Thứ sáu 29/03/2024 03:59

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. Ảnh: PV

Nhận định được lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM đề cập trong khuôn khổ Hội nghị triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững do Chính phủ tổ chức ngày 14/7.

Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân đánh giá, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân; chưa đa dạng về sản phẩm, đặc biệt là nhà ở cho thuê.

Đồng thời, phát triển nhà ở chưa bảo đảm đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung; công tác quản lý, vận hành, bảo trì nhà ở sau đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập; nhiều khu vực nhà ở do người dân tự xây chưa có hạ tầng được nâng cấp, bảo đảm phù hợp.

Ông Trần Hoàng Quân nêu, để giải quyết các hạn chế nêu trên, Thành ủy, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030. Đến nay, nội dung chương trình đã được Bộ Xây dựng thẩm định và đã được HĐND thành phố thông qua, trên cơ sở đó UBND TP.HCM sẽ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 36.000 doanh nghiệp xây dựng, với số vốn đăng ký khoảng hơn 855.000 tỷ đồng và khoảng hơn 11.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, với số vốn đăng ký khoảng hơn 1.211.000 tỷ đồng.

Về nguồn cung nhà ở bổ sung cho thị trường, 6 tháng đầu năm 2022, Sở Xây dựng TP đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 17 dự án, với tổng số 9.456 căn nhà và tổng diện tích sàn là 860.205 m2. So sánh với 6 tháng đầu năm 2021, tổng số dự án nhà ở đưa ra thị trường tăng 8,3%, tổng số căn nhà tăng 46,58%.

Trong số nguồn cung mới, căn hộ chung cư là 8.937 căn với tổng diện tích sàn là 668.644 m2; nhà ở thấp tầng là 519 căn với diện tích sàn là 191.561 m2. Tổng giá trị cần huy động là là 77.591 tỷ đồng...

Lãnh đạo Sở Xây dựng đánh giá cơ cấu sản phẩm bất động sản trên địa bàn mất cân đối, chưa bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường và bảo đảm an sinh xã hội vì theo nhu cầu thực tế, thường tỷ lệ phân khúc căn hộ bình dân chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng trong thời gian qua tỷ lệ căn hộ bình dân giảm 100%, chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Phân khúc căn hộ trung cấp giảm 34,41% và phân khúc căn hộ cao cấp tăng cao 111,29%. Đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững.

Ông Trần Hoàng Quân nêu, để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển bền vững, cân bằng thì phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu phải giữ ở tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

Về chuyển nhượng dự án, từ đầu năm 2021 đến nay, TP.HCM chỉ có 1 dự án được xem xét đủ điều kiện chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng dự án là một trong các biện pháp giải quyết những khó khăn cho từng dự án, góp phần khôi phục dự án, tiếp tục khởi công xây dựng lại đối với các dự án ngưng thi công, hoàn thiện công trình, đưa sản phẩm vào thị trường, giải quyết được hàng tồn kho.

Tuy nhiên, tình hình chuyển nhượng các dự án nhà ở trong thời gian qua giảm mạnh do chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý, đồng thời cũng do thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dự án mới, đặt biệt là những dự án phân khúc nhà ở bình dân.

Ông Trần Hoàng Quân cũng đề cập đến các trường hợp giao kết hợp đồng dưới các hình thức hợp đồng đặt cọc, giữ chỗ, đăng ký, … theo pháp luật về dân sự diễn biến phức tạp, có trường hợp chủ đầu tư nhận tiền ứng trước, đặt cọc, thỏa thuận giữ chỗ đối với khách hàng với số tiền rất lớn, chiếm 80% giá trị căn hộ, gây tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ cho người mua căn hộ khi pháp lý dự án chưa đầy đủ.

Trong khi đó, việc xác định mục đích sử dụng tiền đặt cọc của chủ đầu tư là rất khó, dẫn đến chưa đủ cơ sở để xử lý vi phạm đối với chủ đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Vị này cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do dự án bất động sản khi thực hiện phải chịu tác động bởi nhiều luật như Luật đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ...

Nhưng các quy định của các pháp luật nêu trên khi ban hành và chuyển tiếp chưa có sự thống nhất, đồng bộ về trình tự thủ tục, thậm chí còn chồng chéo, dẫn đến nhiều dự án phải rà soát lại thủ tục pháp lý, tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước từ các hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Do đó, Nhà nước cần có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời trong các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, đất đai, nhà ở.

Lãnh đạo Sở nêu, hiện nay các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tín dụng, sự phát triển lệch pha cung - cầu, sự gia tăng rất lớn của các nhà đầu tư thứ cấp và chính sách thuế đang được kiểm soát một cách hiệu quả nên thị trường khó có thể xảy ra tình trạng "bong bóng" bất động sản trong những tháng cuối năm 2022.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Về các giải pháp để phát triển thị trường bất động sản, TP.HCM kiến nghị Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn, thống nhất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản để các địa phương triển khai thực hiện, gồm các bước liên quan như chấp thuận chủ trương đầu tư; duyệt quy hoạch; giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; cấp giấy phép xây dựng.

Hiện nay do hệ thống các quy định pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ (pháp luật về đất đai, xây dựng, đầu tư, quy hoạch, tài chính, thuế, …) dẫn đến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị hồ sơ đầu tư xây dựng dự án, mà ở TP.HCM là một điển hình.

Vướng mắc tập trung hiện nay là việc xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và cơ chế giao đất cho thuê đất đang là bất cập, làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án bất động sản, ảnh hưởng không nhỏ đến kêu gọi đầu tư nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Giải pháp chung của TP.HCM đưa ra là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắt thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản. Trước mắt, thành phố đã hệ thống được trình tự thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội và dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để các nhà đầu tư biết thực hiện.

Thành phố sẽ tận dụng gói hỗ trợ của chính phủ tại Nghị quyết số 11 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hội kinh doanh để tập trung thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, góp phần an sinh xã hội, ổn định cuộc sống cho người thu nhập thấp, trung bình có khó khăn về nhà ở.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 30 ngày 25/01/2017, Chỉ thị số 11 ngày 23/4/2019 và Quyết định số 04 ngày 10/01/2020 để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh xã hội.

Quy định cụ thể để ngăn chặn các hoạt động kinh doanh bất động sản trái pháp luật như: một căn hộ bán cho nhiều người, đề xuất ngăn chặn từ việc công chứng; huy động vốn của khách hàng qua hình thức đặt cọc, giữ chỗ, ... đề xuất Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tư pháp để xử lý.

Xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị...; hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch bất động sản.

Tăng cường thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình đã đưa vào sử dụng.

Tiếp tục tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh nhà ở; góp phần quản lý thông tin giao dịch bất động sản, tăng tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người dân khi kinh doanh bất động sản thông qua các sàn giao dịch bất động sản.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, tiếp tục triển khai một số giải pháp, bố trí đưa vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn nợ, … để hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng phục hồi.

HUYỀN CHÂM

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

An toàn tài chính

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

Ngày 19/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tín dụng đen trong công nhân lao động. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì.

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

An toàn tài chính

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

An toàn tài chính

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa thông báo từ 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trước thông tin này, nhiều công nhân đang ở trọ lo lắng vì sợ bội thêm chi phí do giá điện tăng.

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

An toàn tài chính

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

Để thích ứng trong bối cảnh việc làm ít, thu nhập giảm, công nhân phải tìm mọi cách để xoay xở cuộc sống.

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

An toàn tài chính

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Đọc thêm

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

An toàn tài chính

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm lo cho gia đình lên cao nhất, mặc dù phải hy sinh nhu cầu của bản thân...

Công nhân mong con có môi trường học tốt

An toàn tài chính

Công nhân mong con có môi trường học tốt

Đồng lương phải “chia 5 xẻ 7”, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đặt việc học của con lên hàng đầu. Họ hy vọng, con cái có môi trường học tập tốt để sau này có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo được cho cuộc sống.

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

An toàn tài chính

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

“Rảnh làm, mệt nghỉ, không cần vốn, không cần cọc… nhưng vẫn có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu mỗi ngày” là những lời quảng cáo làm việc online hấp dẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ ham “việc nhẹ lương cao” đã sập bẫy và nhận cái kết đắng…

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

An toàn tài chính

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

Ngoài chi phí phòng trọ, tiền điện cũng chiếm một phần cố định quan trọng trong chi tiêu của công nhân xa quê. Mặc dù có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn không ít công nhân thuê nhà đang phải gánh giá điện cao.

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

An toàn tài chính

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

An toàn tài chính

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

An toàn tài chính

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn. Thậm chí, họ còn bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

An toàn tài chính

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ Công an báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,... gọi điện để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi trong suốt thời gian qua.

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

An toàn tài chính

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ), Tổng Liên đoàn Lao dộng (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

An toàn tài chính

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, người lao động (CNNLĐ) ở các khu công nghiệp. Đây được xem là một trong những công cụ tài chính hiệu quả, không chỉ góp phần ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” mà còn giúp CNNLĐ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi phục vụ cuộc sống.

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

An toàn tài chính

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đối với các hội viên môi giới bất động sản (BĐS), có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.