![]() |
Những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: HIẾU HIẾU |
"Chưa năm nào, gia đình tôi lại có nhiều người mắc sốt xuất huyết cùng lúc như thế. Hàng xóm cũng mắc nhiều. Sốt xuất huyết sao mà nó mệt như vậy. Cả nhà cứ người này sắp khỏi thì người kia nhập viện, 2 bố con cùng nhập viện, muốn chăm sóc con mà người cứ bải hoải, đau đầu như búa bổ, không thể nào gượng dậy được. Lúc nhập viện, tiểu cầu giảm còn có 19. Nếu không nhập viện, có lẽ tôi không sống nổi" - anh Nguyễn Đình Hoàn (quận Cầu Giấy- Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, chia sẻ về 13 ngày nằm viện điều trị sốt xuất huyết.
Cùng cảnh ngộ, chị Hà Thị Hiền (SN 1992 - TX Sơn Tây, Hà Nội) cũng bị ám ảnh bởi những ngày mệt mỏi, khổ sở vì sốt xuất huyết. Chủ quan nghĩ sức khỏe tốt, những ngày đầu chị Hiền không đi viện, xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết, chị Hiền mua thuốc hạ sốt và một vài loại thuốc điều trị tại nhà. Nhưng càng ngày, chị càng cảm thấy yếu ớt, không thể tiếp tục cố gắng. Ngày thứ 5, chị Hiền buộc phải nhập viện vì tiểu cầu giảm mạnh. Sau gần 2 tuần, chị mới được xuất viện.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, không ít bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang trong tình trạng nặng, phải thở máy. Nhìn cảnh bệnh nhân nằm bất động trên giường bệnh, máy móc chạy quanh người, mới thấy sức tàn phá sức khỏe con người khủng khiếp của dịch bệnh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng. Cụ thể, trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9, con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay, Trung tâm đã ghi nhận thêm hàng trăm bệnh nhân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc và nhập viện tăng vọt so với những năm trước. Các chuyên gia lo ngại, trong tháng 11 này và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Mỗi ngày, có hàng chục bệnh nhân nặng phải nhập viện điều trị. Các bệnh nhân đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nặng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng... nhiều bệnh nhân tiểu cầu chỉ còn dưới 5G/L. Nhiều bệnh nhân còn có bệnh nền như bệnh gan, thận, tim, hoặc trên cơ địa phụ nữ có thai, trẻ em cần phải theo dõi điều trị sát sao.
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ do COVID-19, cúm hoặc một số bệnh khác, không nghĩ tới bệnh sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, khi máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ quá thấp thì mới đến viện.
Lúc đó, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu, hoặc dung dịch cao phân tử. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận, thậm chí có bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu.
![]() |
Với hơn 1.000 ca mắc, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang diễn biến phức tạp. Ảnh: LĐ |
Theo Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á - là khu vực lưu hành sốt xuất huyết quanh năm với số mắc và tử vong cao.
Diễn biến dịch tễ cho thấy, số mắc tăng từ tháng 9 đến giữa tháng 11 hằng năm (vào mùa mưa, khí hậu, thời tiết thuận lợi). Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trường xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại, nghĩa trang... là môi trường thuận lợi cho muỗi và loăng quăng truyền bệnh... Vì vậy, để có thể kiểm soát triệt để dịch bệnh sốt xuất huyết là một bài toán khó.
Bà Trần Thị Nhị Hà - Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho rằng, đã đến lúc, chúng ta nên ứng xử với dịch bệnh sốt xuất huyết như một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp.
"Qua kiểm tra, giám sát, người dân trên địa bàn thành phố vẫn còn lơ là, chủ quan. Đặc biệt, ở các khu nhà trọ, những người dân thuê trọ mới chuyển đến chưa được tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết" - bà Hà nói.
Bà Trần Thị Nhị Hà cho hay, điều quan trọng nhất để ngăn chặn sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, phòng muỗi đốt và giữ vệ sinh sạch sẽ nhà ở cũng như môi trường xung quanh.
Đến thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết năm 2022 tại thủ đô Hà Nội đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong (trong khi năm 2021 không có ca tử vong do sốt xuất huyết). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 545/579 xã, phường, thị trấn. Type virus Dengue lưu hành đã xác định được là DENV1 và DENV2, DENV4.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dự báo, dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn sẽ diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng do điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh, kết hợp với việc di biến động dân cư trên địa bàn thành phố.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 292.400 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (56.240/21), số ca mắc sốt xuất huyết tăng 4,8 lần, số ca tử vong tăng 91 trường hợp. Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại một số tỉnh, thành phố. Các địa phương đã phải tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch trong cộng đồng, tổ chức phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. |
![]() Hiện, một số quốc gia gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. Bộ Y ... |
![]() Bộ Y tế đề xuất thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với ngành y tế khi thực hiện chế độ tiền ... |
![]() Chỉ trong một tuần, từ ngày 14 đến 21/10, Hà Nội ghi nhận thêm 38 ổ dịch sốt xuất huyết mới với hơn 1.420 bệnh ... |
![]() Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong. ... |
Bệnh nghề nghiệp 09:55 | Thứ ba, 15/04/2025
Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Sống an toàn 14:21 | Thứ hai, 14/04/2025
Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.
Sống an toàn 16:09 | Thứ sáu, 11/04/2025
Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.
Khỏe – Đẹp 08:17 | Thứ năm, 10/04/2025
Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.
Sống an toàn 16:12 | Thứ tư, 09/04/2025
Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.
Sống an toàn 06:30 | Thứ hai, 07/04/2025
Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Sống an toàn 14:05 | Thứ năm, 03/04/2025
Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.
Khỏe – Đẹp 09:53 | Chủ nhật, 23/03/2025
Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?
Khỏe – Đẹp 17:38 | Thứ bảy, 22/03/2025
Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?
Khỏe – Đẹp 09:49 | Thứ năm, 20/03/2025
Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Khỏe – Đẹp 17:29 | Thứ tư, 19/03/2025
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 08:16 | Thứ tư, 19/03/2025
Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?
Khỏe – Đẹp 20:17 | Thứ ba, 18/03/2025
Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.
Khỏe – Đẹp 14:53 | Thứ ba, 18/03/2025
Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
Khỏe – Đẹp 07:00 | Thứ hai, 17/03/2025
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...
Khỏe – Đẹp 10:10 | Chủ nhật, 16/03/2025
Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.
Khỏe – Đẹp 20:22 | Thứ bảy, 15/03/2025
Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.
Khỏe – Đẹp 16:57 | Thứ sáu, 14/03/2025
Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.
Khỏe – Đẹp 17:44 | Thứ năm, 13/03/2025
Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.
Khỏe – Đẹp 17:28 | Thứ năm, 13/03/2025
Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.
Khỏe – Đẹp 17:39 | Thứ tư, 12/03/2025
Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.
Khỏe – Đẹp 16:52 | Thứ ba, 11/03/2025
Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Khỏe – Đẹp 09:04 | Thứ ba, 11/03/2025
Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?
Khỏe – Đẹp 09:08 | Chủ nhật, 09/03/2025
Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Sống an toàn 10:14 | Thứ bảy, 08/03/2025
Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?