Thứ bảy 27/04/2024 03:00

An toàn lao động ở Trung Quốc

An toàn tại nơi làm việc từ lâu đã trở thành vấn đề được quan tâm ở Trung Quốc. Trong bối cảnh môi trường kinh tế năng động, Trung Quốc đã hai lần điều chỉnh Luật An toàn lao động (ATLĐ) năm 2002 và cho thấy những thay đổi tích cực.

Tình hình chung về ATLĐ ở Trung Quốc

Các số liệu chính thức về tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc tử vong tại nơi làm việc ở Trung Quốc thường mơ hồ, đồng thời thiếu các chi tiết quan trọng về các mối nguy, rủi ro tại nơi làm việc, các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong và thương tích cho NLĐ.

Tình hình chung đã được cải thiện trong hai thập kỷ qua, các vấn đề về bản chất của TNLĐ đã thay đổi đáng kể. TNLĐ ở Trung Quốc ngày nay xảy ra ít hơn trong ngành Công nghiệp nặng (như ngành than hoặc thép), nhưng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng nhiều hơn trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ (với các công ty lớn như Alibaba, Meituan, JD, ...). Đối với nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ), năng suất và lợi nhuận vẫn được ưu tiên hơn sự an toàn của nhân viên.

An toàn lao động ở Trung Quốc
Công nhân trên công trường xây dựng ở Bắc Kinh. Ảnh: World finance.

Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nhất ở Trung Quốc là ngành Xây dựng, vốn được quản lý có phần lỏng lẻo. Cùng với đó, các tài xế giao hàng (Shipper) hiện cũng là một trong những nghề dễ bị tai nạn. Hằng ngày, vô số tai nạn, thương tích và thậm chí tử vong xảy ra trên khắp đất nước. Các số liệu được ghi nhận chính thức không phản ánh đúng mức độ, vì mối quan hệ làm việc giữa các tài xế giao hàng và các công ty Internet thường không rõ ràng.

Nhìn chung, tai nạn tại nơi làm việc thường do NLĐ không có đủ trang thiết bị an toàn, không được đào tạo hoặc giám sát bởi các công ty có trách nhiệm. Còn có một số lượng tương đối cao các vụ tai nạn do tàng trữ bất hợp pháp hóa chất hoặc các chất độc hại khác,... Mặc dù số bệnh tật về tinh thần và thể chất do làm việc quá sức đã giảm trong ngành sản xuất, nhưng lại gia tăng trong các ngành dịch vụ và nghề “cổ cồn trắng” (đặc biệt là lĩnh vực công nghệ).

Ngành công nghệ Trung Quốc đang phát triển và mở rộng với tốc độ chóng mặt, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh trong nước và quốc tế. Ở mặt trái của sự phát triển này, nhân viên và NLĐ phải chịu những điều kiện làm việc khó khăn.

Để đáp lại cái gọi là mô hình giờ làm việc "996" (tức là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối sáu ngày một tuần, điều đã trở thành tiêu chuẩn đặc biệt đối với các công ty Internet lớn), Tòa án Tối cao Trung Quốc cùng với Bộ Nhân lực và An sinh xã hội đã xuất bản hướng dẫn vào ngày 26/08/2021. Hướng dẫn này minh họa văn hóa làm việc bất hợp pháp xung quanh mô hình "996" trên cơ sở mười ví dụ điển hình. Văn bản này gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty công nghệ.

Luật ATLĐ sửa đổi

Để giải quyết các vấn đề được mô tả ở trên, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi Luật ATLĐ. Đây được xem như là một biện pháp quan trọng. Luật này có từ năm 2002 và được sửa đổi lần đầu vào năm 2014, khi quy định về trách nhiệm pháp lý của NSDLĐ được coi là không đủ sức răn đe. Sản xuất ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể từ năm 2014, công nghệ phát triển nhanh chóng của nước này đã tạo ra những lĩnh vực mà khung pháp lý cũ không thể bao phủ đầy đủ. Lần cải cách gần đây nhất của luật được khởi xướng từ năm 2017, nhưng mãi đến đầu năm 2021 mới được xem xét lại và có hiệu lực sau đó ba tháng (vào ngày 01/09/2021).

An toàn lao động ở Trung Quốc
Shipper ở Trung Quốc đã trở thành một nghề phổ biến nhờ sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt và nhu cầu vận chuyển tăng cao. Ảnh: Photograph.sina.com.cn.

Mục đích chính của việc sửa đổi luật là cải thiện việc kiểm soát và ngăn ngừa các mối nguy tại nơi làm việc, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, thắt chặt các chế tài đối với các hành vi vi phạm các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (SKNN).

Lần đầu tiên, các công ty được yêu cầu thực hiện "hệ thống phòng ngừa kép với việc quản lý và kiểm soát phân cấp các mối nguy ATLĐ và phát hiện, xử lý các mối nguy tiềm ẩn". Ngoài ra, còn có một điều khoản áp đặt các nghĩa vụ đặc biệt đối với các công ty trong các ngành mới (chẳng hạn như nền kinh tế nền tảng) để bảo vệ nhân viên của họ.

Các cải tiến cũng được thực hiện đối với các khía cạnh khác nhau phục vụ việc giám sát của chính phủ. Điều này cũng cho phép chính quyền địa phương chỉ định cơ quan giám sát gần nhất với ngành trong trường hợp có nghi ngờ. Ngược lại, luật mới không đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho các tổ chức Công đoàn, điều mà lẽ ra phải có để phòng ngừa hiệu quả hơn các rủi ro tại nơi làm việc.

Những thay đổi nổi bật nhất đã được tìm thấy trong lĩnh vực trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Các khoản tiền phạt có thể được tăng lên đáng kể. Những người chịu trách nhiệm về sức khỏe và ATLĐ trong công ty cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Trường hợp vi phạm các nghĩa vụ bảo vệ có liên quan tính chất đặc biệt nghiêm trọng, họ có thể bị phạt đến 100% thu nhập của năm trước. Ngoài ra, nhà chức trách có thẩm quyền phạt tiền nhiều lần mỗi ngày mà công ty hoặc người có trách nhiệm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả mặc dù đã có yêu cầu.

An toàn lao động ở Trung Quốc
Một công nhân xây dựng ở Trung Quốc. Ảnh: Photograph.sina.com.cn.

Các hành động được đề xuất cho nhà tuyển dụng

Với việc sửa đổi Luật ATLĐ, Trung Quốc cho thấy quyết tâm thay đổi các điều kiện hiện hành. Các mối nguy liên quan đến công việc có thể thực sự được ngăn chặn tốt hơn theo chế độ pháp lý mới hay không sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng nhất quán hơn của các cơ quan có trách nhiệm.

Các công ty trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những công ty có tiềm năng rủi ro cao liên quan đến nơi làm việc, nên xem xét lại hệ thống an toàn và SKNN hiện tại của họ. Điều này không chỉ bao gồm việc thiết kế nơi làm việc để giảm thiểu rủi ro, mà trên hết là hướng dẫn cẩn thận và đào tạo thường xuyên cho nhân viên. Cũng cần tuân thủ thời gian nghỉ ngơi theo luật định để chống lại nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, tính mạng và chân tay do mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần. Nếu tai nạn xảy ra tại nơi làm việc, NSDLĐ nên nhanh chóng thông báo cho cơ quan có trách nhiệm và chủ động hợp tác với họ. Các hậu quả pháp lý thường có thể được giảm thiểu đáng kể có lợi cho công ty có liên quan bằng cách tiếp cận hợp tác như vậy.

Dịch từ Reold, xuất bản ngày 10/12/2021

Nguồn: https://www. roedl.com/

Giữ an toàn trong tất cả các giai đoạn của dự án Giữ an toàn trong tất cả các giai đoạn của dự án

Nhân viên an toàn trong ngành Xây dựng ở Mỹ thực hiện các nhiệm vụ an toàn tại công trường để đảm bảo rằng các ...

Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào? Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng công nhân, nhất là công nhân nữ đang gia tăng theo sự phát triển nhanh chóng của các ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn về bảo vệ môi trường và ATVSLĐ Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn về bảo vệ môi trường và ATVSLĐ

Ngày 4/8, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường và an toàn, vệ ...

MINH HOÀNG

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

Đọc thêm

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.