Thứ bảy 03/05/2025 01:43

Từ món quà trong Tháng Công nhân đến ý thức "an toàn là trên hết"

Những suất quà ấm áp từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam trao đi trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là sự sẻ chia vật chất thiết thực với người lao động gian truân. Quan trọng hơn, qua sự quan tâm, lắng nghe và những câu chuyện đầy nghị lực, thông điệp về giá trị cốt lõi - "An toàn là trên hết" - càng thêm thấm thía, trở thành động lực để người lao động tự bảo vệ mình giữa bộn bề cuộc sống.
Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Tiếp sức người lao động vượt khó

Trong không khí ấm áp của buổi lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, những món quà tuy không quá lớn về vật chất nhưng chứa đựng tình cảm, sự quan tâm sâu sắc đã được trao tận tay những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt.

Đằng sau mỗi suất quà là một câu chuyện, một hoàn cảnh riêng cần được sẻ chia. Như trường hợp của anh Nguyễn Duy Tùng, chàng công nhân trẻ mới 23 tuổi đang làm việc tại Ban Công nghệ, Tổng công ty Cơ khí Điện Thủy lợi: Người cha sinh năm 1963 của anh bị tai biến cách đây 7 năm, liệt nửa người. “Bố em bị liệt tay trái và chân phải, chỉ đi lại được bằng gậy, tự phục vụ một phần,” Tùng kể. Hai bố con nương tựa vào nhau trong căn nhà của ông nội để lại. Với mức lương khoảng 9 triệu đồng/tháng, chàng trai trẻ vừa phải lo toan cuộc sống, vừa gánh vác chi phí thuốc thang, ăn uống cho cha. “Em vẫn cố gắng hỗ trợ bố được,” Tùng nói với giọng quả quyết.

Từ món quà trong Tháng Công nhân đến ý thức
Anh Nguyễn Duy Tùng (hàng trên, thứ 3 từ trái sang). Ảnh: Thảo Vân

Đã nhiều lần nhận được sự quan tâm từ Công đoàn ngành, đặc biệt vào dịp Tết, Tùng không giấu được sự xúc động: “Em rất cảm kích vì công đoàn luôn quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Dù chỉ một chút thôi cũng tiếp thêm động lực để em cố gắng hơn.” Món quà nhận được trong Tháng Công nhân này một lần nữa là nguồn động viên ý nghĩa đối với Tùng.

Tốt nghiệp nghề cắt gọt kim loại, Tùng gắn bó với những chiếc máy tiện, máy phay – công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Khi vận hành máy, nếu không chú ý, rất dễ bị tai nạn như bụi sắt bắn vào người hoặc hít phải bụi kim loại, ảnh hưởng sức khỏe. Nguy hiểm nhất là khi dùng máy tiện, nếu sơ suất như cúi quá gần phôi hoặc đeo găng tay không đúng cách, có thể bị cuốn vào máy, nguy hiểm tính mạng.” Ý thức rõ điều đó, Tùng luôn tự nhủ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn: “Mình phải chủ động để ý, không đeo găng tay khi vận hành máy, không mặc áo tay dài, giữ khoảng cách an toàn.”

Tham dự buổi lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tùng học hỏi được nhiều điều: "Em nhận ra rằng làm việc gì cũng phải đặt an toàn lên trên hết, phải có ý thức hơn. Những chương trình như thế này thực sự cần thiết, giúp công nhân trực tiếp như bọn em nâng cao nhận thức," Tùng bày tỏ.

Từ món quà trong Tháng Công nhân đến ý thức
Bà Đỗ Thị Bé lần đầu tiên được tham dự lễ phát động và nhận quà từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam, thấy rất xúc động. Ảnh: Thảo Vân

Một trường hợp khác là bà Đỗ Thị Bé, 64 tuổi, công nhân vệ sinh môi trường (Công đoàn Công ty CP Vận tải và Thương mại Vitranimex thuộc Công đoàn Tổng công ty Rau quả , Nông sản), gia đình bà có ba con, người con gái út của bà mắc bệnh tâm thần từ năm 20 tuổi. Bà đã ngược xuôi đưa em đi chữa trị nhiều nơi, nay phải gửi điều trị dài hạn ở Ba Vì. Với thu nhập ít ỏi khoảng 5 triệu đồng/tháng (cả lương và phụ cấp ăn trưa), bà vẫn cố gắng chắt chiu, mỗi tháng dành 600 nghìn đồng mua thêm thuốc cho con để bệnh tình ổn định.

Nỗi bất hạnh chưa dừng lại. Con trai cả của bà mất vì tai nạn lao động trong một lần hàn mái tôn nhà cấp 4. "Cháu ngã ngửa xuống đất, mất ngay tại chỗ. Tai nạn xảy ra không ai ngờ tới," bà nghẹn ngào. Từ bi kịch của gia đình, bà Bé luôn canh cánh, nhắn nhủ mọi người trước khi làm việc, nhất là trên cao, phải kiểm tra kỹ máy móc, vật liệu xem có chắc chắn không. Thấy nguy hiểm là phải tránh, đừng chủ quan. An toàn là để bảo vệ chính mình. Bà Bé nhấn mạnh: "An toàn lao động không bao giờ thừa. Chủ động phòng tránh có thể cứu được cả tính mạng".

Hiện nay, công việc của bà là quét dọn, làm sạch kho bãi, kể cả những thùng chứa dầu mỡ đã qua sử dụng. "Kho nhiều bụi bẩn, dầu mỡ bám dính lắm. Chim chóc còn làm tổ bậy bạ, bẩn thỉu. Lau chùi mãi không sạch, bụi phân bay vào phổi rất hại sức khỏe." Để tự bảo vệ mình, bà luôn đeo hai lớp khẩu trang, quấn thêm khăn mặt che kín khi phải dọn dẹp những khu vực kho cũ, bụi bặm lâu ngày.

Đây là lần đầu tiên bà Bé được tham dự lễ phát động và nhận quà từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam. Món quà từ Công đoàn tuy nhỏ nhưng đến đúng lúc, giúp bà vơi bớt phần nào khó khăn thường nhật. “Tôi cảm thấy rất xúc động. Được nhận quà, được tham dự lễ, tinh thần cũng phấn chấn hẳn lên,” bà nói.

Nỗ lực kết nối, lan tỏa yêu thương của Công đoàn

Câu chuyện của anh Tùng, bà Bé chỉ là hai trong số hàng trăm hoàn cảnh được Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam quan tâm, hỗ trợ trong dịp này.

Theo đồng chí Phan Thị Huệ – Phó Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam, Tháng Công nhân năm 2025, Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam đã trao 452 suất quà với tổng số tiền 496 triệu đồng, cụ thể:

39 suất trị giá 2 triệu đồng/suất dành cho người lao động bị bệnh hiểm nghèo;

5 suất trị giá 2 triệu đồng/suất cho công nhân bị tai nạn lao động;

408 suất trị giá 1 triệu đồng/suất cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Phát biểu tại buổi trao quà, đồng chí Phan Thị Huệ – khẳng định: “Công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những trường hợp khó khăn, luôn là ưu tiên hàng đầu của tổ chức Công đoàn. Không chỉ trong Tháng Công nhân, mà suốt cả năm, các cấp Công đoàn luôn nỗ lực đồng hành cùng người lao động bằng nhiều hình thức thiết thực, linh hoạt.”

Để những món quà đến đúng người, đúng hoàn cảnh, Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở rà soát, lập danh sách các trường hợp thực sự khó khăn, ưu tiên người bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp công đoàn cơ sở chính là cầu nối quan trọng, giúp những tấm lòng sẻ chia của tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động.

Hoạt động trao quà ý nghĩa này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất, nó còn là sự tiếp sức về tinh thần, là lời động viên chân thành, giúp người lao động cảm thấy không đơn độc trên hành trình mưu sinh còn nhiều gian khó.

Trong bối cảnh Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động đang diễn ra sôi nổi, sự quan tâm này càng thêm ý nghĩa, thể hiện sự chăm lo toàn diện của Công đoàn đối với đời sống, sức khỏe và an toàn của người lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, dịp này Công đoàn ngành cũng kịp thời biểu dương, khen thưởng 1 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024", khuyến khích các đơn vị, cá nhân tiếp tục nỗ lực xây dựng môi trường làm việc an toàn, thân thiện.

Hoạt động tặng quà cho người lao động khó khăn của Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam là một điểm sáng trong Tháng Công nhân 2025, thể hiện sâu sắc tinh thần tương thân tương ái. Những câu chuyện như của anh Tùng, bà Bé nhắc nhở chúng ta rằng, bên cạnh những nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, thì sự quan tâm, sẻ chia kịp thời đối với những hoàn cảnh éo le cũng vô cùng quan trọng.

Voice: Chia sẻ của anh Nguyễn Duy Tùng.

Công đoàn là người bạn đồng hành trên hành trình phát triển kinh tế tư nhân bền vững Công đoàn là người bạn đồng hành trên hành trình phát triển kinh tế tư nhân bền vững

Trong dòng chảy của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trụ cột ...

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao ...

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Trong môi trường làm việc đặc thù ngành điện lực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vai trò của An toàn vệ sinh viên (ATVSV) đặc ...

Đọc thêm

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Sống an toàn

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Khỏe – Đẹp

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Khỏe – Đẹp

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Bệnh nghề nghiệp

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Sống an toàn

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Sống an toàn

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Sống an toàn

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Sống an toàn

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Sống an toàn

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Khỏe – Đẹp

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.