Thứ năm 23/01/2025 16:15

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo về cách phòng tránh ngộ độc Clostridium botulinum sau khi một số trường hợp bị ngộ độc chất này.
Các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum tại TP.HCM đang trong tình trạng thế nào?

Cơ chế và biểu hiện khi nhiễm độc Clostridium botulinum

Clostridium botulinum (viết tắt là C.botulinum) là một vi khuẩn hình que, Gram dương, sống kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, gây bệnh bằng ngoại độc tố.

Trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn C.botulinum phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi, được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá...

Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng ở nhệt độ trên 1000C vẫn sống, đun nóng ở nhiệt độ 1200 C trong 10 phút mới bị giết chết.

C.botulinum ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành độc tố và sinh 7 typ độc tố A, B, C, D, E, F, G. C.botulinum hay gây ngộ độc là typ A và B, ít hơn là typ E. Typ A thường thấy ở châu Mỹ, typ B thường thấy ở châu Âu và typ E thường thấy ở Nhật bản.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum
Nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc Clostridium Botulinum từ đồ hộp. Ảnh minh họa.

Độc tố của C.botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường Axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi Kiềm và nhiệt độ cao 1200C/5 phút hoặc 800C/10 phút hay đun sôi trong vài phút.

Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các lọai thực phẩm đóng hộp như: Sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí.

Các thực phẩm đóng hộp công nghiệp thường sử dụng Nitric để ức chế độc tố Botulinum. Các thực phẩm đóng hộp được chế biến thô sơ rất dễ nhiễm khuẩn C.botulinum.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum
Thực phẩm hút chân không trong túi nilong cũng dễ gây nhiễm độc Botulinum. Ảnh minh họa.

Cơ chế nhiễm độc:

Khi ăn phải độc tố Botulinum có trong thực phẩm cơ thể sẽ bị ngộ độc. Cơ chế nhiễm độc do độc tố tiết ra đường tiêu hoá và các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, ruột. Độc tố không bị axít của dịch vị tiêu huỷ, ngấm nhanh vào máu và phân tán ra toàn cơ thể, vào các tế bào của các mô khác nhau. Trước hết là vào các mô của hệ thần kinh trung ương, gắn kết vào các đầu mút thần kinh, rồi gây ra những biểu hiện lâm sàng phát sinh từ hành tuỷ, nôn, buồn nôn. Độc tố còn ngấm nhanh vào máu qua lớp màng nhầy của đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 10 giờ, có trường hợp 4 giờ.

Biểu hiện khi nhiễm độc do C.botulinum:

Vì độc tố vi khuẩn có ái tính với hệ thống thần kinh nên bệnh nhân ngộ độc thì biểu hiện chủ yếu là triệu chứng thần kinh ngoại biên như: Nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô; đau bụng, bụng chướng, táo bón, thường ít ỉa chảy; không sốt hoặc sốt nhẹ, không rối loạn ý thức.

Sau đó xuất hiện triệu chứng thần kinh điển hình như: Liệt cơ mắt (giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim, liệt điều tiết hay còn gọi là viễn thị); liệt cơ vận động nhãn cầu (lác mắt), nhìn đôi; liệt màn hầu, co thắt họng (nghẹn, sặc đường mũi, doãi cơ hàm, nhai nuốt khó khăn); liệt cơ thanh quản (nói khàn, giọng mũi, nói nhỏ, nói không thành tiếng). Các triệu chứng liệt có đặc điểm thường liệt cả hai bên đối xứng.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum
Bệnh nhân ngộ độc Botulinum phải điều trị thở máy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: CTV

Triệu chứng tiêu hoá vẫn tiếp tục theo chiều hướng: Táo bón, giảm tiết dịch tiêu hoá, khô miệng, khô họng.

Bệnh kéo dài từ 4 đến 8 ngày. Trường hợp nặng thì trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp bị liệt (khó thở, thở nhanh, nông). Cuối cùng, bệnh nhân có thể chết do ngạt.

Ngộ độc do C.botulinum rất hiếm nhưng được biết nhiều vì tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hồi phục tương đối chậm, thường để lại di chứng tương đối dài. Nếu không được điều trị sẽ chết sau 3 đến 4 ngày nhiễm độc. Ngày nay với các phương pháp điều trị tích cực, nhanh chóng, tỷ lệ tử vong còn khoảng 10%.

Cách phòng tránh ngộ độc do C.botulinum

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm độc do C.botulinum gây ra, người dân cần:

Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất.

Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt;

Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum
Nên sử dụng thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ảnh minh họa.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá.

Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Hạn chế sử dụng thiết bị đóng túi hút chân không tạo điều kiện môi trường yếm khí thuận lợi cho C.botulinum phát triển.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum

BS.CKII Trần Thanh Linh - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (người ta dấu chỉ tay) kiểm tra khả năng nhận biết của bệnh nhân ngộ độc Botulinum. Ảnh: BVCC.

Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm để phòng tránh ngộ độc do C.botulium

Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố của C.botulium như: Các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh; thực phẩm đóng hộp đã bị hỏng; sữa chua đã bị hỏng...

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên: Lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

Bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

Sử dụng nguồn nước sạch.

Bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện “ăn chín, uống sôi” và ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc do độc tố của Clostridium botulinum
Các trường hợp ngộ độc thường đến từ thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Ảnh minh họa.

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “lợi - hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm.

Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải dừng việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh. Đồng thời báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Ngày 27/5, thông tin về một số trường hợp ngộ độc Botulinum vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh với báo chí, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (ngày 21/5/2023) và Bệnh viện Chợ Rẫy (ngày 23/5/2023), Bộ Y tế đã ngay lập tức liên hệ với các nhà cung ứng thuốc trong nước, nước ngoài và Tổ chức Y tế thế giới để có thuốc chữa trong thời gian sớm nhất.

Để đẩy nhanh tiến độ nhận thuốc, Bộ Y tế đã chủ động liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới, đề nghị hỗ trợ tìm kiếm từ kho dự trữ thuốc trong khu vực và trên toàn cầu để có thể đáp ứng thuốc điều trị trong nước sớm nhất.

Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã và đang khẩn trương triển khai việc hình thành các Trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến hình thành 3 đế 6 trung tâm trên cả nước.

Số lượng danh mục các thuốc dữ trữ khoảng từ 15 đến 20 loại và thuốc giải độc Botulinum cũng là 1 trong các loại thuốc nằm trong danh mục này.

Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ. Cục Quản lý Dược đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.

Vụ bệnh nhân ngộ độc Botulinum tử vong: Sự nguy hiểm của chất độc Botulinum Vụ bệnh nhân ngộ độc Botulinum tử vong: Sự nguy hiểm của chất độc Botulinum

Nguồn tin tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) xác nhận: Đã có một trường hợp tử vong do ngộ độc Botulinum sau ...

Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về 14 loại thuốc ho bị cấm sử dụng Bộ Y tế đưa ra cảnh báo về 14 loại thuốc ho bị cấm sử dụng

Bộ Y tế vừa có văn bản số 2349 BYT-QLD về việc cảnh báo đối với một số sản phẩm siro ho bị cấm sử ...

Bộ Y tế đề xuất phải có giám định y khoa mới được rút BHXH một lần Bộ Y tế đề xuất phải có giám định y khoa mới được rút BHXH một lần

Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định phải có kết quả giám định y khoa không còn khả năng lao động để xét ...

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Sống an toàn

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ban ngành, cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.

Cận Tết, cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ bình gas mini

Khỏe – Đẹp

Cận Tết, cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ bình gas mini

Bình gas mini tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng tăng cao vào dịp Tết. Chỉ trong tháng 1, nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra, gây hậu quả nặng nề cho người bị nạn.

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Khỏe – Đẹp

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ rét đậm: Người dân vui Xuân thế nào an toàn?

Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Sống an toàn

Thủng ruột vì hội chứng thích ăn đồ vật

Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Sống an toàn

Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh: cơ hội giảm gánh nặng cho bệnh nhân

Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, và y học cũng không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng AI vào chẩn đoán bệnh đang mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn mang lại những bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe con người.

Đọc thêm

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Sống an toàn

Dị dạng mạch máu não – Kẻ giết người thầm lặng

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một số cơn đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân… Triệu chứng tưởng như bị đột quỵ, nhưng nguyên nhân lại là do dị dạng mạch máu não.

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Sống an toàn

Hiểm họa pháo tự chế: Cảnh báo khẩn từ chuyên gia

Tai nạn pháo tự chế gia tăng trong tháng qua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là tử vong, để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân và gia đình.

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Sống an toàn

Biến động thời tiết Hà Nội: Người lao động cần bỏ ngay những thói quen này

Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả lao động.

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Khỏe – Đẹp

4 cách chọn thực phẩm để những ngày Tết thật khỏe

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là lúc nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản có thể không được đảm bảo. Đặc biệt, đối với người lao động thường xuyên bận rộn với công việc, việc chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết càng trở nên quan trọng.

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Khỏe – Đẹp

Thời tiết Hà Nội biến đổi thất thường: Những tác hại khó lường cho người lao động

Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

Sống an toàn

Nguy cơ tiềm ẩn đằng sau bữa sáng 10.000đ của công nhân lao động

"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khỏe – Đẹp

Từ thảm họa cháy rừng tại California: Cách nhận biết người bị ngạt khói và biện pháp xử trí

Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Sống an toàn

Cảnh báo: Sốt cao, mê sảng do chuột cắn

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu? Câu chuyện của vợ chồng ông P. và bà V. ở Hải Dương dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Khỏe – Đẹp

Số ca đột quỵ tăng vọt tại Quảng Nam trong mùa lạnh

Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Khỏe – Đẹp

Giảm cân thần tốc bằng thuốc đón tết: Cẩn thận… lê lết

Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Sống an toàn

Vinh danh 59 tác phẩm báo chí xuất sắc tại Giải báo chí toàn quốc "Vì sức khỏe nhân dân" lần thứ II

Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 9/1, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, đánh dấu sự ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của người làm báo, đã được vinh danh trong buổi lễ trang trọng này.

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

Sống an toàn

Sốc: 1 gram hóa chất “phù phép” 1 tạ thịt thối thành thịt tươi

3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Khỏe – Đẹp

Thu nhập thấp, thực phẩm bẩn: Công nhân "tiến thoái lưỡng nan"

Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Khỏe – Đẹp

Điểm mặt những thực phẩm thường chứa chất bảo quản

Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sống an toàn

Cập nhật thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe Tiền đạo Nguyễn Xuân Son

Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sống an toàn

Gia tăng ca nhiễm HMPV: Phản ứng của các quốc gia, so sánh với RSV và SARS-CoV-2

Sự ​​gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Sống an toàn

Tuyển thủ Nguyễn Xuân Son và câu chuyện thú vị về món bánh chuối chiên

Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?

Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?

Khỏe – Đẹp

Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?

Số ca nhiễm virus HMPV gia tăng tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại liệu nó có trở thành một đại dịch như COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định đây là một hiện tượng thường niên và đang được kiểm soát.

Thâm nhập chợ phụ gia: "Mê cung" hóa chất độc hại trước thềm Tết nguyên đán

Khỏe – Đẹp

Thâm nhập chợ phụ gia: "Mê cung" hóa chất độc hại trước thềm Tết nguyên đán

Trong vai người mua hàng, chúng tôi đã thâm nhập vào các chợ đầu mối và các cửa hàng bán phụ gia, và không khỏi giật mình khi chứng kiến sự dễ dãi trong mua bán, sử dụng loại hóa chất này. Phụ gia không rõ nguồn gốc đang tạo thành một "ma trận", đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Từ vụ bánh cốm Nguyên Ninh: Cơ sở sản xuất khác ở phố cổ liệu có sạch?

Khỏe – Đẹp

Từ vụ bánh cốm Nguyên Ninh: Cơ sở sản xuất khác ở phố cổ liệu có sạch?

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội vừa tạm đình chỉ hoạt động với cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh do nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Từ vụ việc này, nhiều người đặt ra nghi vấn về chất lượng thực phẩm được sản xuất, buôn bán tại các hàng, quán trên phố cổ - liệu có đảm bảo vệ sinh hay chỉ là chưa bị phát hiện?