Thứ sáu 09/05/2025 18:49

Cần một "lá chắn" vững chắc bảo vệ nhân viên y tế

Những ngày gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến một loạt vụ việc nhân viên y tế bị hành hung ngay tại cơ sở khám chữa bệnh, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu người. Những hành vi bạo lực này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tạo nên sự phẫn nộ trong cộng đồng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ đội ngũ thầy thuốc – những người đang ngày đêm trực tiếp chăm lo sức khỏe nhân dân.
Nhân viên y tế lại bị hành hung: Vấn nạn đáng báo động
Cần một
Người nhà gào thét và lao vào tấn công nhân viên y tế đang cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Chụp màn hình cắt từ video

Không thể chấp nhận bất kỳ lý do nào

Ngày 25/4/2025, tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, ông Khuất Văn Sinh (sinh năm 1984, trú tại xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba) đã có hành vi hành hung nhân viên y tế trong lúc các bác sĩ đang cấp cứu cho con trai ông – cháu K.B.L (sinh năm 2013) bị tai nạn giao thông. Dù sau đó ông Sinh đã công khai xin lỗi và nhận thức được hành vi sai trái, sự việc vẫn khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ.

Không lâu sau, một vụ việc tương tự xảy ra tại Nam Định, khi một bác sĩ đang điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bị tấn công bởi người nhà bệnh nhân. Những sự việc nối tiếp nhau như vậy cho thấy đây không còn là hiện tượng cá biệt, mà là dấu hiệu của một thực trạng đáng báo động.

Trao đổi với phóng viên, TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế khẳng định: “Dù nguyên nhân là gì, hành vi hành hung nhân viên y tế, đặc biệt khi họ đang làm nhiệm vụ cứu người, là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Dù ai sai ai đúng, thì khi bác sĩ đang làm nhiệm vụ chuyên môn, phải được đảm bảo an toàn để hoàn thành công việc”.

Ngay sau khi các vụ việc xảy ra, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh toàn ngành, yêu cầu các Sở Y tế làm việc với công an địa phương để phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn cho nhân viên y tế. Theo thông tin từ Sở Y tế Phú Thọ, hành vi của ông Khuất Văn Sinh tuy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng đã bị đề nghị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

Cần một
Ông Khuất Văn Sinh đã xin lỗi công khai đối với các y, bác sỹ, nhân viên y tế tham gia cấp cứu cháu L và gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba. Nguồn: Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Phú Thọ.

Áp lực đè nặng lên vai người thầy thuốc

Lý giải vì sao các sự việc hành hung nhân viên y tế lại liên tục xảy ra, TS.BS Hà Anh Đức cho rằng, đây là vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm và xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

Lĩnh vực khám chữa bệnh vốn mang nhiều áp lực, mỗi năm có khoảng 200 triệu lượt khám chữa bệnh, bình quân mỗi ngày có hàng trăm ngàn người được chữa bệnh. Có những bệnh viện rất đông, có những ngày lượt khám đến gần chục nghìn người, trong khi đó, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực y tế có lúc có nơi chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Trong khi đó, tâm lý người bệnh muốn được khám nhanh, kỹ lưỡng, cộng thêm số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh đôi khi có những lúc có thể tạo áp lực lớn nên cán bộ nhân viên y tế và trong một số tình huống khiến một bộ phận cán bộ y tế ứng xử chưa tốt.

Một số tình huống đáng tiếc cũng có thể xảy ra do cán bộ y tế ứng xử chưa tốt, chưa đủ kiên nhẫn hoặc thiếu kỹ năng mềm. Tuy nhiên, điều đó không thể là lý do để hợp thức hóa các hành vi xúc phạm, hành hung cán bộ y tế.

Nhiều giải pháp đã và đang triển khai

Trước thực trạng đáng lo ngại này, ngành Y tế đã ban hành nhiều văn bản, quy chế liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong môi trường y tế, lấy người bệnh làm trung tâm. Từ năm 2014, Bộ Y tế đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới các khu vực dễ phát sinh xung đột như khoa cấp cứu, hồi sức tích cực.

Bộ Y tế cũng kêu gọi các giám đốc bệnh viện tăng cường lực lượng bảo vệ, thiết lập hệ thống camera giám sát, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho cán bộ, nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, ngành Y tế cũng đang nghiên cứu đề xuất xây dựng các chính sách cụ thể để tăng cường bảo vệ cán bộ y tế, từ khía cạnh hành lang pháp lý cho đến hỗ trợ tâm lý, tài chính cho những trường hợp bị hành hung trong lúc làm nhiệm vụ.

Cần một
TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Ảnh: ĐVCC

Tài chính – nguyên nhân tiềm ẩn?

Một khía cạnh khác góp phần tạo căng thẳng tại cơ sở khám chữa bệnh là vấn đề viện phí. Theo TS.BS Hà Anh Đức, mặc dù Luật Khám chữa bệnh đã quy định cụ thể về đóng viện phí, song trong thực tế, nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn chưa thể chi trả kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân dễ gây hiểu nhầm hoặc phản ứng tiêu cực từ phía người nhà bệnh nhân.

Để tháo gỡ khó khăn này, các bệnh viện hiện đã thành lập Phòng Công tác xã hội để kết nối với các tổ chức, cá nhân thiện nguyện, huy động quỹ hỗ trợ người bệnh. Ngoài ra, Nghị định 60 về tự chủ tài chính cho phép các cơ sở y tế thành lập các quỹ tài chính hỗ trợ bệnh nhân trong các trường hợp đặc biệt như bệnh nhân không có khả năng chi trả hoặc không may tử vong.

Từ những vụ việc vừa qua, có thể thấy bảo vệ nhân viên y tế không chỉ là câu chuyện về lực lượng bảo vệ hay chế tài xử phạt, mà cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và lâu dài.

Theo TS.BS Hà Anh Đức, trước hết cần xây dựng quy trình đón tiếp bệnh nhân một cách chuyên nghiệp để giảm căng thẳng ban đầu. Cán bộ y tế cần được đào tạo kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải vào cuộc kịp thời và quyết liệt mỗi khi có sự việc xảy ra.

Đặc biệt, về cơ chế tài chính, cần rà soát, điều chỉnh để tạo ra sự thông thoáng, giảm rào cản cho người bệnh. Mọi chính sách, giải pháp phải lấy người bệnh làm trung tâm, nhưng không được xem nhẹ vai trò và sự an toàn của người thầy thuốc.

Cần sự đồng hành của cả xã hội

Hành hung, xúc phạm nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật và cần bị xử lý nghiêm minh. Song song với các biện pháp hành chính, pháp lý, rất cần sự đồng hành của cả xã hội để bảo vệ những người đang ngày đêm nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng. Mỗi người dân khi đến bệnh viện cần có cái nhìn thông cảm, hợp tác và tôn trọng với đội ngũ thầy thuốc.

Vụ việc tại Phú Thọ tuy đã được xử lý bằng hình thức hành chính, và người vi phạm đã công khai xin lỗi, nhưng là một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ. Để đội ngũ y bác sĩ yên tâm cống hiến, xã hội cần chung tay xây dựng một môi trường y tế an toàn, nhân văn – nơi mà bác sĩ được bảo vệ và người bệnh được chăm sóc tận tình.

Từ năm 2014, Bộ Y tế đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế. Bộ Y tế cũng đề xuất các giám đốc bệnh viện cần tăng cường hành lang bảo vệ tại khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực. Đây là nơi thường xuyên xảy ra tình huống căng thẳng.

Xem thêm video:

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp ...

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế? Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Dù là bác sĩ, y tá, điều dưỡng hay nhân viên hành chính, tài chính, lao động nữ trong ngành y đều đang đối mặt ...

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường ...

Tin cùng chuyên mục

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Khỏe – Đẹp

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay đối với tình trạng này.

Đọc thêm

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Khỏe – Đẹp

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Lòng se điếu, hay còn gọi là phèo hai da, đã trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, được săn lùng nhờ hương vị độc đáo và giá trị khan hiếm. Tuy nhiên, những tranh cãi về dinh dưỡng, độ hiếm thực sự và nguy cơ hàng giả đang đặt ra nhiều thách thức cho người tiêu dùng.

Trầm cảm hậu kỳ nghỉ: Khắc phục thế nào?

Bệnh nghề nghiệp

Trầm cảm hậu kỳ nghỉ: Khắc phục thế nào?

Phần lớn mọi người không được hướng dẫn cách nghỉ ngơi đúng. Vì vậy, họ trở lại công việc trong tình trạng hỗn loạn cảm xúc, bị phân mảnh chú ý, và khủng hoảng nhẹ về ý nghĩa công việc.

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người lo lắng gan bị quá tải do ăn uống thiếu kiểm soát, đặc biệt là lạm dụng rượu bia. Nhu cầu “bổ gan”, “giải độc” tăng cao, nhưng việc tự ý sử dụng các sản phẩm này mà thiếu hiểu biết đúng đắn có thể gây nguy hiểm thay vì bảo vệ sức khỏe.

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Khỏe – Đẹp

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Trong năm 2025, tình trạng bắt giữ các vụ thực phẩm chức năng giả diễn ra với quy mô lớn và liên tiếp được các cơ quan chức năng triệt phá, gây ra sự hoang mang trong dư luận và người tiêu dùng. Các vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Từ món quà trong Tháng Công nhân đến ý thức "an toàn là trên hết"

Sống an toàn

Từ món quà trong Tháng Công nhân đến ý thức "an toàn là trên hết"

Những suất quà ấm áp từ Công đoàn Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam trao đi trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là sự sẻ chia vật chất thiết thực với người lao động gian truân. Quan trọng hơn, qua sự quan tâm, lắng nghe và những câu chuyện đầy nghị lực, thông điệp về giá trị cốt lõi - "An toàn là trên hết" - càng thêm thấm thía, trở thành động lực để người lao động tự bảo vệ mình giữa bộn bề cuộc sống.

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Sống an toàn

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Khỏe – Đẹp

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Khỏe – Đẹp

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Bệnh nghề nghiệp

Hơn 40.000 mẫu môi trường lao động không đạt chuẩn vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người lao động

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2024, cả nước có đến 42.681 mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 3,42% trong tổng số 1.249.592 mẫu được thu thập tại hơn 5.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2023, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe người lao động, đặc biệt trong bối cảnh công tác phòng ngừa bệnh nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Sống an toàn

Sức khỏe tinh thần người lao động - Yếu tố then chốt cho chuyển đổi số bền vững

Cuộc đua chuyển đổi số sẽ không thể về đích nếu thiếu đi sự khỏe mạnh về tinh thần của người lao động. Bài viết dưới đây lý giải vì sao việc giảm căng thẳng, lo âu, và kiệt sức lại quan trọng; đồng thời đưa ra 6 biện pháp cốt lõi và nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong việc bảo vệ nguồn nhân lực thời 4.0.

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Sống an toàn

An toàn sức khỏe tinh thần thời 4.0: Biến chuyển đổi số thành "đồng minh" của người lao động

Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn có thể là công cụ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động. Theo chuyên gia, khi được triển khai nhân văn và đúng cách, các công nghệ này giúp giảm stress, tăng sự tự tin và khơi dậy giá trị cá nhân trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tích cực, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến lược bảo vệ sức khỏe tinh thần, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc số an toàn và nhân văn.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Sống an toàn

Ứng dụng công nghệ số: Đòn bẩy nâng cao sức khỏe nghề nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ. Với tầm nhìn đúng đắn, nó còn có thể trở thành “lá chắn” vững vàng bảo vệ sức khỏe cộng đồng – đặc biệt là người lao động trong môi trường hiện đại.

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Sống an toàn

Chuyển đổi số – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động trong kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

Trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đang len lỏi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Không nằm ngoài xu hướng đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động – vốn là lĩnh vực mang tính kỹ thuật và đòi hỏi kiểm soát rủi ro cao – cũng đang đứng trước những cơ hội bứt phá mạnh mẽ nhờ ứng dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Sống an toàn

Hà Nội: Tăng cường an toàn lao động vì sức khỏe người lao động và phát triển bền vững

Hà Nội cam kết mạnh mẽ hơn nữa cho công tác an toàn, vệ sinh lao động trong năm 2025. Bảo vệ sức khỏe người lao động được xác định là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?