Thứ năm 28/03/2024 21:13

Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc

Theo Điều 3 Luật ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ).
Công đoàn tích cực hỗ trợ giảm thiểu, phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Bệnh nghề nghiệp (BNN) được phân thành hai loại: BNN được hưởng Bảo hiểm xã hội (gồm 35 bệnh) và BNN chưa được hưởng bảo hiểm xã hội/bệnh liên quan đến nghề nghiệp (căng thẳng nghề nghiệp, rối loạn cơ xương liên quan tới công việc…).

Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc
Lao động làm việc dây chuyền có nguy cơ đối mặt với bệnh liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp. Ảnh: N.Lam.

Các BNN phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc

Khái niệm căng thẳng liên quan đến công việc: Căng thẳng liên quan đến công việc là phản ứng của con người do mất cân bằng giữa yêu cầu của công việc với khả năng đáp ứng của mỗi cá nhân để đối phó với yêu cầu đó. Áp lực tại nơi làm việc là điều khó tránh khỏi do yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại. Tuy nhiên, khi áp lực đó trở nên quá mức hoặc không thể kiểm soát được, nó sẽ dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng có thể gây hại cho sức khỏe của NLĐ và giảm năng suất lao động.

Nguyên nhân của căng thẳng tại nơi làm việc:

Môi trường làm việc: Tiếp xúc với các yếu tố vật lý có hại: Nóng bức hay lạnh quá, thông thoáng và thông gió kém, chất lượng không khí luôn khó chịu, điều kiện chiếu sáng không đảm bảo, ồn, bụi, rung… Tiếp xúc với các yếu tố hóa học có hại: các hóa chất độc hại, dung môi hữu cơ, hơi khí độc… Nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật gây bệnh: dịch bệnh, vi rút, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, thậm chí cả động vật và côn trùng… Yếu tố tâm sinh lý và Ergonomi không thuận lợi: những ảnh hưởng bất lợi về tâm sinh lý, căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế vị trí lao động, chế độ lao động... Trang thiết bị vật tư, bảo hộ lao động thiếu, không đảm bảo, không phù hợp, tiện ích kém, không bảo trì sửa chữa…

Đặc điểm tính chất công việc: Loại công việc (công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại, nhàn chán, công việc trách nhiệm cao, công việc liên quan đến tính mạng, nguy hiểm, công việc đòi hỏi yêu cầu tập trung chú ý cao liên tục…). Mức độ công việc (phức tạp hay đơn giản, khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của NLĐ có phù hợp hay không, NLĐ có được đào tạo đủ để thực hiện công việc hay không…). Số lượng và khối lượng công việc (khối lượng công việc lớn gây quá tải hoặc áp lực, phải thực hiện nhiều việc cùng một lúc…). Đặc điểm vị trí làm việc (có thuận lợi hay không, có bị “cô lập” tại vị trí làm việc, có bị giám sát quá chặt tới mức khó chịu, thấy bị bất an tại vị trí lao động có thể bị đe dọa hay tấn công, công việc có thể tiếp xúc với đối tượng có hành vi không dự đoán trước được là nguy cơ tiềm ẩn căng thẳng). Thời gian làm việc - nghỉ ngơi (thời gian làm việc kéo dài; thời hạn hoàn thành nhiêm vụ luôn cảm thấy bị gấp, nghiêm ngặt; thời gian nghỉ ngơi chưa hợp lý, không linh hoạt…). Chế độ lao động (làm việc ca kíp, làm tăng ca, làm đêm…).

Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc
NLĐ của Vietsopetro. Ảnh: Trần Thịnh

Tổ chức lao động: Phân bổ công việc không đều trong phân công công việc. Kế hoạch làm việc (kế hoạch làm việc không linh hoạt, thời gian không dự đoán được, kế hoạch không hoà đồng giữa các nhân viên). Vai trò trong kiểm soát công việc/vai trò trong tổ chức công việc (NLĐ không có quyền tự thảo luận đóng góp sắp xếp công việc để hoàn thành tốt nhất phù hợp khả năng của họ; không rõ ràng về vai trò trong công việc). Sự mâu thuẫn yêu cầu công việc (có quá nhiều cấp trên/nhà quản lý). Sự minh bạch và công bằng (giao vai trò rõ ràng tránh tình trạng mơ hồ và mâu thuẫn vai trò, cung cấp bảo đảm vị trí việc làm trong phạm vi có thể, cung cấp đầy đủ trang thiết bị để thực hiện công việc, đảm bảo minh bạch và công bằng giữa các nhân viên). Sự đảm bảo hỗ trợ và chính sách lương, trợ cấp, phụ cấp: xây dựng các chương trình hỗ trợ nhân viên, chính sách gia đình - thân thiện, chương trình giao lưu, kỳ nghỉ của nhân viên. Việc sát nhập, giảm bớt và cắt giảm ngân sách hoặc lương trả chạy theo thành tích cũng có thể là nguồn gốc chính làm căng thẳng cho nhân viên. Ảnh hưởng mối quan hệ trong công việc (môi trường làm việc thiếu sự thân thiện, thiếu sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên của người quản lý và đồng nghiệp; có sự phân biệt đối xử và cách hành xử mang tính chất đe dọa, cưỡng rép, quấy rối, thiếu tôn trọng với NLĐ…). Thiếu sự hỗ trợ trong giải tỏa căng thẳng nghề nghiệp.

BNN phát sinh liên quan đến căng thẳng tại nơi làm việc

Nghề, công việc thường gặp và yếu tố nguy cơ:

Quá tải công việc, căng thẳng thần kinh tâm lý: Công việc luôn bận rộn, phải ra quyết định khẩn cấp trong thời gian ngắn, trong tình huống nguy hiểm; chịu trách nhiệm cao cho sự an toàn về con người, tài sản, bí mật của ngành, của Quốc gia; bạo hành tại nơi làm việc… Những công việc có yếu tố này gồm ngành Y (nhất là bác sĩ cấp cứu, hồi sức cấp cứu…), ngành Công an (trinh sát, cán bộ điều tra, phòng chống buôn lậu, lính cứu hỏa, cứu hộ cứu nạn…); ngành Hàng không (kiểm soát viên không lưu, phi công…); ngành Đường sắt (điều độ viên chỉ huy chạy tàu…).

Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc
NLĐ ngành Điện làm việc trong môi trường rủi ro tai nạn, căng thẳng nghề nghiệp. Ảnh: TL

Dưới tải công việc, công việc đơn điệu: Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại, “cô lập” khi làm việc. Ngành Dầu khí (NLĐ làm việc trên giàn khoan), ngành Quân sự (NLĐ làm việc trong tàu ngầm…), Lao động dây chuyền…

Một số BNN phát sinh liên quan đến căng thẳng tại nơi làm việc

Rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Đau đầu: Căng thẳng kéo dài thường dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi cơ thể, bệnh không chỉ ảnh hưởng ở những suy nghĩ mà còn biểu hiện ra thực thể. NLĐ sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau đầu liên tục, kéo dài, đau có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên đầu (do căng thẳng kéo dài sẽ làm giải phóng các chất có hại, rối loạn các hormone (adrenaline…) làm rối loạn vận mạch…).

Mất tập trung, suy giảm trí nhớ: Khi bị căng thẳng, NLĐ cảm thấy không có hứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung, đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ, dẫn tới chán nản, làm việc không hiệu quả và có thể gây ra các tai nạn lao động đáng tiếc.

Rối loạn giấc ngủ: Khi căng thẳng người ta có xu hướng suy nghĩ, lo lắng những điều tiêu cực gây ra những rối loạn trong cơ thể và ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng đến 80% người bị căng thẳng đều bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc, không thể đi vào giấc ngủ một cách bình thường…)

Rối loạn cảm xúc: căng thẳng kéo dài sẽ làm cơ thể luôn trong trạng thái ức chế, mệt mỏi, dễ cáu gắt, dễ xúc động, có thể gây mất kiểm soát hành vi. Ngoài ra, căng thẳng nghề nghiệp còn gây rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Một nghiên cứu tại Tân Cương, Trung Quốc cho thấy, căng thẳng nghề nghiệp và rối loạn về sức khỏe tâm thần là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng lao động. NLĐ bị căng thẳng nghề nghiệp cao có khả năng làm việc kém hơn 10,666 lần so với người không có biểu hiện rối loạn về sức khỏe tâm thần (95% CI: 6,443 - 17,658).

Các bệnh nghề nghiệp phát sinh liên quan tới căng thẳng tại nơi làm việc
PV Drilling tổ chức cho NLĐ chạy để tăng cường sức khoẻ, giảm căng thẳng tại nơi làm việc. Ảnh: PVD

Bệnh tim mạch: Căng thẳng trong công việc là một yếu tố rủi ro đối với bệnh tim mạch. Căng thẳng có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng nhịp tim và lưu lượng máu, giải phóng cholesterol và chất béo triglyceride vào máu. Căng thẳng có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, do đó có liên quan đến các yếu tố có thể gây hại cho hệ tim mạch, giảm Cholesterol HDL tốt. Bệnh huyết áp cao, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim theo cách gián tiếp. Khi lo lắng, làm gia tăng xu hướng ngủ không ngon giấc, có khả năng gây béo phì, kích thích hút thuốc nhiều hơn… gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu của Mika Kivimaki trên 600.000 NLĐ được tập hợp từ 27 nghiên cứu ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy rằng các tác nhân gây căng thẳng trong công việc (chẳng hạn như căng thẳng trong công việc và thời gian làm việc dài) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Bệnh đường tiêu hóa: Mặc dù stress không gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Đây cũng là yếu tố phổ biến trong nhiều vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD); Hội chứng ruột kích thích (IBS)…

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa phơi nhiễm nghề nghiệp và đặc điểm công việc với sự xuất hiện của rối loạn tiêu hóa, D Chadolias đã cho thấy loét dạ dày, viêm dạ dầy có liên quan với làm việc theo ca kíp (OR: 2,463, 95% CI : 1.058-5.731 và OR: 3.535, 95% CI: 1.345-9.29); liên quan với căng thẳng nghề nghiệp (tương ứng là OR: 2.283, KTC 95%: 1.162-4.486 và OR: 2.182, 95% CI: 1.072) -4,444).

Làm trầm trọng hơn các bệnh khác: Căng thẳng tại nơi làm việc có thể làm cho các bệnh mạn tính khác có nguy cơ trầm trọng hơn.

Bệnh đái tháo đường có thể nặng hơn theo hai chiều hướng: Đầu tiên stress có thể trực tiếp làm tăng nồng độ Glucose trong máu ở những người bị đái tháo đường tuýp 2. Thứ hai, căng thẳng khiến hình thành các thói quen xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và không kiểm soát.

Bệnh Alzheimer: Một nghiên cứu trên động vật cho thấy căng thẳng có khả năng làm bệnh Alzheimer trầm trọng hơn, khiến các tổn thương ở não xuất hiện nhanh hơn.

Tốc độ lão hóa của cơ thể: Căng thẳng dường như đã khiến tốc độ lão hóa tăng nhanh thêm 9 đến 17 năm so với bình thường.

Trầm cảm và lo âu: Căng thẳng mạn tính có liên quan đến trầm cảm và lo âu. Khảo sát trong các nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị căng thẳng do công việc có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nhiều lần so với người ít bị căng thẳng hơn.

Các bệnh mạn tính khác.

Giải pháp giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Giải pháp tổ chức lao động và chính sách hợp lý: Đánh giá, làm giảm các yếu tố có hại trong môi trường làm việc, kiểm soát tốt các nguồn gây căng thẳng. Tổ chức công việc hợp lý: thời gian làm việc - nghỉ ngơi hợp lý, giải quyết các mâu thuẫn trong yêu cầu công việc, đảm bảo công việc phù hợp với yêu cầu về kỹ năng, khả năng của NLĐ… Tăng cường đối thoại, lắng nghe tại nơi làm việc; tạo điều kiện cho NLĐ được phát triển…

Thực hiện các chương trình truyền thông, đào tạo: các chương trình nhằm giúp họ nhận thức được căng thẳng tại nơi làm việc. Khuyến khích cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình - thân thiện lợi ích và chính sách.

Giải pháp cá nhân: Chế độ luyện tập thường xuyên (hoạt động luyện tập thể lực hàng ngày có tác động tốt đối với não và cơ thể). Thực hiện các bài tập giảm stress. Tránh những tình huống dễ gây căng thẳng tại nơi làm việc; tinh thần lạc quan, tích cực.

Sắp xếp công việc khoa học để có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Thư giãn bằng cách: Tập thở (hít sâu, thả lỏng, tâm trí hoàn toàn thoải mái), tập thiền, tập yog; tâm sự, chia sẻ với bạn bè và người thân; dành thời gian, giải trí như đi du lịch, xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao…

Sinh hoạt điều độ: Duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường vitamin và chất khoáng. Tư vấn tâm lý khi cần thiết.

Công đoàn tham gia giảm căng thẳng tại nơi làm việc Công đoàn tham gia giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Ngày 26/4, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu căng thẳng tại nơi ...

Căng thẳng tại nơi làm việc - thực trạng và giải pháp phòng ngừa Căng thẳng tại nơi làm việc - thực trạng và giải pháp phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tại nơi làm việc (stress) như áp lực công việc, môi trường làm việc, kĩ năng làm ...

Vai trò của công đoàn trong giảm nguy cơ căng thẳng của NLĐ tại nơi làm việc Vai trò của công đoàn trong giảm nguy cơ căng thẳng của NLĐ tại nơi làm việc

Theo đồng chí Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam, có 4 nhóm giải pháp Công đoàn có thể ...

TS. BS. Nguyễn Đức Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Đọc thêm

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cơ quan này đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc rà soát cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho hệ thống viên chức dân số để ban hành quy định sát với chức danh nghề.