Chóng mặt ở nhân viên văn phòng
Chóng mặt ở nhân viên văn phòng rất phổ biến, bên cạnh bệnh lý dạ dày, cơ xương khớp, mắt. Chóng mặt được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách các bệnh văn phòng, hay hội chứng bệnh văn phòng (sick building syndrome - SBS).
Bệnh văn phòng hay hội chứng bệnh văn phòng, là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau, có nguyên nhân từ những điều kiện và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc và những công việc liên quan đến lao động đặc thù tại văn phòng.
Nhân viên văn phòng - công việc tưởng chừng như “nắng không đến đầu, mưa không đến mặt” nhưng có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Đối tượng đặc thù của loại bệnh này chính là những nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy vi tính, giấy tờ, hồ sơ... với hoạt động lao động trí óc, có nhiều mối quan hệ công tác đa dạng, phức tạp, cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, tình trạng va chạm, căng thẳng trong công tác nhiều, công việc thường không có giờ giấc cố định như thường xuyên tiệc tùng, liên hoan, đi công tác...
Tất cả các nguyên nhân trên đã dần sinh ra những rối loạn về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho nhân viên văn phòng, bao gồm trạng thái mệt mỏi, dễ béo phì, bệnh lý dạ dày, cột sống, khớp, mắt, suy tĩnh mạch... Trong đó, chóng mặt là một trong số bệnh thường gặp hàng đầu của dân văn phòng, mà nữ hay gặp hơn nam.
Chóng mặt thật sự hay hoa mắt, choáng váng?
Cơn chóng mặt ở nhân viên văn phòng thường xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt là khi đang chăm chú làm việc với máy tính nhiều giờ thì đột ngột đứng dậy, xoay đầu; hoặc đột ngột cúi đầu xuống thấp nhặt đồ. Nhưng mà, triệu chứng chóng mặt với cảm giác choáng váng, xây xẩm, cũng hay gặp trong các tình huống kể trên, dễ bị đánh đồng với nhau vì chúng đều là cảm giác chủ quan của mỗi người, và một số người còn mơ hồ về tình trạng này.
Cho nên, trước tiên, chúng ta cần phân biệt rõ chóng mặt thật sự với choáng váng, xây xẩm; vì mỗi triệu chứng có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên, cách điều trị cũng có phần khác nhau.
Chóng mặt thật sự là cảm giác cơ thể mình bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân mình xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang. Chóng mặt thật sự là triệu chứng của tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên). Nguyên nhân hay gặp nhất gây chóng mặt ở nhân viên văn phòng là cơn chóng mặt tư thế lành tính.
Bạn cần nhận định rõ tình trạng chóng mặt thực sự hay chỉ là choáng váng tức thời. Ảnh minh họa. |
Triệu chứng choáng váng tức là khi mình chỉ có cảm giác lâng lâng, xây xẩm, tối mắt, chao đảo, đứng không vững hoặc cảm giác nhẹ đầu, trống rỗng nhưng không thấy ảo giác chuyển động nào, tức không thấy người hoặc vật xung quanh di chuyển, xoay tròn hoặc nghiêng ngả.
Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng trong tình huống trên của dân văn phòng thường là do tụt huyết áp tư thế. Vì khi mình đột ngột đứng lên sau một thời gian ngồi lâu, lực hấp dẫn kéo máu về phía bàn chân khiến huyết áp bị hạ tạm thời. Để bù đắp cho lượng máu đó, cơ thể sẽ phải tăng nhịp tim và các mạch máu thắt chặt. Tuy nhiên nếu cơ thể ít vận động, quá trình này sẽ trợ nên chậm hơn và khiến bạn bị choáng váng trong chốc lát hoặc lâu hơn.
Nhìn chung, triệu chứng chóng mặt thường sẽ kéo dài hơn so với cảm giác choáng váng, mức độ gây sợ hãi cao hơn, với các biểu hiện hay đi kèm là buồn nôn, nôn, da tái xanh, vã mồ hôi. Với cảm giác choáng váng, việc dìu đồng nghiệp ngồi lại xuống ghế để nghỉ thường có hiệu quả giúp họ phục hồi huyết áp, hết choáng váng xây xẩm. Trong khi với đồng nghiệp bị chóng mặt, việc tiếp tục thay đổi nhanh tư thế để tìm chỗ cho họ ngồi xuống, nằm xuống, có thể làm cơn chóng mặt nặng nề hơn do xoay đầu liên tục.
Xử lý cơn chóng mặt ở nhân viên văn phòng
Các phương pháp xử lý nhanh khi cơn chóng mặt lành tính xuất hiện đó là:
- Trấn an người bệnh, khuyên họ không nên thay đổi tư thế đột ngột. Cần bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi. Bạn có thể tưởng tượng rằng trong đầu người bệnh đang có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm “sóng sánh đổ nước ra ngoài" vì sẽ gây chóng mặt. Như thế chúng ta khuyên họ nên thay đổi tư thế từ từ, khi di chuyển cố gắng giữ nguyên tư thế trong một ít phút, rồi mới từ từ thay đổi tư thế, cố gắng giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại.
- Cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói nhưng đảm bảo thoáng khí. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ.
- Nếu có cảm giác buồn nôn, nên kìm nén bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Nếu ói nhiều, người bệnh nên nằm nghiêng 1 bên, tất nhiên là ở bên không gây chóng mặt.
Thuốc ức chế hoạt động tiền đình, thuốc chống nôn, không gây buồn nôn sẽ phù hợp với nhân viên văn phòng khi bị chóng mặt. Ảnh minh họa. |
- Một số loại thuốc đơn giản có thể tạm thời cầm cự cơn chóng mặt (nếu người bệnh còn uống thuốc được): thuốc ức chế hoạt động tiền đình, thuốc chống nôn, thuốc thúc đẩy quá trình thăng bằng. Với những người đang trong quá trình làm việc thì ưu tiên lựa chọn các nhóm thuốc cắt cơn nhanh nhưng không gây buồn ngủ. Hiện nay, hầu hết các văn phòng đều có tủ thuốc công ty do bộ phận hành chính nhân sự quản lý. Người làm văn phòng có thể đề nghị bộ phận này chuẩn bị, lưu trữ những loại thuốc cần thiết, thường sử dụng của giới văn phòng để tránh bị động.
Tuy nhiên, những trường hợp chóng mặt nặng không thể đi lại được, nôn ói nhiều hay có dấu hiệu nguy hiểm (đau đầu dữ dội, tê yếu tay chân, nói đớ, nhìn đôi, mờ mắt hoặc có cơn ngất kèm theo) thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp.
Phòng ngừa chóng mặt ở nhân viên văn phòng như thế nào?
- Người làm việc trong môi trường văn phòng nên thường xuyên vận động nhẹ đặc biệt là ở cổ sau mỗi 45 phút làm việc, luyện tập các bài tập về mắt để tránh mỏi mắt, uống đủ nước, ăn các bữa ăn đủ dinh dưỡng.
- Tránh thay đổi tư thế đầu đột ngột.
Những bệnh nghề nghiệp thường gặp của dân văn phòng và cách phòng tránh Với tính chất công việc bận rộn và phải tiếp xúc nhiều với máy tính, ít vận động nên hầu hết dân văn phòng đều ... |
Nỗi lo bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành Dệt may Ngành Dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra việc làm cho nhiều lao động. Nhưng nếu công nhân phải ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe lao động 06:54 | Thứ tư, 13/11/2024
Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân
1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.
Sức khỏe lao động 10:54 | Thứ năm, 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Sức khỏe lao động 18:23 | Thứ bảy, 02/11/2024
Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?
Sức khỏe lao động 20:53 | Thứ năm, 31/10/2024
Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Tin nổi bật cuocsongantoan
Tai nạn lao động 15:24 | 21/11/2024
Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế
Tai nạn lao động 09:18 | 13/11/2024
Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy
Sức khỏe lao động 10:54 | 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Đọc thêm
Sức khỏe lao động 18:14 | Thứ hai, 21/10/2024
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Sức khỏe lao động 18:31 | Thứ năm, 17/10/2024
Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật
Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.
Sức khỏe lao động 15:00 | Thứ tư, 16/10/2024
Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu
Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.
Sức khỏe lao động 11:01 | Thứ năm, 03/10/2024
Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm
Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Sức khỏe lao động 18:34 | Thứ hai, 23/09/2024
5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.
Sức khỏe lao động 07:23 | Chủ nhật, 22/09/2024
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.
Sức khỏe lao động 07:22 | Chủ nhật, 22/09/2024
Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?
Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.
Sức khỏe lao động 06:27 | Thứ sáu, 20/09/2024
Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.
Sức khỏe lao động 09:46 | Thứ năm, 19/09/2024
Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…
Sức khỏe lao động 20:19 | Thứ hai, 16/09/2024
Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc
“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.
Sức khỏe lao động 08:17 | Chủ nhật, 15/09/2024
Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.
Sức khỏe lao động 13:59 | Thứ bảy, 14/09/2024
Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão
Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.
Sức khỏe lao động 09:17 | Thứ bảy, 14/09/2024
Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.
Sức khỏe lao động 15:20 | Thứ năm, 12/09/2024
Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ
Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.
Sức khỏe lao động 13:21 | Thứ tư, 11/09/2024
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
Sức khỏe lao động 14:30 | Chủ nhật, 08/09/2024
Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?
Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.
Sức khỏe lao động 15:56 | Thứ bảy, 07/09/2024
Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.
Sức khỏe lao động 08:33 | Thứ bảy, 07/09/2024
Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?
Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.
Sức khỏe lao động 19:30 | Thứ sáu, 06/09/2024
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.