Chủ nhật 28/04/2024 13:22

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.
An toàn để vui xuân, đón Tết

Công nghệ có vi phạm quyền riêng tư?

Nếu bạn đã xem bộ phim xuất sắc năm 2001 của Stanley Kubrick Chuyến du hành không gian (A Space Odyssey), bạn sẽ thấy siêu máy tính HAL 9000 (máy tính thuật toán được lập trình theo kinh nghiệm) sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện cảm xúc và đau khổ, đồng thời điều khiển tất cả hệ thống của tàu vũ trụ, bao gồm cả phi hành đoàn. Điều này có thể hình dung với các phương pháp giám sát lao động mới mà hiện nay chúng ta đang thấy xuất hiện ngày càng nhiều với mục đích được cho là để cải thiện môi trường làm việc - nghe có vẻ kỳ quặc.

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa. Trong bức ảnh này, một ngư dân được nhận dạng khi anh ta đến nơi làm việc ở Thái Lan. Ảnh: ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Lấy ví dụ, văn phòng Canon ở Bắc Kinh lắp đặt camera thông minh ngăn chặn thực hiện các hoạt động như lên lịch họp, vào một số phòng nhất định, trừ khi họ phát hiện ra nụ cười của những người tham dự. Ở châu Âu, một số công ty cung cấp cho nhân viên cơ hội tham gia vào các thử nghiệm kinh doanh mới với việc cung cấp cho họ những chiếc kính giúp thiết lập các chỉ số cảm xúc.

Thực tiễn này cũng đã xâm nhập vào lĩnh vực giao thông vận tải. Nền tảng kỹ thuật số đã thay đổi mọi thứ một cách sâu sắc, dẫn tới việc làm mới như điều khiển ứng dụng và lập hóa đơn được xử lý thông qua nền tảng điện tử như Uber hay Grab. Việc sử dụng hệ thống theo dõi GPS trong ngành giao thông vận tải rất phổ biến, được cho là để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của NLĐ, nhưng trong thực tế, các công ty sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua các hệ thống này cho mục đích kỷ luật, quản lý hành vi NLĐ.

Các công ty như Amazon giám sát tài xế bằng cách trang bị cho họ camera thông minh và tuyên bố là để “cải thiện sự an toàn” cho tài xế. Camera được lắp đặt tại app của một nửa trong tổng số lái xe của Amazon tại Hoa Kỳ, tự động ghi lại các “sự kiện”, bao gồm cả những lần lỡ hẹn giao hàng của tài xế. Nếu camera ghi lại hơn 5 sự kiện/100 chuyến đi, lái xe có thể tự động mất phần thưởng mà nhiều người đang phải sống phụ thuộc vào.

Những thực hành mới này khác xa so với mục đích của việc sử dụng thiết bị giám sát trước đây, hoàn toàn để cải thiện an toàn và an ninh nhà máy, như trộm cắp hoặc hỏa hoạn hoặc để cải thiện chất lượng quy trình và hoạt động kinh doanh. Về lý thuyết, việc sử dụng camera, GPS và trí tuệ nhân tạo có thể giúp ngăn ngừa rủi ro tại nơi làm việc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho NLĐ; thực tế, có nhiều tình huống người sử dụng lao động không thể theo dõi hoặc giám sát hoạt động trên thực địa bằng các phương tiện trực tiếp, nên cần tới các phương tiện giám sát từ xa, bằng công nghệ. Tuy nhiên, việc giám sát này được giới hạn đến đâu để không vi phạm vào sự riêng tư và kiểm soát mọi hành vi của NLĐ là vấn đề còn bỏ ngỏ?

Thương lượng tập thể liên quan tới ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hiện nay, trước sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), các điều khoản đạt được trong thương lượng tập thể rất khác nhau. Ví dụ thỏa thuận được đàm phán giữa Công ty điện gió Enercon Windenergy Tây Ban Nha và các nhân viên của công ty có nội dung như sau: “Công ty có hệ thống theo dõi GPS được cung cấp cho NLĐ để lắp đặt trong tất cả các phương tiện đi lại. Việc này nhằm mục đích đảm bảo đội xe được tổ chức hiệu quả hơn và phối hợp tốt hơn giữa đội kỹ thuật với đội an toàn và sức khỏe của NLĐ. Mục đích của việc lắp đặt các thiết bị này không phải để giám sát hành vi hoặc hoạt động thông thường của NLĐ. Tuy nhiên, theo các nguyên tắc pháp lý, thông tin do hệ thống GPS cung cấp có thể được sử dụng để áp dụng chế độ kỷ luật của công ty đối với các hành vi sai trái nhỏ, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, liên quan đến hành vi được xác minh bằng dữ liệu thu được từ hệ thống GPS”.

Như vậy, mục tiêu sử dụng trí tuệ nhân tạo vì lý do an toàn tại nơi làm việc và đảm bảo không sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý kỷ luật NLĐ rõ ràng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Thương lượng tập thể là công cụ bảo vệ quyền của NLĐ nên việc sử dụng công nghệ giám sát NLĐ cũng có thể được giải quyết thông qua thương lượng tập thể. Ví dụ, nếu điều khoản thương lượng tập thể nêu là “các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ video để quan sát nét mặt của công nhân phát hiện và giải quyết vấn đề” là thiếu sự tôn trọng, trái pháp luật đối với quyền và tự do của NLĐ, bởi vì việc xử lý dữ liệu thu được có thể liên quan đến việc lập hồ sơ về hành vi của NLĐ. Tuy nhiên, nếu thương lượng tập thể quy định rằng việc giám sát video chỉ liên quan tới quy trình làm việc, không gắn với quan sát và nhận diện khuôn mặt, thì có thể hợp lý.

Một vấn đề khác liên quan đến quyền ngắt kết nối của NLĐ. Quyền này được xem là một biện pháp để nâng cao sức khỏe và sự an toàn của NLĐ, khi mệt mỏi hoặc có vấn đề riêng, NLĐ có quyền ngắt kết nối. Tuy nhiên, một thỏa ước tập thể trong lĩnh vực vận tải hành khách của Madrid, Tây Ban Nha lại có điều khoản rằng một lần ngắt kết nối trong thời gian làm việc bình thường, là hành vi thiếu sót nghiêm trọng, cho rằng ngắt kết nối là người lái xe đã không dành đủ thời gian có mặt trên nền tảng (app).

Bảo vệ chống lại việc lạm dụng công nghệ để giám sát NLĐ

NLĐ có thể bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc mất đi bản sắc con người do yêu cầu về tốc độ làm việc nhanh hơn để theo kịp với máy móc thông minh. David Graeber giải thích trong cuốn sách Việc làm nhảm nhí (Bullshit Jobs) xuất bản năm 2018, là công nghệ vẫn thường xuyên được sử dụng để đảm bảo con người làm việc chăm chỉ hơn, chứ không phải tốt hơn, dẫn đến các mối đe dọa tiềm ẩn về sức khỏe và an toàn. Việc sử dụng dữ liệu của NLĐ để khuyến khích hoặc trừng phạt NLĐ có thể làm tăng thêm tình trạng bất an và căng thẳng nghề nghiệp.

Vì vậy, cần tìm kiếm cách tiếp cận sáng tạo để tăng cường bảo vệ NLĐ trước quá trình chuyển đổi số liên quan tới định vị NLĐ và cảm xúc của họ, những yếu tố chính trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số. Cần có các biện pháp phòng ngừa việc dựa vào lý do an toàn tại nơi làm việc để thu thập và xử lý dữ liệu của nhân viên cho mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, việc sử dụng công nghệ giám sát chỉ được chấp nhận vì mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu những rủi ro đối với NLĐ trong môi trường làm việc. Các công nghệ giám sát vì an toàn của NLĐ phải được kiểm tra và đánh giá rủi ro trước khi áp dụng, bao gồm cả nguy cơ nó ảnh hưởng đến các quyền cơ bản khác của NLĐ, như quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đại diện NLĐ cần được tham gia ở mỗi bước của quá trình áp dụng để đảm bảo các công nghệ giám sát được đưa vào không vi phạm các quyền của NLĐ.

(Dịch và biên soạn theo tin Tổng Công đoàn Quốc tế - ITUC)

Đảm bảo an toàn người bệnh Đảm bảo an toàn người bệnh

Là một trong hai trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành Y tế, lĩnh vực khám chữa bệnh đã, đang và tiếp tục ...

Xưởng X78:  Chủ động bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang thiết bị kỹ thuật Xưởng X78: Chủ động bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang thiết bị kỹ thuật

Với nhiệm vụ nặng nề, công việc vất vả, yêu cầu cao, môi trường làm việc phải đối mặt với ô nhiễm, độc hại, Đảng ...

An toàn để vui xuân, đón Tết An toàn để vui xuân, đón Tết

Tết là thời điểm công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, ...

TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân và Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đọc thêm

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cơ quan này đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc rà soát cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho hệ thống viên chức dân số để ban hành quy định sát với chức danh nghề.