Chủ nhật 05/05/2024 05:48

Có nên bổ sung quy định chống bạo hành cán bộ y tế trong Luật Khám chữa bệnh?

Trò chuyện với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị nhấn mạnh việc bảo vệ cán bộ y tế chính là bảo vệ sức khỏe người bệnh và toàn dân. Đây là công việc bắt buộc phải thực hiện, phải cụ thể hóa vào các văn bản luật.

Thời gian vừa qua, tình trạng các cán bộ y tế bị hành hung đã và đang diễn ra phức tạp, gây bất an cho đội ngũ nhân viên y tế, bất bình trong dư luận. Dù vậy, khung pháp lý hiện tại vẫn chưa thật nghiêm khắc để bảo vệ an toàn cho các bác sĩ khi thực hiện công tác cứu người.

Chia sẻ với Báo Sức khỏe & Đời sống, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị cho rằng, ngoài việc ngành y tế cần chủ động trong công tác bảo vệ bác sĩ thì việc hoàn thiện khung pháp lý, có những hình phạt nghiêm khắc, đủ sức răn đe với hành vi hành hung bác sĩ là điều quan trọng. Việc này sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ yên tâm dành trọn đôi tay, khối óc cho công tác cứu người, đồng thời sẽ góp phần giúp bệnh viện không còn là "nơi nguy hiểm".

Có nên bổ sung quy định chống bạo hành cán bộ y tế trong Luật Khám chữa bệnh?
Bệnh viện Nhân dân Gia Định- nơi xảy ra vụ hành hung bác sĩ. Ảnh: TL

Thưa Luật sư, liên tiếp trong thời gian qua, tình trạng hành hung bác sĩ có chiều hướng ngày càng tăng, luật sư có nhận đình như thế nào về thực trạng này?

Luật sư Quách Thành Lực: Hành hung bác sĩ không chỉ là hành vi đe dọa tính mạng và sức khỏe người khác, mà còn là sự thách thức lương tri, thách thức pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.

Việc tấn công bac sĩ thể hiện ích kỷ cá nhân của nhiều người, đề cao giá trị lợi ích của mình mà xem nhẹ quyền lợi của người khác. Dưới góc độ đạo đức, dù bất cứ nguyên nhân gì thì hành vi tấn công bác sĩ đang điều trị cho bản thân hoặc người nhà mình là hành vi vô ơn, đi ngược lại truyền thống đạo đức của dân tộc.

Nghề bác sĩ là một nghề đặc thù với nhiệm vụ thiêng liêng là cứu người. Việc bảo vệ đội ngũ y bác sĩ là điều nhất thiết phải làm để họ có thể toàn tâm toàn ý dồn 100% sức lực cho công tác bảo vệ sức khỏe toàn dân. Vì vậy, bảo vệ bác sĩ chính là bảo vệ sức khỏe người bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trên phương diện pháp luật, những người thực hiện hành vi hành hung bác sĩ thể hiện sự coi thường pháp luật. Đây là hành vi xã hội cần lên án và phải xử lý bằng những chế tài của pháp luật.

Có nên bổ sung quy định chống bạo hành cán bộ y tế trong Luật Khám chữa bệnh?

Đối tượng hành hung bác sĩ làm việc tại cơ quan công an.

Theo Luật sư đâu là nguyên nhân gia tăng tình trạng hành hung bác sĩ hiện nay?

Luật sư Quách Thành Lực: Việc hành hung bác sĩ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong tình huống giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Trên tâm lý của người nhà bệnh nhân, ai ở trong tình huống đó cũng sẽ có phần lo lắng, sốt ruột cho tình trạng người thân, muốn người thân của mình được cung cấp dịch vụ y tế một cách sớm nhất, tốt nhất có thể. Cùng với đó là việc chưa nắm rõ quy trình cấp cứu, nhập viện và thiếu kiến thức y tế, cho rằng người thân của mình đang gặp nguy hiểm nên càng nôn nóng yêu cầu bác sĩ xử lý vấn đề ngay lập tức.

Do đó, trong nhiều trường hợp cảm thấy bác sĩ chậm trễ, không tích cực, làm việc không tốt... theo cảm quan dẫn tới sự nóng giận, cáu gắt, thậm chí là dọa nạt, uy hiếp, hành hung bác sĩ như những vụ việc đã từng xảy ra.

Về phía nhân viên y tế, thực tế tại các bệnh viện ghi nhận một số người chưa khéo léo khi giao tiếp với bệnh nhân; xử lý tình huống hay giải thích chưa thấu đáo trong bối cảnh bệnh viện quá tải, môi trường làm việc khắc nghiệt, căng thẳng và áp lực về thời gian cũng là nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng trong giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Về chủ quan, nhiều trường hợp gây rối là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sử dụng rượu bia, chất kích thích, hoặc côn đồ vào viện gây rối trật tự. Những hành vi này cần đặc biệt lên án và có chế tài xử lý nghiêm minh.

Ngoài ra, vấn nạn hành hung bác sĩ còn liên quan vấn đề văn hóa. Việc ứng xử bạo lực như trở thành một thói quen của một số người, chẳng hạn khi ra đường chỉ cần va quẹt xe, ngồi quán nhậu nhìn nhau cũng có thể dẫn đến xô xát, đâm chém nhau.

Nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân không hài lòng với hành vi của y bác sĩ có thể gọi đường dây nóng, nhờ lãnh đạo bệnh viện can thiệp, báo công an xử lý. Trường hợp cho rằng việc làm của bác sĩ ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản của mình thì thậm chí có thể kiện ra tòa. Do đó, đối với hành vi khi không vừa ý thì chửi bới, xúc phạm nhân phẩm, đe dọa, tổn thương cơ thể đội ngũ y bác sĩ, làm ảnh hưởng việc điều trị những bệnh nhân đang cần cấp cứu là điều không thể chấp nhận được.

Có nên bổ sung quy định chống bạo hành cán bộ y tế trong Luật Khám chữa bệnh?

Vụ hành hung bác sĩ ở Bệnh viện Xanh Pôn gây bức xúc dư luận. Ảnh: IT

Thưa Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành, những đối tượng hành hung bác sĩ có thể bị xử lý như thế nào?

Luật sư Quách Thành Lực: Với hành vi như trên, các đối tượng hành hung bác sĩ hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính, nặng hơn là bị xử lý hình sự.

Cụ thể, những đối tượng hành hung bác sĩ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về "Vi phạm quy định về trật tự công cộng" với các hành vi: Gây mất trật tự công cộng; khiêu khích, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhâm phẩm của người khác; Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và hành Cố ý gây thương tích nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự. Tổng số tiền phạt có thể lên đến 16,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nếu đáp ứng đủ yếu tố gây thương tích, người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội "Cố ý gây thương tích", quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Theo đó, tội cố ý gây thương tích được quy định là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Đây được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Cụ thể, cố ý gây thương tích là loại tội phạm chỉ bị cấu thành khi có thương tổn xảy ra từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các điều kiện của pháp luật quy định. Tội cố ý gây thương tích được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể ngưòi khác gây tổn thương cho họ. Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ.

Ngoài ra, dựa trên khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội "Đe dọa giết người", nếu người nhà bệnh nhân có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho bác sĩ lo sợ rằng điều này sẽ thành hiện thực, người này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Theo quy định của của các văn bản luật hiện hành như luật sư vừa trả lời thì việc hành hung bác sĩ có phải là tình tiết tăng nặng hay không?

Luật sư Quách Thành Lực: Các quy định về tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, các tình tiết sau được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: Phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, v.v...

Trong các tình tiết này, hành vi hành hung bác sĩ chưa được coi là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, với các hành vi có tính chất côn đồ hoặc phạm tội vì động cơ đê hèn cũng được coi là một trong những tình tiết tăng nặng.

Thưa Luật sư, cho đến nay nhiều trường hợp bác sĩ bị hành hung khi đang khám bệnh cho bệnh nhân nhưng chưa đối tượng nào bị khởi tố và xử lý tội "Chống người thi hành công vụ" mà chỉ bị xét xử với tội danh "Cố ý gây thương tích". Luật sư có thể giải thích vấn đề này thế nào?

Luật sư Quách Thành Lực: Căn cứ Điều 3 của Nghị định 208/2013 quy định và giải thích về người thi hành công vụ. Khái niệm người thi hành công vụ được là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan và lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội thì bác sĩ không phải là người thi hành công vụ.

Do đó, hành vi hành hung bác sĩ không bị xử lý theo tội "Chống người thi hành công vụ" mà được xem xét để xử lý theo tội "Cố ý gây thương tích" thông thường như các trường hợp phạm tội bình thường.

Trong thời gian tới, việc xây dựng Luật Khám chữa bệnh sửa đổi cũng là cơ hội để xem xét một cách thấu đáo việc có cần thiết phải bổ sung nội dung chống bạo hành cán bộ y tế vào trong luật. Cần phải làm rõ khái niệm khi bác sĩ làm việc có phải là đang thi hành công vụ hay không? Nếu bác sĩ là người thi hành công vụ thì phải có các chế tài bảo vệ và xử lý kèm theo cụ thể.

Xin cảm ơn luật sư./.

Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ

Ngày 27/7, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang làm ...

Hành hung cán bộ y tế: đừng vô ơn với người cứu mạng người thân của mình! Hành hung cán bộ y tế: đừng vô ơn với người cứu mạng người thân của mình!

Theo PGS. TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, hành vi hành hung cán bộ y tế - người ...

MINH NGỌC (Báo Sức khỏe & Đời sống)
https://suckhoedoisong.vn

Tin cùng chuyên mục

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Đọc thêm

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).