Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các đơn vị lữ hành đưa du khách đến "cà phê đường tàu" |
Cà phê là “hàn thử biểu”
Có người nói, nếu một số tỉnh đồng bằng Nam bộ, bay Bắc bộ ăn Tết với cây lúa thì với Tây Nguyên người dân ăn Tết với cà phê. Ngẫm điều đó có lý vì đời sống thường nhật mỗi vùng miền đều ít nhiều phụ thuộc vào sản phẩm mà người ta làm ra được để sống quanh năm. Dân ở xứ cao nguyên này cũng vậy, dễ nhận ra “cái lý” ấy qua mỗi niên vụ cà phê.
![]() |
Cây cà phê trĩu quả trên đồng đất Tây Nguyên. Ảnh: TGCC. |
Giá cà phê lên thì đời sống lên và ngược lại, giá rớt kéo theo đời sống rớt theo. Nói cách khác, giá cà phê ở đây được xem như “hàn thử biểu” phản ánh chính xác sự lên xuống của đời sống người dân từng ngày. Với dịp Tết thì sự “lên xuống” kia càng thể hiện rõ và vô cùng sinh động, nhất là khi nhìn “dân cà” mua sắm đúng vào thời điểm kết thúc mùa vụ thu hoạch trong năm, tầm từ lễ Noel đến giáp Tết cổ truyền. Đồng tiền thu vào còn nóng hôi hổi nhờ bán được thứ “quả đắng” kia, lập tức chạy ngược ra phố mua về biết bao nhiêu thứ.
"Năm nay cà phê được giá (trên dưới 70 nghìn đồng/ký nhân xô)... Ở Đắk Lắk, thủ phủ của cà phê nên người dân càng chi tiêu không tiếc. Nhìn vào những thứ mà họ mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 này hút nhất vẫn là vàng và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền”. |
Năm nay cà phê được giá (trên dưới 70 nghìn đồng/ký nhân xô) nên người làm cà phê Tây Nguyên có điều kiện “vung tay” mua sắm nhiều hơn mọi năm. Ở Đắk Lắk, thủ phủ của cà phê nên người dân càng chi tiêu không tiếc. Nhìn vào những thứ mà họ mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 này hút nhất vẫn là vàng và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Chưa nói đến những vùng cà phê trọng điểm và nổi tiếng lâu nay như thị xã Buôn Hồ, Krông Búk, Cư M’Gar, Krông Pắc, Cư Kuin sang tận Krông Ana (vùng cà phê của nông trường Việt Đức trước đây) - mà chỉ tính riêng một số địa danh cà phê mới nổi lên gần đây như vùng Krông Năng, Ea H’Leo cũng thấy mức độ mua sắm của “dân cà” chóng mặt đến mức nào.
Chủ tiệm vàng Kim Thịnh ở thị trấn Ea Toh, huyện Krông Năng cho hay: "Từ dạo Noel đến nay, dân ở vùng này sắm vàng nhiều lắm. Mỗi ngày tiệm này bán ra vài chục cây vàng. Mà ở cái thị trấn be bé này, giờ đã có 6 - 7 tiệm vàng và nơi nào cũng có sức mua, sức bán như thế. Tính ra cả vùng, từ dưới chân núi Dlei Ya ra trung tâm huyện, mỗi ngày không biết bao nhiêu vàng được rót vào đây?".
![]() |
Cà phê được giá, người dân Tây Nguyên vui mừng bước vào mùa thu hoạch. Ảnh: TGCC. |
“Mỗi ngày đêm các chủ tiệm vàng lớn ở TP Buôn Ma Thuột như Mỹ Thành Nhân, Kim Môn, Kim Anh… được các đại lý tuyến huyện lên đặt hàng không ngớt”, chị Kim Thịnh bộc bạch thêm.
Còn những mặt hàng rượu bia, bánh kẹo… của hàng nào trên địa bàn Đắk Lắk mà không tích trữ khối lượng lớn để phục vụ “dân cà” trong mấy ngày Xuân. Nhiều mặt hàng điện máy (tivi, tủ lạnh, máy giặt, dàn nhạc kraoke…) vào dịp cuối năm nay có sức hút lạ thường. Cũng dễ hiểu thôi, bởi giá cà phê đang “đỉnh” nhất trong vòng ba chục năm qua. Không chỉ hoạt động mua bán nói trên diễn ra sôi động trong dịp Tết cận kề, mà các dịch vụ taxi tải, Grap ở thời điểm này cũng trở nên bận rộn hơn. Những ông chủ dịch vụ vận tải này như An Phước, Nhất Phong, Thanh Nghĩa, Thuần Sự… đều tỏ ra hớn hở vì đội xe hàng chục chiếc của họ cứ theo “dân cà” mở hết công suất lăn bánh chở “niềm vui như Tết” về những vùng quê trù phú.
Tâm sự “dân cà”
Có thể nói, không nơi nào có đời sống sản xuất, tiêu thụ, thưởng thức cà phê lại sinh động và có sức lan tỏa sâu đậm trong cộng đồng, xã hội như ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ở đó, nhịp sống của hàng triệu nông hộ trồng cà phê ở luôn gắn bó và chịu sự chi phối từ chuỗi giá trị gia tăng của loại cây trồng đặc sản ấy. Họ sống và “ăn nằm” với cà phê qua những thăng trầm trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, chế biến và tiêu thụ hằng năm từ mặt hàng được xem là chiến lược này.
Ông Võ Thảo (khối 9, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) cũng như hầu hết người làm cà phê hiện nay cho rằng, “hàn thử biểu” kia đang phản ánh đời sống của cộng đồng sản xuất, mua bán loại “trái đắng” này theo nhịp điệu khác - ấy là đời sống năm nay có phần khởi sắc, nhưng chưa hẳn đã bền vững vì giá cả thất thường. Vì thế, dù cà phê đang ở mức cao, nhưng việc đầu tư cho vườn cây không phải ai cũng hết mình ra sức. Tâm lý chung là họ đầu tư chừng mực, một phần do vật tư đầu vào (phân bón, thuốc thang, điện nước, công cán) khá đắt đỏ; phần còn lo những niên vụ tới, giá cả có được như hiện tại hay không - nên hầu hết “dân cà” ở đây chăm bẵm loại cây trồng kia là để giữ vườn, giữ rẫy nhằm chờ cơ hội mới, hoặc tìm tòi hướng phát triển phù hợp hơn, chứ không còn là lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội như ba bốn thập niên trước.
Ví như vào những năm 1993 - 1995, được coi là “thời hoàng kim” của cà phê Việt Nam, nhất là ở Tây Nguyên, đã có hàng vạn nông hộ khấm khá lên nhờ loại cây trồng này. Ông Hà Xuân Định (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) nhớ lại: Thời đó, dân làm cà phê đầu tư một, thu mười nên giá trị kinh tế mang lại quả thật to lớn. Một tấn cà phê có giá 40 - 42 triệu đồng vào thời điểm trên đã tạo nên cuộc sống sung túc, đủ đầy cho mọi người. Theo đó, góp phần kích thích mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đáng kể cho nhiều địa phương có thêm điều kiện để xây dựng và mở mang cơ sở hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) ở vùng nông thôn lẫn thành thị.
Tại một số vùng trọng điểm cà phê như Việt Đức, Ea Sim, Trung Hòa, Ea H’Nin (huyện Cư Kuin); xã Ea Phê, thị trấn Phước An (Krông Pắc); Cư Dlei M’nông, Ea Pốk, Quảng Phú (Cư M’gar); Ea Nam, Ea H’leo, Ea Sin (Ea H’leo); Ea Toh, Dlei Ya, Ea Phúk (Krông Năng); Pơng Drang (Krông Búk); Hòa Thuận, Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột)… đời sống của người làm cà phê được đánh giá là không thua kém gì so với vùng nông thôn Nhật Bản vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước.
![]() |
Phơi cà phê. Ảnh: TGCC. |
Ông Định tâm tư, năm nay “dân cà” ăn Tết hẳn là đủ đầy và sung túc; duy có điều, không biết người làm cà phê cũng như những cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan có quan tâm hay không - rằng niềm vui ấy làm sao phải được tiếp tục kéo dài và bền vững thì người nông dân, cũng như tập hợp người lao động trong chuỗi ngành hàng quan trọng này mới thật sự yên tâm đầu tư sản xuất, chế biến và xuất khẩu nhằm khẳng định lại ngôi vị cho cây cà phê như thuở ấy.
“Niềm vui ấy làm sao phải được tiếp tục kéo dài và bền vững thì người nông dân, cũng như tập hợp người lao động trong chuỗi ngành hàng quan trọng này mới thật sự yên tâm đầu tư sản xuất” |
Tâm tư của “dân cà” được ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chia sẻ: "Phải thừa nhận rằng, cà phê ở đây thật sự đóng vai trò, sứ mệnh quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong nhiều năm qua. Song, đến nay điều đó có phần hạn chế và hơn thế là đang mất dần vị thế trong bức tranh nông nghiệp ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, do cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế hấp dẫn hơn".
Ông Minh hy vọng với đề án tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam theo phương châm: “Năng suất - Chất lượng - Giá trị - Gia tăng”, đến năm 2030 sẽ mở ra điều kiện, cơ hội cho loại cây trồng đặc sản này trở lại vị thế vốn có với mục tiêu đặt ra là hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 6 tỷ USD. Theo đó, đề án cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết là chú trọng nâng cao đời sống cho người trồng cà phê cũng như “hệ sinh thái” liên quan đến loại cây trồng chiến lược này cho vùng trọng điểm Tây Nguyên - thủ phủ cà phê Việt Nam.
![]() Mấy ngày qua, báo chí đưa tin bãi rác Cam Ly bất ngờ cháy, gây ô nhiễm cho nhiều khu vực dân cư, có nhà ... |
![]() Phải nói là quá tuyệt vời cho một quyết định được ban hành tức khắc, được gửi đi trong đêm và có hiệu lực ngay ... |
![]() Sở Du lịch Hà Nội vừa có văn bản số 301/SDL-QLLH gửi các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận chuyển ... |
Khỏe – Đẹp 09:47 | Thứ sáu, 09/05/2025
Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay đối với tình trạng này.
Sống an toàn 16:51 | Thứ tư, 07/05/2025
Những ngày gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến một loạt vụ việc nhân viên y tế bị hành hung ngay tại cơ sở khám chữa bệnh, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu người. Những hành vi bạo lực này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tạo nên sự phẫn nộ trong cộng đồng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ đội ngũ thầy thuốc – những người đang ngày đêm trực tiếp chăm lo sức khỏe nhân dân.
Khỏe – Đẹp 13:49 | Thứ tư, 07/05/2025
Lòng se điếu, hay còn gọi là phèo hai da, đã trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, được săn lùng nhờ hương vị độc đáo và giá trị khan hiếm. Tuy nhiên, những tranh cãi về dinh dưỡng, độ hiếm thực sự và nguy cơ hàng giả đang đặt ra nhiều thách thức cho người tiêu dùng.
Bệnh nghề nghiệp 16:22 | Chủ nhật, 04/05/2025
Phần lớn mọi người không được hướng dẫn cách nghỉ ngơi đúng. Vì vậy, họ trở lại công việc trong tình trạng hỗn loạn cảm xúc, bị phân mảnh chú ý, và khủng hoảng nhẹ về ý nghĩa công việc.
Khỏe – Đẹp 18:56 | Thứ bảy, 03/05/2025
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người lo lắng gan bị quá tải do ăn uống thiếu kiểm soát, đặc biệt là lạm dụng rượu bia. Nhu cầu “bổ gan”, “giải độc” tăng cao, nhưng việc tự ý sử dụng các sản phẩm này mà thiếu hiểu biết đúng đắn có thể gây nguy hiểm thay vì bảo vệ sức khỏe.
Công đoàn với ATVSLĐ 17:10 | 08/05/2025
Sống an toàn 16:51 | 07/05/2025
Công đoàn với ATVSLĐ 17:24 | 06/05/2025
Khỏe – Đẹp 10:39 | Thứ bảy, 03/05/2025
Trong năm 2025, tình trạng bắt giữ các vụ thực phẩm chức năng giả diễn ra với quy mô lớn và liên tiếp được các cơ quan chức năng triệt phá, gây ra sự hoang mang trong dư luận và người tiêu dùng. Các vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sống an toàn 09:35 | Thứ năm, 01/05/2025
Những suất quà ấm áp từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam trao đi trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là sự sẻ chia vật chất thiết thực với người lao động gian truân. Quan trọng hơn, qua sự quan tâm, lắng nghe và những câu chuyện đầy nghị lực, thông điệp về giá trị cốt lõi - "An toàn là trên hết" - càng thêm thấm thía, trở thành động lực để người lao động tự bảo vệ mình giữa bộn bề cuộc sống.
Sống an toàn 17:40 | Thứ ba, 29/04/2025
Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.
Khỏe – Đẹp 08:12 | Thứ sáu, 25/04/2025
Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.
Khỏe – Đẹp 08:27 | Thứ năm, 24/04/2025
Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.
Bệnh nghề nghiệp 09:55 | Thứ ba, 15/04/2025
Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Sống an toàn 14:21 | Thứ hai, 14/04/2025
Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.
Sống an toàn 16:09 | Thứ sáu, 11/04/2025
Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.
Khỏe – Đẹp 08:17 | Thứ năm, 10/04/2025
Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.
Sống an toàn 16:12 | Thứ tư, 09/04/2025
Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.
Sống an toàn 06:30 | Thứ hai, 07/04/2025
Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Sống an toàn 14:05 | Thứ năm, 03/04/2025
Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.
Khỏe – Đẹp 09:53 | Chủ nhật, 23/03/2025
Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?
Khỏe – Đẹp 17:38 | Thứ bảy, 22/03/2025
Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?
Khỏe – Đẹp 09:49 | Thứ năm, 20/03/2025
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Khỏe – Đẹp 17:29 | Thứ tư, 19/03/2025
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 08:16 | Thứ tư, 19/03/2025
Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?
Khỏe – Đẹp 20:17 | Thứ ba, 18/03/2025
Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.
Khỏe – Đẹp 14:53 | Thứ ba, 18/03/2025
Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
Khỏe – Đẹp 07:00 | Thứ hai, 17/03/2025
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...