Thứ hai 09/09/2024 16:42

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Trẻ sinh non được ví như những chiến binh dũng cảm. Khi vừa chào đời, các bé đã phải xa vòng tay mẹ, bước vào cuộc chiến đầy khó khăn với bệnh tật.

6h sáng, nữ sản phụ mang song thai 28 tuần được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đỡ đẻ thành công. Trước đó, sản phụ được chẩn đoán mắc hội chứng truyền máu song thai phải đình chỉ thai kỳ sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Vừa chào đời, hai bé song sinh đã phải đối mặt với tình trạng suy hô hấp do sinh non, phổi chưa trưởng thành. Các em ngay lập tức được các y bác sĩ hồi sức trong phòng sinh sau đó chuyển lên phòng Hồi sức, Khoa Sơ sinh.

Một cuộc chiến mới bắt đầu.

Tại phòng hồi sức, Khoa Sơ sinh, cặp song thai ngay lập tức được kíp trực đặt nội khí quản thở máy. Bác sĩ tiếp tục chỉ định bơm thuốc vào phổi vì tình trạng của 2 bé đều suy hô hấp rất nặng.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Theo BS Nguyễn Thị Liên Hương, Khoa Sơ sinh, ngoài tình trạng suy hô hấp thì một trong hai bé bị thiếu máu rất nặng. Các bác sĩ đã phải truyền máu cấp cho trẻ.

Để nâng huyết áp, bệnh nhi ngay lập tức đã được bác sĩ đặt động mạch rốn để theo dõi huyết áp liên tục, đặt tĩnh mạch rốn để truyền thuốc vận mạch do tình trạng thiếu máu, suy hô hấp gây ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim.

Hướng về lồng ấp phía góc phòng, BS Hương cho biết, đó là em bé còn lại của cặp song sinh. Em bé suy hô hấp nặng nhưng may mắn không thiếu máu. Tuy nhiên sẽ còn nhiều những biến cố trên trẻ sinh non vẫn cần phải theo dõi sát để điều trị, can thiệp kịp thời.

"Hai con đều đã rất kiên cường. Chúng tôi vẫn đang cố gắng hỗ trợ nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào đáp ứng của trẻ", BS Hương trăn trở.

Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang điều trị cho gần 150 trẻ sơ sinh. Trong số này có đến 85 - 90% là trẻ sinh non tháng.

Riêng tại phòng Hồi sức đang điều trị cho khoảng 30 trẻ phải can thiệp thở máy hoặc thở CPAP, cấp cứu suy hô hấp, suy tuần hoàn, viêm ruột, rối loạn đường huyết và rất nhiều những bệnh lý là biến chứng của trẻ sinh non.

ThS.BSCKII Phạm Thị Thu Phương, Trưởng khoa Sơ sinh gọi các bé sơ sinh ở phòng Hồi sức là "những chiến binh dũng cảm". Khi vừa chào đời, các bé đã phải xa vòng tay mẹ, bước vào cuộc chiến đầy khó khăn với bệnh tật.

Phần lớn trẻ ở phòng hồi sức đều là trường hợp sinh rất non và cực non tuổi thai 25-28 tuần, với cân nặng 600-800g. Khoa Sơ sinh đã từng cứu được bé sơ sinh có tuổi thai nhỏ nhất là 24-25 tuần, bé có cân nặng thấp nhất được cứu sống là 400g.

Trong phòng Hồi sức, cảm nhận rõ sức nóng của nhiệm vụ chăm sóc các bệnh nhi qua những bước chân cấp tập của 3 bác sĩ và 5 điều dưỡng.

"Các bé sinh non khi chào đời sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn vì các hệ cơ quan chưa trưởng thành. Do đó, chăm sóc và điều trị trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh cực non đặt ra thách thức lớn cho các y bác sĩ", BS Hương phân tích.

Theo chuyên gia này, trẻ sinh non đối mặt với 3 vấn đề lớn. Thứ nhất là tình trạng suy hô hấp do phổi còn rất non đòi hỏi phải có hỗ trợ hô hấp từ bơm thuốc vào phổi cho đến thở máy. Thứ hai là vấn đề dinh dưỡng. Nhiều trẻ sinh non có hệ tiêu hóa non yếu bắt buộc phải nuôi qua tĩnh mạch rốn.

Một vấn đề lớn khác chính là nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình can thiệp thở máy, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn bệnh viện.

"Trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh. Vì vậy, trong ca làm việc chúng tôi phải thường xuyên bao quát các chỉ số sinh tồn của trẻ như nhịp tim, huyết áp, SpO2, cũng như những dấu hiệu cảnh báo đỏ từ màu sắc da, cử chỉ của trẻ. Điều này đòi hỏi sự tập trung cao độ", BS Hương chỉ rõ.

Tiếng cảnh báo đỏ vang lên từ lồng ấp ở giữa phòng. Phía bên trong em bé sinh non 26 tuần, cân nặng 750g vừa được chuyển lên khoa từ hôm trước bất ngờ tím tái, có cơn ngừng thở dài.

Ngay lập tức 3 y bác sĩ tiếp cận bệnh nhi để đặt nội khí quản, can thiệp thở máy. Trước đó, trẻ đã được bơm thuốc vào phổi, có cải thiện nhưng sau 8 giờ đồng hồ lại tiếp tục diễn biến nặng, phải bơm thuốc liều 2.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Nam bác sĩ dùng một tay điều chỉnh tư thế bệnh nhi để bộc lộ thanh môn. Khi quan sát thấy thanh môn mở ra, bác sĩ nhanh chóng đưa ống nội khí quản, tiếp cận khí quản của trẻ. Thao tác này đòi hỏi sự nhanh nhạy, chính xác rất cao bởi trẻ quá nhỏ và quá nặng nếu không kịp thời trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim.

Sau khi ống nội khí quản được cố định, nữ điều dưỡng tiến hành bóp bóng. Bác sĩ tập trung lắng nghe thông khí hai bên phổi để đảm bảo đã đưa nội khí quản vào đúng vị trí.

Máy thở bắt đầu hoạt động, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi dần trở về mức bình thường. Nguy hiểm vừa qua đi, tiếng chuông cảnh báo lại vang lên từ phía lồng ấp đối diện.

Trường hợp sinh non nhất đang được điều trị tại phòng Hồi sức chào đời ở tuần thứ 25, cân nặng 700g. Em bé gặp tình trạng nhiễm trùng E.coli đa kháng từ mẹ. Bên cạnh đó, hiện trẻ phải thở CPAP nhu cầu oxy tương đối cao, nuôi ăn hoàn toàn qua đường tĩnh mạch rốn.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Mở cửa lồng ấp, điều dưỡng Cấn Thị Bình nhẹ nhàng điều chỉnh tư thế nằm của bệnh nhi. Em bé sinh cực non gần như nằm lọt thỏm trong bàn tay của "blouse trắng".

15 năm công tác tại Khoa Sơ sinh, điều dưỡng Bình cho biết để chăm sóc tốt những bệnh nhân tí hon không chỉ cần kỹ năng, mà còn phải có đặt vào từng thao tác tình yêu thương và sự tâm huyết.

"Các con xa mẹ từ khi lọt lòng nên hơn ai hết chúng tôi cần phải là gia đình của các con để bù đắp sự thiệt thòi. Chăm sóc trẻ sinh non đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Chỉ riêng vấn đề dinh dưỡng, mỗi ngày trung bình các con ăn đến 8 bữa.

Vài tiếng một lần chúng tôi lại điều chỉnh tư thế ngủ để đảm bảo các con được thoải mái nhất", điều dưỡng Bình chia sẻ.

Theo điều dưỡng Bình, đối với trẻ sinh non, phải tạo môi trường chăm sóc giống ở trong tử cung nhất có thể, để tối ưu hóa phát triển thần kinh cho các con. "Phòng chăm sóc cần hạn chế ánh sáng, tiếng ồn, giữ em bé nằm gọn trong ổ cuốn để trẻ có cảm giác được bảo vệ", nữ điều dưỡng nói.

Khu vực chăm sóc bà mẹ Kangaroo, một bé trai đang nằm say giấc trên lồng ngực mẹ. Người mẹ trẻ cố gắng thở từng nhịp thật khẽ để con ngon giấc, đôi mắt không rời con, lộ rõ vẻ hạnh phúc.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Khoảnh khắc an yên này được đánh đổi bằng một cuộc chiến rất dài, đầy rẫy những sóng gió của cả gia đình và các y bác sĩ.

Tại phòng Hồi sức sơ sinh, có thể phải cần vài tuần đến vài tháng với sự nỗ lực của y bác sĩ cũng như nghị lực sống phi thường, bệnh nhi mới có thể vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Sau đó nếu các con ổn định không phải thở máy và nuôi ăn tĩnh mạch mới được chuyển sang khu vực sau hồi sức tiếp tục điều trị, trước khi trở về với vòng tay mẹ trong khu chăm sóc bà mẹ Kangaroo.

Xuyên suốt hành trình này, người mẹ cũng phải trải qua một cuộc chiến tâm lý hết sức căng thẳng. Đó là những phút giây lo lắng, thấp thỏm chờ đợi nhận tin con khi con nằm tại khu hồi sức.

"Chúng tôi đón các bé sinh non từ khi vừa lọt lòng mẹ còn rất non nớt và yếu đuối , trải qua một hành trình dài với đích đến cuối cùng là đưa các con trở về với vòng tay cha mẹ thật khỏe mạnh và bình an.

Một em bé sinh ra đời an lành trọn vẹn đã là một phép màu. Một em bé sinh non qua bao gian nan, vất vả mới đến tay cha mẹ còn hơn cả một điều kỳ diệu. Đó cũng là món quà lớn nhất của các nhân viên y tế chúng tôi", Trưởng khoa Sơ sinh bày tỏ.

Từ 15/8, bệnh viện công áp dụng khung giá mới dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Mổ lấy thai cứu sản phụ tiền sản giật nặng, phù toàn thân Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - kỳ tích nuôi dưỡng thành công bé sinh non 400gr
PV

Tin cùng chuyên mục

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Sức khỏe lao động

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Đọc thêm

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Emagazine

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Phong trào chạy bộ, Marathon vài năm trở lại đây diễn ra rầm rộ trong cả nước, từ phố thị đến làng quê, từ giải chuyên nghiệp lẫn giải phong trào. Trong các cuộc thi và giải chạy này, đã có nhiều vụ tai biến, sự cố sức khỏe với vận động viên (VĐV) và có người không qua khỏi.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe lao động

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

An toàn trong tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PGS. TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nhấn mạnh rằng, mặc dù vắc xin đã mang lại những lợi ích lớn trong phòng chống bệnh tật, việc quản lý và kiểm soát chất lượng vắc xin là rất cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Đường link “https://mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Cảnh báo: Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát thành dịch

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát thành dịch

Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc sởi, trong đó tại TP. HCM ghi nhận hơn 500 ca mắc, đã có 3 trường hợp tử vong. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam.

Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân Vùng 4 Hải quân

Sức khỏe lao động

Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân Vùng 4 Hải quân

Trong 3 ngày từ 21-23/8/2024, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Tập đoàn MED-GROUP, Ban Công đoàn Quốc phòng và Khối thi đua số 3 các Công đoàn Tổng Công ty thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh Sản - Phụ khoa, Nam khoa, Nhi khoa và tặng quà, trang thiết bị y tế cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân tại Vùng 4 Hải quân, căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?

Sức khỏe lao động

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?

Trước những nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh để chủ động phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này.

Cuộc thi sáng tác, biểu diễn ca khúc về ngành Y tế: Hướng đến tôn vinh nét đẹp và sự hy sinh thầm lặng

Sức khỏe lao động

Cuộc thi sáng tác, biểu diễn ca khúc về ngành Y tế: Hướng đến tôn vinh nét đẹp và sự hy sinh thầm lặng

Cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế do Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và VOV3 – Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức không chỉ là sân chơi âm nhạc mà còn là cơ hội để tri ân những người lao động làm trong ngành Y tế, những người đã cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng.

Xử lý nghiêm tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 để xảy ra vụ ngộ độc tập thể ở Đồng Tháp

Sức khỏe lao động

Xử lý nghiêm tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 để xảy ra vụ ngộ độc tập thể ở Đồng Tháp

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa đề xuất mức phạt 80 - 10 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động với cơ sở bánh mì Hồng Ngọc 12 sau khi cơ sở này để xảy ra ngộ độc tập thể khiến 149 người nhập viện, trong đó có gần 20 công nhân Công ty Thái Dương.

Đồng Tháp quyết liệt ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm gây nhiều lo ngại

Sức khỏe lao động

Đồng Tháp quyết liệt ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm gây nhiều lo ngại

Sở Y tế Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, thành phố tiếp tục theo dõi sát diễn tiến bệnh nhân để điều trị kịp thời; đồng thời, tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Cẩn trọng ung thư biểu mô tế bào đáy với các nốt trên bề mặt da biểu hiện bất thường

Sức khỏe lao động

Cẩn trọng ung thư biểu mô tế bào đáy với các nốt trên bề mặt da biểu hiện bất thường

Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng các nốt trên bề mặt da, u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào nhưng thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, đầu cổ.

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh

Sức khỏe lao động

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh

Trạm y tế, với vai trò là cơ sở y tế gần gũi nhất với cộng đồng, đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng chống và ứng phó với dịch bệnh. Do đó, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại đây là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Đầu tư vào SKSS và phòng chống QRTD: Chiến lược bảo vệ sức khỏe lao động hiệu quả

Sức khỏe lao động

Đầu tư vào SKSS và phòng chống QRTD: Chiến lược bảo vệ sức khỏe lao động hiệu quả

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp cần xem xét việc đầu tư vào chính sách bảo vệ sức khỏe sinh sản (SKSS) và phòng chống quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc. Đây là những yếu tố quan trọng không chỉ để thu hút và giữ chân nhân tài mà còn để bảo vệ sức khỏe lao động và tạo môi trường làm việc tích cực.

Tài xế chiếc Volvo XC90 gặp tai nạn ở cầu Phú Mỹ chỉ bị "nứt xương chậu"

Sức khỏe lao động

Tài xế chiếc Volvo XC90 gặp tai nạn ở cầu Phú Mỹ chỉ bị "nứt xương chậu"

Chiếc Volvo XC90 Recharge trong vụ tai nạn cầu Phú Mỹ chiều 8/8 cháy trơ khung, nhưng tài xế sức khoẻ đã ổn định, chỉ bị nứt xương chậu.

Tôn vinh 48 sáng kiến sáng tạo ngành Y tế Thủ đô năm 2024: Tất cả vì sức khỏe người bệnh

Sức khỏe lao động

Tôn vinh 48 sáng kiến sáng tạo ngành Y tế Thủ đô năm 2024: Tất cả vì sức khỏe người bệnh

Ngày 7/8, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024), Công đoàn ngành y tế Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương cán bộ công đoàn tiêu biểu và tôn vinh “Sáng kiến, sáng tạo” ngành y tế Thủ đô năm 2024. Có 48 tác giả là các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên của ngành Y tế Hà Nội được tôn vinh lần này.

Tư vấn cho các bà mẹ làm việc tại nhà máy, doanh nghiệp về nuôi con bằng sữa mẹ

Sức khỏe lao động

Tư vấn cho các bà mẹ làm việc tại nhà máy, doanh nghiệp về nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bà mẹ phải làm việc tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Dưới đây là tư vấn của ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến về những vấn đề thường gặp và cách khắc phục hiệu quả để các bà mẹ có thể duy trì việc cho con bú, đồng thời vẫn hoàn thành tốt công việc.

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Sức khỏe lao động

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc

Sức khỏe lao động

Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc

Hơn 4,9 tỷ đồng đã được huy động để hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên trong chương trình phối hợp nhiệm kỳ 2018-2023 giữa Công đoàn Y tế Việt Nam LĐLĐ các tỉnh này.

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sức khỏe lao động

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm y tế, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh những điều dưỡng viên cần mẫn, không quản ngại ngày đêm để chăm sóc cho từng bệnh nhân.