Thứ ba 23/04/2024 19:16

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng

Do tính đặc thù, các khu dân cư, nhà cao tầng luôn tiềm ẩn mức độ nguy cơ cháy, nổ cao hơn so với các công trình thông thường khác như khu nhà thương mại, văn phòng làm việc.

Hiện nay, ở nước ta, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, các dự án khu dân cư, nhà cao tầng đã và đang trở thành xu hướng phát triển của đô thị hiện đại. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng quỹ nhà tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố khác trên cả nước.

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng
Nhà cao tầng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Ảnh minh họa: vneconomy.vn

Thực tế các công trình khu dân cư, nhà cao tầng thường có diện tích không gian sử dụng lớn, công năng sử dụng phức tạp, mật độ tập trung đông người; ngoài ra, công trình dạng này còn chứa khối lượng vật tư, thiết bị hàng hóa, chất dễ cháy. Một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình thiết kế xây dựng là chú trọng đến việc sử dụng, vận hành các khu nhà đặc thù này. Cụ thể là cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề đảm bảo an toàn cho người dân và các tòa nhà cao tầng khi xảy ra cháy, nổ.

Hỏa hoạn - mối nguy hiểm đặc biệt

Một số vụ cháy nhà khu dân cư cao tầng điển hình trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy hỏa hoạn là mối nguy hiểm đặc biệt.

Vụ cháy toà tháp chung cư Grenfell 24 tầng ở quận White City, Luân Đôn, Anh Quốc. Sáng sớm 14/6/2017 ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn tháp, chỉ còn lại phần khung trơ trọi với khói đen nghi ngút và những mảnh vỡ ngổn ngang. Lực lượng cứu hỏa đã nhận cuộc gọi đầu tiên lúc 1 giờ 16 phút sáng và đã triển khai khoảng 200 lính cứu hỏa và 40 phương tiện chữa cháy tới ứng phó, có 12 người thiệt mạng và hơn 30 người được cấp cứu. Đây là một vụ cháy nghiêm trọng nhất của nước Anh trong thập niên 20 của thế kỷ XXI.

Vụ cháy xảy ra tại bãi giữ xe tầng hầm chung cư Carina lúc 1 giờ 15 phút sáng ngày 23/3/2018, chỉ khoảng 2 phút sau đó, lửa bùng lên cao ngang ống thông gió trên trần tầng hầm. Tới lúc 1 giờ 23 phút, hệ thống chiếu sáng khu vực tầng hầm bị tắt, lửa bùng lên dữ dội, cháy lan ra xe máy và ô tô đang để trong tầng hầm. Khói khí nóng và độc đã luồn theo lối buồng thang thoát hiểm dẫn lên các tầng nổi phía trên chung cư, đồng thời hệ thống đã không kịp thời báo cháy và chữa cháy tự động, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Sau sự cố, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân cháy là do hệ thống dây dẫn điện của xe máy để tại khu vực khoang để xe máy số 6 xảy ra sự cố chập điện. Vụ cháy đã khiến 13 người tử vong, trên 60 người bị thương và gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại chung cư Gamuda Trần Phú (TP. Hà Nội). Ảnh: PV.

Tính chất đặc biệt của nguy cơ cháy khu dân cư, nhà cao tầng được xác định bởi các yếu tố sau:

- Sự lưu trú tập trung đông người dân trong tòa nhà;

- Chiều cao của tòa nhà vượt quá khả năng sử dụng xe thang để cứu người hiện có trong các đơn vị đóng quân của cơ quan phòng cháy, chữa cháy (PCCC);

- Khả năng bị phá hủy một phần cấu trúc hoặc toàn bộ trường hợp hỏa hoạn của các cấu kiện riêng lẻ của tòa nhà hoặc toàn bộ tòa nhà;

- Sự lan truyền của lửa, khói, các chất độc hại trong suốt chiều cao của công trình thông qua các phòng, hành lang và thông tin liên lạc kĩ thuật, cũng như qua các khoảng trống trong cấu trúc tòa nhà;

- Việc không có hoặc không có đủ các phương tiện cứu người trong trường hợp cháy. Hậu quả thảm khốc của các vụ cháy buộc các nhà thiết kế, xây dựng và đại diện của Cơ quan Giám sát Phòng cháy chữa cháy của Nhà nước phải quan tâm đến việc xây dựng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của các tòa nhà cao tầng và bảo vệ chúng khỏi hỏa hoạn.

Thống kê thiệt hại và nguyên nhân sự cố tai nạn do cháy nổ hàng năm tại Việt Nam

(Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC & CNCH)

Năm

Số vụ tai nạn

Thiệt hại kinh tế

Số người tử vong

Nguyên nhân

2019

3970 vụ

Trên 1500 tỉ VND

85 người

Trên 40%: Do chập điện; sự cố hệ thống điện; cháy thiết bị tiêu thụ điện

2020

2764 vụ

Trên 900 tỉ VND

75 người

2021

2245 vụ

Trên 374 tỉ VND

85 người


Một số biện pháp và giải pháp đảm bảo an toàn PCCC

Yêu cầu từ khi thiết kế, thi công, quy hoạch công trình

Trong quá trình thực hiện việc thiết kế, cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu quy định kỹ thuật về các vấn đề xây dựng và thẩm duyệt về PCCC theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC (QCVN 06: 2021/BXD, TCVN 2066: 1995, TCVN 6160: 1996; TCXDVN 323: 2004; TCVN 3890: 2009…).

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ chữa cháy, xử lý tình huống cho người dân và đội PCCC cơ sở tại chung cư Sky View (phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ảnh: Tâm Trang.

Để đảm bảo an toàn cháy, nổ trong các công trình nhà ở cao tầng, các biện pháp PCCC cho công trình đó phải được xây dựng rất chi tiết:

+ Các khu nhà đều phải được trang bị cầu thang bộ không khói, thiết bị hút khói, cấp nước chữa cháy với vòi chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, …

+ Để loại bỏ khói từ các buồng thang bộ, đây là cách chính để sơ tán người dân ra khỏi tòa nhà, có những loại quạt đặc biệt được bật từ xa bằng các nút được lắp đặt ở hành lang của các căn hộ hoặc tự động từ đầu báo cháy.

+ Các tòa nhà cao tầng phải được trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong.

+ Các đầu báo cháy được lắp ở hành lang của các căn hộ. Tín hiệu về hoạt động của chúng được truyền đến phòng điều khiển.

+ Ngăn khói lan truyền khắp các tầng và căn hộ bằng cách bịt các gioăng cao su ở các vòm cửa và nắp đậy (lò xo trên cửa hành lang và cửa thang bộ).

+ Trường hợp không thể rời khỏi căn hộ do nhiệt độ cao hoặc khói nhiều, việc sử dụng các lối thoát hiểm bằng kim loại được lắp đặt trên các ban công được cung cấp bắt đầu từ tầng 6. Một lối thoát hiểm khác trong các tòa nhà cao tầng có thể là thang máy chữa cháy, phải đảm bảo không có khói trong trường hợp hỏa hoạn. Điều này được đảm bảo bằng hệ thống thông gió tạo áp lực cho trục thang máy và ngăn khói, lửa lan qua trục thang máy lên các tầng.

Yêu cầu trong quá trình sinh hoạt, sử dụng

Trong xã hội hiện đại, các thiết bị sử dụng điện ngày càng nhiều, nguy cơ cháy nổ cũng vì thế mà tăng lên. Người dân cần chú ý, không sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện qua đêm và đặt trên các đồ vật có khả năng bắt cháy cao, hấp thụ nhiệt tốt như chăn, ga, gối, đệm, …

Đặc biệt, người dân không lắp lồng sắt, lưới sắt, giếng trời, biển quảng cáo ở lan can. Trường hợp người dân đã lắp thì phải thiết kế ô cửa thoát nạn và quy định rõ vị trí để chìa khóa; chuẩn bị sẵn thang, thang dây, dây tự cứu để thoát nạn khi cháy xảy ra.

Đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các khu dân cư, nhà cao tầng
Các đầu báo cháy phải được lắp ở hành lang của các căn hộ. Ảnh: N. Linh.

Mỗi nhà, căn hộ cần bố trí tối thiểu hai lối thoát nạn, chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn; Không bố trí đồ vật cản trở lối thoát nạn; Đồng thời dự kiến các tình huống thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và tập luyện cho người trong gia đình biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã trang bị.

Khi cháy, nổ xảy ra, người dân phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn đã định sẵn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số 114, chính quyền, Công an địa phương nơi cư trú. Sử dụng ngay các phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy (như các bình chữa cháy đặt trong toà nhà).

Để ngăn ngừa cháy nổ, một trong những biện pháp hữu hiệu là thực hiện việc diễn tập các phương án chữa cháy tại chỗ thường xuyên, đây là biện pháp rất quan trọng nhằm phát huy được vai trò của lực lượng chữa cháy tại chỗ, ngăn ngừa cháy lan, hạn chế hậu quả do cháy.

Kết luận

Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong khu dân cư, các tòa nhà cao tầng là thách thức chung của các nhà thiết kế, xây dựng, cơ quan PCCC, người quản lý, vận hành và sử dụng.

Để duy trì một môi trường an toàn cho người sử dụng tòa nhà và người dân, nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu là đưa ra các giải pháp kỹ thuật an toàn về PCCC ngay từ các khâu thứ nhất của quá trình thiết kế, phê duyệt.

Xây dựng và điều hành quản lý tòa nhà cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu quy định kĩ thuật về kết cấu xây dựng, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn PCCC, đảm bảo không bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm cháy nổ, cũng như cần hoàn thiện hơn nữa quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy tắc đảm bảo an toàn cháy nổ đối với các công trình này.

Làm được những điều trên mới có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong các khu dân cư, tòa nhà cao tầng và mang lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Thoát hiểm khi có cháy: Đừng đi thẳng, hãy khom lưng Thoát hiểm khi có cháy: Đừng đi thẳng, hãy khom lưng

Để thoát khỏi đám cháy một cách an toàn nhất, tuyệt đối không di chuyển trong tư thế đứng vì sẽ hít phải khí độc ...

Nhiều Bộ, địa phương chậm tiến độ thực hiện Nghị định 83 về phòng cháy, chữa cháy Nhiều Bộ, địa phương chậm tiến độ thực hiện Nghị định 83 về phòng cháy, chữa cháy

Nhiều Bộ, địa phương vẫn chậm tiến độ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị về công tác phòng cháy, chữa ...

Bắt tạm giam chủ quán karaoke cháy làm 32 người chết tại Bình Dương Bắt tạm giam chủ quán karaoke cháy làm 32 người chết tại Bình Dương

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với chủ quán ...

ThS. TRẦN XUÂN HIỂN - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Tin cùng chuyên mục

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đọc thêm

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý