn bệnh chết người ở trẻ nhỏ gấp 10 lần.

Trẻ có khả năng đi học nhiều hơn 4, 6 năm.

Khi lớn, trẻ có khả năng thu nhập cao hơn 21%. Khi lớn, trẻ có khả năng có một gia đình khỏe mạnh hơn.

Mời xem thêm video:

Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

Trong bối cảnh các ngành sản xuất, dịch vụ đều gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cùng chi phí sản xuất tăng ...

Dinh dưỡng hợp lý cho con công nhân những năm đầu đời Dinh dưỡng hợp lý cho con công nhân những năm đầu đời

5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Công nhân với mức ...

Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca

Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người ...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Sống an toàn

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.

Cận Tết, cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ bình gas mini

Khỏe – Đẹp

Cận Tết, cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ bình gas mini

Bình gas mini tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng tăng cao vào dịp Tết. Chỉ trong tháng 1, nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra, gây hậu quả nặng nề cho người bị nạn.

Giám sát bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

Sống an toàn

Giám sát bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

Trong bối cảnh thời tiết thay đổi thất thường và sự di chuyển, giao lưu ngày càng tăng, các bệnh truyền nhiễm luôn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động.

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Khỏe – Đẹp

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Sống an toàn

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.

Đọc thêm

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Sống an toàn

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, và y học cũng không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng AI vào chẩn đoán bệnh đang mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn mang lại những bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe con người.

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Sống an toàn

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một số cơn đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân… Triệu chứng tưởng như bị đột quỵ, nhưng nguyên nhân lại là do dị dạng mạch máu não.

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Sống an toàn

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Tai nạn pháo tự chế gia tăng trong tháng qua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là tử vong, để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân và gia đình.

Nhộn nhịp thị trường bánh kẹo Tết: Cảnh giác hàng giả, hàng nhái

Sống an toàn

Nhộn nhịp thị trường bánh kẹo Tết: Cảnh giác hàng giả, hàng nhái

Mùa Tết, nhu cầu mua sắm bánh kẹo tăng cao, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái tung hoành. Nếu không cảnh giác, người tiêu dùng rất dễ "mắc bẫy", mua phải những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi khám phá thị trường bánh kẹo Tết và tìm hiểu những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Sống an toàn

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả lao động.

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Khỏe – Đẹp

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là lúc nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản có thể không được đảm bảo. Đặc biệt, đối với người lao động thường xuyên bận rộn với công việc, việc chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết càng trở nên quan trọng.

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Khỏe – Đẹp

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

Sống an toàn

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khỏe – Đẹp

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Sống an toàn

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu? Câu chuyện của vợ chồng ông P. và bà V. ở Hải Dương dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Khỏe – Đẹp

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Lưu ý an toàn cho người lao động khi mua thực phẩm ngày Tết

Sống an toàn

Lưu ý an toàn cho người lao động khi mua thực phẩm ngày Tết

Để những giây phút sum vầy bên gia đình những ngày Tết thực sự trọn vẹn, ý nghĩa, bên cạnh chế độ ăn uống, người dân, người lao động cần lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo sức khỏe.

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Khỏe – Đẹp

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Sống an toàn

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 9/1, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, đánh dấu sự ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của người làm báo, đã được vinh danh trong buổi lễ trang trọng này.

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

Sống an toàn

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Khỏe – Đẹp

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Khỏe – Đẹp

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sống an toàn

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sống an toàn

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sự ​​gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Sống an toàn

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?