Thứ năm 02/05/2024 20:37

Phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch ở nhân viên ngành Hàng không

Theo TS. BS Phạm Trần Linh (Viện Tim mạch Việt Nam), với đặc thù điều kiện lao động thường xuyên thay đổi áp suất, nhiệt độ cao, tiếng ồn, căng thẳng, đứng hay ngồi nhiều, nhân viên ngành Hàng không cần chú ý phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch.
Cục Hàng không yêu cầu đảm bảo an toàn bay trong điều kiện sương mù

Điều kiện lao động có nhiều yếu tố gây bệnh lý về tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu. Các bệnh lý liên quan đến mạch máu có thể kể đến như: Gây hẹp và tắc mạch máu như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch vành, các bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não… Từ đó dẫn đến nguy cơ cao gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch ở nhân viên ngành Hàng không
Phi công của Hãng Hàng không Vietjet. Ảnh: Hữu Tài

Nhóm bệnh lý liên quan đến tim: Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim, van tim hoặc rối loạn nhịp tim như bệnh hở van tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Dấu hiệu của bệnh lý tim mạch: Đau ngực, cảm giác khó thở thường xuyên, cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức, buồn nôn, chán ăn, ho dai dẳng và khò khè, thường xuyên cảm thấy lo lắng, bị ngất xỉu đột ngột, nnhịp tim nhanh, mạch không đều, vã mồ hôi, ngủ ngáy, phù ở cẳng chân và bàn chân.

"Tại Việt Nam, nghiên cứu về bệnh lý tim mạch ở người lao động (NLĐ) trong ngành Hàng không chưa có nhiều. Tuy nhiên, trên thế giới đã có những nghiên cứu về tình trạng bệnh lý tim mạch ở những NLĐ ngành Hàng không. Cụ thể, Không lực Hoa Kỳ đã có nghiên cứu chỉ rõ: Những NLĐ trực tiếp trong ngành Hàng không chịu áp lực, căng thẳng rất lớn. Họ làm việc thường xuyên trong môi trường khắc nghiệt, đứng hoặc ngồi rất lâu, thay đổi áp suất không khí liên tục. Họ có triệu chứng về bệnh tim mạch rất rõ, nổi bật nhất là các bệnh lý về mạch máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý mạch ngoại biên, suy giãn tĩnh mạch" - TS. BS Phạm Trần Linh cho biết.

Trong lĩnh vực Hàng không, không chỉ có đội ngũ phi công, tiếp viên mà còn có nhân viên mặt đất. Nhịp sinh học của NLĐ làm việc trong lĩnh vực này bị thay đổi hoàn toàn. Để trở lại nhịp sinh hoạt bình thường, lao động ngành Hàng không phải mất rất nhiều thời gian.

Phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch ở nhân viên ngành Hàng không

Nhân viên mặt đất của hãng Vietjet tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Đoàn Khánh

Nhân viên mặt đất cũng chịu căng thẳng nghề nghiệp, nắng mưa, làm việc dưới nền nhiệt độ lên đến 60 độ. Ô nhiễm tiếng ồn, mất ngủ dẫn đến rối loạn tâm sinh lý, rối loạn cơ thể. Căng thẳng nhiều dẫn đến các tiêu cực như ăn rất nhiều, uống rất nhiều, dễ mắc bệnh tim mạch. Nhiều phi công tiếp viên có bệnh lý suy giảm tĩnh mạch do đứng, ngồi nhiều, chân sưng lên, phù, đi một lúc là đau.

Theo TS. BS Phạm Trần Linh, rất nguy hiểm nếu NLĐ không kiểm soát bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ, nặng nhất có thể tử vong rất dễ xảy ra. Thực tế có nhiều phi công đang bay bị đột quỵ trên buồng lái, tiếp viên cũng thế, gần đây nhất đã xảy ra ở Ấn Độ.

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch ở nhân viên Hàng không

Nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến cáo NLĐ ngành Hàng không tăng cường luyện tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh căng thẳng, tránh tác động của rượu, bia, thuốc lá...

Đối với các vị trí đặc biệt trong lĩnh vực Hàng không (nhất là phi công, tiếp viên) thì cần được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất là 2 lần/năm để phát hiện sớm bệnh tim mạch.

Về chế độ ăn: Có chế độ ăn đảm bảo năng lượng, cân bằng dinh dưỡng chất đạm, chất béo, chất bột đường. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tuy không có khuyến cáo nhưng với người ở độ tuổi trung niên nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh càng sớm càng tốt.

Phòng tránh bệnh tim mạch

"Để thay đổi lối sống để phòng và điều trị bệnh lý tim mạch, trước hết, NLĐ nên sớm hình thành chế độ ăn lành mạnh để phòng tránh bệnh tim mạch" - TS. BS Phạm Trần Linh cho biết.

TS. BS Phạm Trần Linh cũng cho biết, Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam (VNHA) năm 2022 về dinh dưỡng và đồ uống có cồn đã dự phòng bệnh tim mạch hoặc các bệnh lý tương tự để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải (chế độ ăn được bắt nguồn từ các loại đồ ăn truyền thống của các nước giáp biển Địa Trung Hải như Italia, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha; trong khẩu phần ăn sẽ tăng các thành phần có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, giảm các thành phần như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt). Đồng thời khuyến cáo thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; khuyến cáo giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch ở nhân viên ngành Hàng không

NLĐ cần tăng sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật và hạn chế thức ăn từ động vật. Nên giảm thiểu tối đa acid béo bão hoà dạng Trans, không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn...

Thành phần thức ăn nên có lượng muối < 5g/ngày; chứa 30 đến 45g chất xơ/ngày, tốt nhất là từ ngũ cốc nguyên hạt; ≥ 200g trái cây/ngày; ≥ 200g rau củ/ngày; hạn chế tối đa thịt đỏ (chỉ 300 đến 500g/tuần), đặc biệt là thịt đã qua xử lý; ăn cá 1 đến 2 lần/tuần, nhất là cá béo; 30g hạt không muối/ngày; sử dụng tối đa rượu 100ml rượu/tuần; không khuyến khích đồ uống có đường như nước ngọt và nước quả.

Theo TS. BS Phạm Trần Linh, NLĐ nên chú trọng giảm hàm lượng muối trong thức ăn, đồ uống mỗi ngày. Người mắc bệnh (tim mạch, tăng huyết áp, thận) ăn theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Để giảm ăn muối, cần bớt muối khi chế biến thức ăn, nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối sử dụng, nếm thức ăn trước khi cho thêm mắm, muối; sử dụng thêm các gia vị khác như tiêu, ớt, chanh để ăn ngon mà không cần dùng nhiều muối; không nên cho muối, gia vị vào nước luộc rau. Hạn chế để nước mắm, nước tương, gia vị trên mâm, pha loãng nước chấm, bỏ thói quen chấm ngập thức ăn, không nên chấm các thức ăn đã mặn và muối, nước mắm, không nên chấm trái cây với muối và gia vị. Giảm thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như giò chả, mỳ ăn liền, bánh mỳ, bim bim… Tăng cường thực phẩm tươi, đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi mua.

Bên cạnh đó, NLĐ cần chú ý giảm chất béo trong thực phẩm, hạn chế tất cả các thực phẩm nhiều chất béo; các thực phẩm có nhiều Cholesterol; các món ăn có đưa thêm chất béo. Giảm chất béo là giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Nên thay thế các chất mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.

Đối với chất bột đường: Nên chọn loại có nhiều chất xơ (bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ); tránh thức ăn có đậm độ năng lượng và chỉ số đường huyết cao như đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt…

Cần chú ý cân bằng năng lượng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Công thức tính: Cơ thể nhận 100 kcal khi uống 1 cốc nước ngọt; ăn 16g quả hạt; ăn 25g bánh quy và tiêu hao 100 kcal khi hoạt động thể thao trong 25 phút; chạy đá bóng trong 15 phút; đi bộ 45 phút. Nên ăn rau và quả chín, tươi, màu xanh thẫm, vàng, đỏ (chứa nhiều chống oxy hoá đơn), Coenzym Q10 có thể giảm 25% biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng Triglycerid.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hạ Kali gây loạn nhịp tim, bất thường tái cực. Thiếu hụt Magie là nguyên nhân của rối loạn nhịp thất và trên thất.... Kali và Magie đóng vai trò quan trọng cho sự thư giãn cơ tương ứng với kỳ tâm trương và cơ tim giãn nghỉ, có lợi cho tưới máu cơ tim, phác đồ điều trị suy tim..

Thực hiện lối sống lành mạnh là biện pháp cơ bản trong phòng và điều trị bệnh tim mạch; cân bằng chế độ ăn hằng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giúp cho việc tuân thủ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả hơn; bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm không khí và bụi mịn, tiêm vaccine dự phòng cúm, phế cầu và Covid-19, phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đặc biệt, với nhân viên ngành Hàng không, để phòng tránh các bệnh lý về tim mạch thì phải có bài tập tại chỗ, nhất là trong những chuyến bay dài, có thể kết hợp hướng dẫn cho cả hành khách. Phi công, tiếp viên tránh đi giày cao gót. Đối với NLĐ trên 30 tuổi, qua thời kỳ sinh nở, khi đi bay nên sử dụng tất áp lực, phi công chịu sức ép phải đi tất áp lực, tránh gây tác động đến tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch. Cần cải thiện điều kiện làm việc với một số đường bay quốc tế có thay đổi múi giờ.

Về thay đổi lối sống: Cần tăng cường sử dụng chức năng bơm của cơ bằng việc tránh đứng bất động trong thời gian dài, tư thế ngồi bắt chéo chân, hoặc tình trạng tĩnh tại lâu. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho hồi lưu tĩnh mạch bằng cách nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 10cm, hoặc tập vận động chân giống như đạp xe trong không khí trước khi ngủ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao (tắm nắng, xông hơi...).

Luyện tập đi bộ (đi nhanh), dẫm chân mạnh, bơi lội, tránh đứng/ngồi tại chỗ quá lâu, nằm ngủ kê cao chân (dùng gối kê), tránh ngồi tư thế buông thõng 2 chân xuống dưới, mang giày cao. Tăng cường rau và quả chín (500 gram/ngày); bổ sung các chất khoáng và vi khoáng tổng hợp.

Tập huấn an toàn trong thực hiện quy trình đặt và lưu catheter tĩnh mạch ngoại vi Tập huấn an toàn trong thực hiện quy trình đặt và lưu catheter tĩnh mạch ngoại vi

Với tiêu chí thực hiện mũi tiêm an toàn, đảm bảo chất lượng, phòng ngừa các sự cố không mong muốn liên quan tới tiêm ...

Nữ - 36 tuổi tìm việc làm nhân viên đóng gói hàng hóa, thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng Nữ - 36 tuổi tìm việc làm nhân viên đóng gói hàng hóa, thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng

Tôi, Bùi Thị Liên, sinh năm 1987 cần tìm việc làm nhân viên đóng gói hàng hóa. Thu nhập mong muốn 5 đến 8 triệu/tháng ...

Làm việc nhiều giờ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ Làm việc nhiều giờ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ

Theo số liệu ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời giờ làm việc ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Đọc thêm

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).