Chủ nhật 20/04/2025 08:08

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết và biện pháp dự phòng

Tết Nguyên đán là dịp mọi người, CNLĐ nghỉ ngơi, “xả hơi” sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các bệnh, vụ ngộ độc rượu bia, thức ăn gia tăng, cùng với đó là biến chứng của các bệnh nền, bệnh mạn tính... Bởi vậy, để có một dịp Tết vui khỏe, đầm ấm bên gia đình, việc phòng bệnh của mỗi người, trong đó có CNLĐ là rất quan trọng.

Ngộ độc rượu, bia

Nước ta đứng thứ ba khu vực châu Á về tiêu thụ rượu, bia. Trong những ngày Tết lượng rượu, bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, kéo theo số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc cũng gia tăng.

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết và biện pháp dự phòng
Tết là dịp mọi người tụ họp, ăn uống cùng nhau thường xuyên; việc kết hợp nhiều loại thức ăn kỵ nhau có thể làm gia tăng tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa (Nguồn: vntravellive.com).

Dấu hiệu ngộ độc rượu, bia

Ngộ độc rượu, bia được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng…; mức độ nặng sẽ bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu.

Các nghiên cứu cho thấy: rượu, bia ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải ra ngoài. Một phần nhỏ được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) có nhiệm vụ chuyển hóa cồn trong rượu, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể; tuy nhiên gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Trong dịp Tết, lượng rượu, bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn; các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn…

Vào cuối tháng 11/2022, tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra một vụ ngộ độc rượu khiến 06 người phải đi cấp cứu trong tình trạng nặng, trong đó có 02 người tử vong. Cũng thời điểm này, tại tỉnh Kiên Giang xảy ra một vụ ngộ độc rượu tập thể khiến 14 người nhập viện, trong đó có 03 người tử vong. Tại TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 8/2022 đã liên tiếp xảy ra 02 vụ ngộ độc rượu khiến 13 người nguy kịch, trong đó có 02 người tử vong. Còn tại Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2022 cũng xảy ra 02 trường hợp ngộ độc methanol.

Dự phòng ngộ độc rượu, bia trong dịp Tết

Giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất là hạn chế uống rượu, bia, vì không có ngưỡng nào là an toàn. Không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu, bia làm cho bệnh nặng lên.

Tuy nhiên, do văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời, việc uống rượu, bia ngày Tết là khó tránh khỏi. Do vậy, nếu có uống, chỉ nên uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 05 ngày/tuần (một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); một cốc bia hơi 330ml; một ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Không uống rượu có pha cồn công nghiệp có hàm lượng Methanol > 0,1%; không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày; không uống rượu ngâm các loại lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết và biện pháp dự phòng
Bệnh nhân bị ngộ độc rượu methanol được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: B. Hanh.

Ngộ độc thức ăn

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm với 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong.

Tết là dịp mọi người tụ họp, ăn uống cùng nhau thường xuyên; việc kết hợp nhiều loại thức ăn kỵ nhau có thể làm gia tăng tình trạng ngộ độc thực phẩm. Việc dự trữ thực phẩm, bảo quản thức ăn không đúng cách khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất… cũng có nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn xảy ra khi chúng ta ăn phải những thức ăn chứa mầm bệnh là những vi khuẩn gây hại hoặc những chất độc sinh ra từ quá trình thức ăn bị ôi thiu. Thức ăn từ thịt động vật, hay chưa được nấu chín, rau chưa rửa sạch, các sản phẩm từ sữa, các loại thủy sản…, hầu hết đều chứa mầm bệnh.

Nguyên nhân ngộ độc thức ăn còn do các chất gây hại vô tình trong quá trình chế biến: chất bảo quản, chất dùng làm gia vị, hoặc các độc chất tự sinh ra trong quá trình ôi thiu.

Dấu hiệu ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn thông thường ở thể nhẹ, thoáng qua nhưng cũng có thể nặng tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong vài giờ sau khi ăn các triệu chứng sẽ xuất hiện, bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng; tiêu chảy một hoặc nhiều lần, điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và người già.

Các triệu chứng thường gặp là toàn thân sốt, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tụt huyết áp, hôn mê.

Dự phòng ngộ độc thức ăn trong dịp Tết

Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc. Thức ăn chế biến sẵn nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy. Cảnh giác với các loại thực phẩm không rõ xuất sứ có nguy cơ cao như cá ngừ, măng tươi, nấm.

Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ 2-3 lần trước khi ăn. Bảo quản thực phẩm hợp lý vì các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

Sử dụng thức ăn trong vòng 02 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 02 giờ thì bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá. Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.

Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết và biện pháp dự phòng
Những người đã có bệnh nền tăng huyết áp cần đặc biệt lưu ý trong dịp Tết bởi chế độ ăn uống, sử dụng rượu, bia, sinh hoạt không lành mạnh, ăn, ăn, uống, ngủ, nghỉ không điều độ... là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Trong ảnh: Kiểm tra huyết áp cho công nhân Công ty TNHH Pou Hung Việt Nam (Tây Ninh). Ảnh: H. Cần.

Biến chứng của các bệnh nền, bệnh mạn tính

Bệnh về gan

Nguyên nhân và tác hại: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người nhiễm virut viêm gan B (HBV) cao nhất thế giới. Trung bình cứ 10 người có 2 người nhiễm HBV. HBV tấn công gan gây nên các bệnh như xơ gan, ung thư gan.

Tết là dịp mọi người thường xuyên ăn đồ chiên xào dầu mỡ. Mọi người lại có thói quen chúc Tết nhau bằng rượu, bia, vì thế những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ có nguy cơ tăng nặng.

Giải pháp dự phòng: Hạn chế uống rượu, bia ngày Tết để tránh gây ảnh hưởng tới gan. Không ăn quá nhiều đồ ngọt và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân và tác hại: Những người trung niên, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp cần đặc biệt lưu ý trong dịp Tết. Huyết áp có thể tăng cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân do chế độ ăn uống, sử dụng rượu, bia, sinh hoạt không lành mạnh, ăn, uống, ngủ, nghỉ không điều độ trong dịp Tết.

Giải pháp dự phòng: Hạn chế sử dụng rượu, bia, tránh uống quá nhiều khiến huyết áp tăng cao hơn. Ăn ít đạm, bổ sung chất xơ và các vitamin. Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ.

Rối loạn tiêu hóa

Táo bón

Đây là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới, với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

Hầu như tất cả mọi người trong dịp Tết đều gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa lành mạnh; không chú ý bổ sung chất xơ và ít vận động. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước ngọt thay cho nước lọc cũng khiến cho tình trạng này trầm trọng hơn.

Các bệnh thường gặp trong ngày Tết và biện pháp dự phòng
Công an xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) tuyên truyền về tác hại của rượu, bia cho người dân. Ảnh: Thành Nhân.

Các triệu chứng: Ở người lớn quá 03 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, khó tống phân ra ngoài, phân cứng, có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn. Ở trẻ em thì không thể đi đại tiện 03 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn.

Giải pháp dự phòng: Bổ sung chất xơ và các vitamin. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, ngũ cốc cũng góp phần bổ sung chất xơ cho cơ thể. Uống nhiều nước.

Tiêu chảy

Triệu chứng phổ biến: Đi ngoài nhiều lần (trên 03 lần mỗi ngày), phân lỏng; đầy bụng, sôi bụng; nôn ra thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt; người luôn trong tình trạng mệt lả. Có thể bị chuột rút; biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh,…

Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận biết dấu hiệu rối loạn, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Giải pháp dự phòng: tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi; sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt; thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp.

Câu chuyện Tết và mẹ có lượt xem nhiều nhất trong tuần Câu chuyện Tết và mẹ có lượt xem nhiều nhất trong tuần

Trong tuần (từ ngày 1/1 đến ngày 7/1/2023), Ban Tổ chức Cuộc thi video clip: "Tết Sum vầy - Xuân Gắn kết" đã bắt đầu ...

Cà Mau: Chợ Tết Công đoàn 2023 ấm áp yêu thương Cà Mau: Chợ Tết Công đoàn 2023 ấm áp yêu thương

Chợ Tết Công đoàn năm 2023 là hoạt động hết sức ý nghĩa, hiệu quả của tổ chức Công đoàn, góp phần cùng đoàn viên, ...

Không khí ngày 29 Tết: Tiểu thương lo lắng vì ế ẩm Không khí ngày 29 Tết: Tiểu thương lo lắng vì ế ẩm

Chỉ còn 2 ngày nữa là bước sang năm mới. Năm 2022 được đánh giá là một năm kinh tế đầy khó khăn. Chính vì ...

Tin cùng chuyên mục

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Bệnh nghề nghiệp

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Sống an toàn

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Sống an toàn

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Sống an toàn

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.

Đọc thêm

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Sống an toàn

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Sống an toàn

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Khỏe – Đẹp

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Khỏe – Đẹp

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Khỏe – Đẹp

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Khỏe – Đẹp

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Sống an toàn

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?