Thứ sáu 09/05/2025 21:00

Giải quyết chế độ TNLĐ cho người bị tai nạn trước năm 1995: Hành trình dài

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời về kiến nghị của người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ) trước năm 1995 chưa được giải quyết chế độ.
Hải Dương: Công nhân lay lắt chờ bồi thường sau tai nạn lao động

Tháo gỡ vướng mắc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động trước năm 1995

Giải quyết chế độ TNLĐ cho người bị tai nạn trước năm 1995: Hành trình dài

Một số người lao động bị TNLĐ trước năm 1995 chưa được giải quyết chế độ do vướng mắc hồ sơ, thủ tục. Ảnh minh hoạ.

Từ năm 2012, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam để bàn hướng giải quyết chế độ TNLĐ, BNN còn vướng mắc, chưa được hưởng từ việc tập hợp qua các cấp công đoàn.

Theo báo cáo của 25/63 LĐLĐ tỉnh, thành và 5/20 Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty, hiện còn 65 trường hợp vướng mắc về TNLĐ, BNN trước năm 1995. Trong đó, 21 trường hợp NLĐ chưa được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ (gồm 4 trường hợp chết do TNLĐ) và 44 trường hợp là những người đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam giải quyết chế độ TNLĐ trước năm 1995 (trước khi bàn giao sang BHXH Việt Nam), nhưng đến thời điểm năm 2012 không được hưởng trợ cấp TNLĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau (trong đó có 12 trường hợp đã hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, đề nghị hưởng thêm trợ cấp TNLĐ và 30 trường hợp hồ sơ TNLĐ không đầy đủ giấy tờ).

Tổng LĐLĐ Việt Nam thấy rằng, đa số họ đều là “người thật, việc thật”, có hoàn cảnh khó khăn và việc chưa được giải quyết chế độ chủ yếu do lỗi của đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy nếu không xem xét giải quyết thì rất thiệt thòi cho người lao động vì một số trường hợp đã được Thanh tra lao động và LĐLĐ các tỉnh tổ chức phúc tra lại TNLĐ theo tinh thần Công văn số 908/TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Đối với 44 trường hợp còn lại là những trường hợp đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam giải quyết chế độ TNLĐ nhưng hiện nay không được hưởng trợ cấp TNLĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi người lao động yêu cầu được hưởng TNLĐ, BNN thì được cơ quan chức năng trả lời do hồ sơ không đầy đủ và nhiều lý do khác (như lý do hết hạn giải quyết theo quy định, là một trong những vướng mắc về chế độ TNLĐ khi thực hiện Luật BHXH nên phải chờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn...).

Để bảo vệ quyền lợi người lao động tham gia BHXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất phương án giải quyết với các bộ, ngành chức năng về những trường hợp trên như sau: Đối với 4 trường hợp bị chết do TNLĐ đã được giải quyết chế độ tử tuất theo quy định trước đây thì không xem xét lại hồ sơ hưởng TNLĐ, BNN. Đối với các trường hợp TNLĐ trước năm 1995 chưa được giám định thương tật (12 trường hợp), hoặc chưa được giải quyết trợ cấp TNLĐ (5 trường hợp) do hồ sơ còn thiếu, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tiếp tục cho giải quyết theo tinh thần Công văn số 843/LĐ-TBXH ngày 24/3/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với các trường hợp đã được Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng LĐLĐ Việt Nam) ra quyết định trợ cấp hoặc cấp thẻ, sổ trợ cấp thương tật hoặc phiếu lĩnh trợ cấp nhưng hồ sơ không đầy đủ (44 trường hợp) thì đề nghị giải quyết theo nguyên tắc: Đã được xếp hạng thương tật, không hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì được xem xét hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN theo hạng thương tật trước đây và được điều chỉnh hưởng theo quy định hiện hành; những đối tượng đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì xem xét làm rõ họ có được hưởng thêm trợ cấp TNLĐ, BNN hay không.

Với những trường hợp không đầy đủ hồ sơ TNLĐ, BNN thì cơ quan chức năng rà soát cho ý kiến là không tiếp tục xem xét giải quyết, hay điều tra, xác minh lại và phải trả lời bằng văn bản một cách thống nhất cho người lao động.

Hướng giải quyết này của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã được các bộ, ngành, cơ quan liên quan tham dự cuộc họp đồng tình. Đồng thời thống nhất sẽ phối hợp rà soát, giải quyết dứt điểm trong năm 2012.

Vẫn còn trường hợp tồn đọng

Đến ngày 3/2/2015, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục có Công văn số 145/TLĐ về việc giải quyết các trường hợp vướng mắc TNLĐ, BNN gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nội dung Công văn nêu rõ: Căn cứ Kết luận tại Hội nghị liên ngành ngày 07/9/2012 về việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về hồ sơ TNLĐ, BNN trước năm 1995, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1582 QĐ/TLĐ thành lập Tổ giúp việc liên ngành gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam để xem xét, thẩm định các hồ sơ vướng mắc về TNLĐ, BNN do các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương tập hợp gửi về theo Công văn số 1319/TLĐ ngày 15/8/2011 của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Trên cơ sở 75 hồ sơ nhận được và ý kiến thẩm định của Tổ giúp việc liên ngành, Tổng LĐLĐ Việt Nam báo cáo kết quả và đề xuất phương án giải quyết các trường hợp vướng mắc như sau:

Đối với 3 trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ: Tổng LĐLĐ Việt Nam thông báo về LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk và Công đoàn Đường sắt Việt Nam biết, trả hồ sơ về cho người lao động.

Đối với 3 trường hợp đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trả lời cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Đối với 3 trường hợp Tổng Công đoàn (cũ) đã chứng nhận là TNLĐ, bệnh nghề nghiệp nhưng hồ sơ không đầy đủ. Trong đó, có 12 trường hợp đang hưởng lương hưu; 10 trường hợp không có tên trong phần mềm quản lý của BHXH Việt Nam và 03 trường hợp chưa kiểm tra trên phần mềm quản lý của BHXH Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi danh sách để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, cho ý kiến giải quyết đối với 25 trường hợp cụ thể này và các trường hợp tương tự phát sinh sau này.

Đối với 7 hồ sơ người lao động đã chết và 16 trường hợp TNLĐ, BNN trước năm 1995 chưa được giám định thương tật hoặc chưa được xem xét giải quyết TNLĐ, BNN: Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho ý kiến giải quyết.

Phúc đáp Công văn số 145/TLĐ ngày 03/02/2015 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc giải quyết vướng mắc về TNLĐ, BNN trước năm 1995, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội có Công văn số 1592/LĐTBXH-BHXH ngày 5/5/2015, nêu ý kiến như sau:

Một là, về việc giải quyết chế độ TNLĐ, BNN:

Theo quy định của pháp luật về BHXH, đối với những người vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp khác thì chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp cao hơn. Như vậy, đối với 24 trường hợp đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì không thuộc diện hưởng trợ cấp TNLĐ. Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố giải thích, trả lời để người lao động được biết.

Đối với các trường hợp đã được Tổng Công đoàn cấp giấy chứng nhận thương tật, sổ trợ cấp thương tật TNLĐ, BNN và các trường hợp chưa được giám định thương tật hoặc chưa được xem xét, giải quyết, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với LĐLĐ, cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan thẩm định, lập hồ sơ giải quyết như đối với các trường hợp tồn đọng cá biệt.

Trường hợp có vướng mắc, đề nghị giải trình và đề xuất phương án giải quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Không có cơ sở để xem xét đối với 07 trường hợp người lao động đã chết, hồ sơ không đầy đủ theo quy định.

Hai là, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố tập hợp hồ sơ, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Ba là, BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố kiểm tra phần mềm quản lý, hồ sơ lưu trữ, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và LĐLĐ xem xét, giải quyết theo hướng dẫn nêu trên.

Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam, BHXH Việt Nam chỉ đạo LĐLĐ, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết đối với các trường hợp nêu tại Công văn số 145/TLĐ nêu trên và các trường hợp tương tự khác.

75 trường hợp vướng mắc về giải quyết chế độ TNLĐ, BNN được tập hợp trong cả nước nói trên chưa phải con số cuối cùng. Từ năm 2018 đến nay vẫn có một số trường hợp người lao động bị TNLĐ trước năm 1995 gửi kiến nghị tới Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam về xem xét giải quyết chế độ TNLĐ.

Trong đó có trường hợp của ông Nguyễn Hợp (sống tại Hà Nội) kiến nghị giải quyết vướng mắc về chế độ TNLĐ cho chú của ông - nguyên là một thợ hàn làm việc trong một doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng. Ngày 28/10/1985, chú ông bị TNLĐ (khi mới 25 tuổi), được cấp cứu và xuất viện ngày 30/11/1985. Từ năm 1997 đến nay, chú ông đã làm hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ nhưng chưa được giải quyết.

Hồ sơ gửi đến cơ quan chức năng gồm: Biên bản hiện trường TNLĐ viết tay, có chữ ký của người lập biên bản, Tổ trưởng sản xuất, Kỹ thuật công trình, Chủ nhiệm công trình, Phó giám đốc xí nghiệp, Công đoàn xí nghiệp ký đóng dấu (Biên bản gốc lập năm 1985); Giấy ra viện của Bệnh viện Quân y 5, nơi cấp cứu, điều trị (bản gốc lập năm 1985); văn bản của người sư dụng lao động gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Ninh Bình đề nghị cho giám định thương tật để giải quyết chế độ cho NLĐ theo quy địn hiện hành (bản gốc lập năm 1997); văn bản Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình về việc nạn nhân được hưởng chế độ TNLĐ (bản gốc lập năm 1997).

Ông Hợp hỏi, chú của ông có thể làm đề nghị được hưởng chế độ TNLĐ không? Nếu được thì hồ sơ đầy đủ gồm những gì? Thủ tục thế nào? Căn cứ văn bản pháp lý nào? Trách nhiệm của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình trước đây không giải quyết chế độ thì như thế nào? Có được truy lĩnh chế độ TNLĐ của thời gian trước đó không?

Giải đáp trường hợp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, giai đoạn trước năm 1995, chế độ TNLĐ do Tổng Công đoàn Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện. Từ ngày 1/1/1995 trở đi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao thực hiện quản lý Nhà nước về BHXH. BHXH Việt Nam được giao tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH (trong đó bao gồm cả chế độ TNLĐ).

Theo quy định, trách nhiệm lập, hoàn thiện hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ cho người lao động bị TNLĐ thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý lao động khi bị TNLĐ.

Việc giải quyết chế độ đối với các trường hợp bị TNLĐ trước ngày 1/1/1995 nhưng chưa được giải quyết hưởng chế độ TNLĐ được thực hiện theo điểm 3 Công văn số 843/LĐ-TBXH ngày 25/3/1996 về việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ BHXH và Công văn số 3173/LĐTBXH-BHXH ngày 23/9/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chấm dứt giải quyết tồn đọng về BHXH theo Công văn số 843/LĐ-TBXH ngày 25/3/1996.

Tiếp đến ngày 5/5/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1592/LĐTBXH-BHXH gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam, BHXH Việt Nam và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc giải quyết vướng mắc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995.

Trường hợp chú ông Hợp bị TNLĐ trước ngày 28/10/1985, điều trị xong ra viện ngày 30/11/1985, năm 1997 đã lập hồ sơ đề nghị nhưng chưa được giải quyết - là trường hợp tồn đọng, bị TNLĐ trước năm 1995, chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn và chưa được giải quyết chế độ TNLĐ. Tuy nhiên, do người lao động cung cấp chưa đầy đủ thông tin và hồ sơ cụ thể nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không có cơ sở trả lời cụ thể.

Vụ tai nạn liên hoàn tại Hà Nội: 2/14 nạn nhân nhập viện E trong tình trạng rất nặng Vụ tai nạn liên hoàn tại Hà Nội: 2/14 nạn nhân nhập viện E trong tình trạng rất nặng

Thông tin từ BV E cho biết, khoa Cấp cứu Bệnh viện E đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho 14 người, trong ...

Hải Dương: Công nhân lay lắt chờ bồi thường sau tai nạn lao động Hải Dương: Công nhân lay lắt chờ bồi thường sau tai nạn lao động

Gần nửa năm sau vụ tai nạn lao động, anh Nguyễn Huy Hải – công nhân Công ty TNHH Hợp Sáng Technology (huyện Tứ Kỳ, ...

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương yêu cầu sớm giải quyết chế độ cho công nhân bị TNLĐ

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn về trường hợp công nhân bị tai nạn lao động nhưng chưa nhận được ...

Tin cùng chuyên mục

Khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn

Pháp luật lao động

Khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn

Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc, bà Kaori Nakamura-Osaka, Trợ lý Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chia sẻ về cách tiếp cận bao trùm trong chuyển đổi số để có thể cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Pháp luật lao động

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và tự động hóa, phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số đã trở thành động lực tăng trưởng quốc gia. Thế nhưng, đi kèm với sự tăng tốc này là vô vàn thách thức về an toàn: từ bảo mật dữ liệu, ổn định hạ tầng số, đến bảo vệ người lao động trong môi trường làm việc số hóa.

Hồi chuông cảnh báo từ những vụ tai nạn lao động thương tâm

Pháp luật lao động

Hồi chuông cảnh báo từ những vụ tai nạn lao động thương tâm

Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng do cháy nổ trong năm 2024 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong quy trình, ý thức và giám sát an toàn – nhất là với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện vận hành.

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trong những động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khẳng định vai trò này, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay”. Tuy nhiên, song hành với đà tăng trưởng ấn tượng, khu vực này đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Pháp luật lao động

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Trong khu vực lao động phi chính thức, nơi người lao động thường xuyên đối mặt với rủi ro nghề nghiệp, thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn – việc xuất hiện các Nghiệp đoàn không chỉ là tổ chức đại diện quyền lợi mà còn là chốt chặn an toàn đầu tiên giúp họ vững tâm làm việc, giảm thiểu tai nạn và được chăm lo sức khỏe.

Đọc thêm

Luật Công đoàn năm 2024: "Lá chắn" cho người lao động trước hiểm họa tai nạn

Pháp luật lao động

Luật Công đoàn năm 2024: "Lá chắn" cho người lao động trước hiểm họa tai nạn

Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt, trao thêm quyền và trách nhiệm cho tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ người lao động, đặc biệt là về an toàn, vệ sinh lao động.

Tai nạn lao động năm 2024: Tăng cả số vụ, số người chết và thiệt hại kinh tế

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động năm 2024: Tăng cả số vụ, số người chết và thiệt hại kinh tế

Thông báo tình hình tai nạn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (công bố tháng 2/2025) cho thấy, năm 2024 cả nước đã xảy ra 8.286 vụ tai nạn lao động, làm 8.472 người bị nạn, trong đó 727 người chết, 1.690 người bị thương nặng. So với năm 2023, số vụ tai nạn tăng 892 vụ, số người bị nạn tăng 919 người, và số người chết tăng 28 người – một xu hướng đáng lo ngại, gióng lên hồi chuông báo động về an toàn lao động.

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Pháp luật lao động

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, hàng triệu lao động tự do trên khắp cả nước vẫn đang âm thầm đối mặt với muôn vàn rủi ro tai nạn lao động. Từ năm 2025, Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được kỳ vọng sẽ là "phao cứu sinh" cho những mảnh đời bấp bênh này. Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, còn rất nhiều thách thức phía trước.

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Pháp luật lao động

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Đây là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền lợi của đội ngũ đang trực tiếp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Pháp luật lao động

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP, từ năm 2025, hàng triệu lao động tự do trên cả nước sẽ có cơ hội được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Với mức đóng chỉ từ 34.500 đồng/tháng và cơ hội nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, người lao động khu vực phi chính thức sẽ được hưởng quyền lợi chi trả lên tới 108 triệu đồng khi gặp tai nạn lao động.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Pháp luật lao động

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Cứ mỗi khi đến dịp Tết nguyên đán, Rằm tháng Giêng,… nhiều khu dân cư, tập thể lại nghi ngút khói vì tục đốt vàng mã. Nhiều người có suy nghĩ rằng “trần sao âm vậy”, đốt càng nhiều tiền vàng, xe cộ, nhà cửa… thì càng thành tâm với người đã khuất. Nhiều vụ cháy đã xảy ra từ chính việc đốt vàng mã như vậy.

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Pháp luật lao động

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Luật Điện lực 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều, quy định toàn diện các vấn đề từ quy hoạch, đầu tư, phát triển điện năng lượng tái tạo đến thị trường điện cạnh tranh, điều độ vận hành... Luật đặc biệt chú trọng đến an toàn công trình điện lực, nhất là các công trình thủy điện.

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình

Pháp luật lao động

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình

Ngày xuân nói chuyện các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), nhất là TNLĐ nghiêm trọng có lẽ không thật phù hợp. Song, dịp này, trên cả nước có hàng ngàn công trình vẫn tổ chức làm việc xuyên Tết, nhất là trong xây dựng - lĩnh vực có tỷ lệ TNLĐ cao nhất.

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Pháp luật lao động

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm pháo hoa tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng các hoạt động mua bán pháo hoa trái phép, gây lo ngại về vấn đề an ninh trật tự và an toàn công cộng.

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Pháp luật lao động

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Pháp luật lao động

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Tháng Chạp là thời điểm mà các chợ truyền thống trở nên đông đúc nhất trong năm. Đây cũng là lúc mà nguy cơ cháy nổ tăng cao, đặc biệt ở những khu chợ tạm, chợ công nhân tự phát, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chợ là vô cùng cần thiết.

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Pháp luật lao động

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, pháo hoa Z121 được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với giá cả chênh lệch nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt pháo chính hãng của nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng?

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Pháp luật lao động

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân.

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15, quy định thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là hàng cấm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý có thể là hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Thông tin từ chính quyền xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vào lúc 15 giờ 46 phút hôm nay (02/01/2025), cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại Dự án Thủy điện Đăk Mi 1.

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật lao động

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Sáng nay (1/1/2025), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chính quyền và ngành chức năng khẩn trương tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công trình xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình, thân nhân người bị nạn.

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Vụ tai nạn khiến 5 công nhân chết, mất tích khi thi công thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đang nỗ lực lặn tìm kiếm 2 công nhân mất tích. Trước đó, thi thể 3 công nhân khác đã được tìm thấy, đưa lên bờ.

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

Pháp luật lao động

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: giá đỗ đã được ngâm với hoạt chất 6-Benzylaminopurin thì tốt nhất là bỏ đi, vì độc tố đã ngấm vào tế bào của giá đỗ và không thể loại bỏ ngay cả khi nấu chín.

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Pháp luật lao động

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Pháp luật lao động

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.