Thứ năm 19/09/2024 08:10

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
"Chuyển đổi số giúp công tác an toàn, vệ sinh lao động hiệu quả hơn"
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên và đội viên cứu hộ mỏ do Công ty Than Mạo Khê (Quảng Ninh) tổ chức. Ảnh: CĐTKV.

Chất lượng hoạt động huấn luyện ATVSLĐ và một số vấn đề đặt ra

Các Công ước hoặc khuyến nghị khác của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về công tác ATVSLĐ, trong các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đều có gắn với yêu cầu đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ đối với người lao động, người SDLĐ và các đối tác liên quan nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình làm việc.

Tại Việt Nam, với những chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật Nhà nước về phát triển, hỗ trợ xã hội hoá trong công tác huấn luyện, đến nay đã có khoảng 10.000 người được đào tạo nghiệp vụ huấn luyện, đáp ứng nhu cầu về người huấn luyện trong khoảng gần 1.000 tổ chức huấn luyện, chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp xã hội hoá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc tự công bố đủ điều kiện hoạt động huấn luyện; ngoài ra, có hàng nghìn doanh nghiệp tự chủ động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp được cấp tự huấn luyện hạng C (huấn luyện đầy đủ 06 nhóm đối tượng).

Số lượng người lao động được huấn luyện ATVSLĐ hằng năm ước khoảng hàng triệu người và số lượng người được huấn luyện cũng ngày càng tăng thêm. Nếu so sánh với giai đoạn trước năm 2013 trung bình chỉ khoảng dưới 500.000 người được huấn luyện mỗi năm và số lượng người làm công tác huấn luyện chỉ khoảng dưới 400 người trên cả nước thì hiện nay, số lượng người lao động được huấn luyện hằng năm tăng trên 20 lần, số người làm công tác huấn luyện tăng khoảng 22 lần.

Từ cuối năm 2013 cho đến nay, thực hiện quy định tại Điều 150 Bộ Luật lao động 2012 và Luật ATVSLĐ 2015, chúng ta đã có bước đột phá trong việc thay đổi nhận thức và phương thức tổ chức huấn luyện, pháp luật ATVSLĐ đã quy định khá cụ thể về phân loại đối tượng huấn luyện, điều kiện của tổ chức huấn luyện, khung chương trình, thời gian huấn luyện, tiêu chuẩn người huấn luyện ATVSLĐ...

Nhờ đó, chất lượng công tác huấn luyện đã được cải thiện và đồng đều hơn tại các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là nội dung huấn luyện đã được quy định cụ thể, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng chuyên ngành huấn luyện.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Trải nghiệm AR tại Phòng Đào tạo, giám sát an toàn thông minh (Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học ATVSLĐ). Ảnh: Văn Quân

Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ nhất định trong công tác huấn luyện ATVSLĐ. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh số lượng các tổ chức huấn luyện và đội ngũ người làm công tác huấn luyện do nhu cầu của thị trường dịch vụ huấn luyện rất cao, đã thu hút lực lượng khá lớn; hàng chục nghìn người có nhu cầu được đào tạo, trong khi đó số lượng các chuyên gia có chuyên môn tốt để tham gia đào tạo đội ngũ người làm công các huấn luyện còn quá ít về số lượng.

Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người học, đã dẫn đến việc đào tạo chạy theo số lượng, thời gian đào tạo ngắn, việc đào tạo chủ yếu do các tổ chức huấn luyện tự tổ chức mà thiếu đi sự quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, nhiều nội dung quan trọng, cần thiết đã không được đào tạo, huấn luyện do thiếu chuyên gia và thời gian đào tạo bị rút ngắn, dẫn tới chất lượng đầu ra của người làm công tác huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Tình trạng huấn luyện ATVSLĐ ở nhiều doanh nghiệp còn mang tính hình thức; nội dung huấn luyện nhiều nơi chưa gắn với thực tiễn tại nơi làm việc, không thực hiện đầy đủ nội dung huấn luyện, thời gian huấn luyện; điều kiện tổ chức huấn luyện không bảo đảm và cả nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chưa thực hiện quy định huấn luyện ATVSLĐ tại đơn vị. Thậm chí tình trạng mua bán giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra do người lao động không tuân thủ quy trình làm việc, chưa có khả năng nhận diện nguy cơ, rủi ro mất an toàn.

Nâng cao hơn nữa chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong bối cảnh mới
Hiện trường vụ tai nạn lao động ngày 2/8/2024 tại Công ty CP Sản xuất và Thương mại Lao Kay, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tẳng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai khiến 3 người chết 3 người bị thương. Ảnh: CTV

Những vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra gần đây rất nghiêm trọng, như: Vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP khoáng sản và xi măng Yên Bái làm 7 người chết, 03 người vị thương; vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Nai, ngày 01/5/2024 làm 6 người chết và 7 người bị thương nặng, gần đây nhất là vụ TNLĐ trong hầm lò than tại Công ty Than Hạ Long ngày 26/7/2024, làm 05 người chết, vụ tai nạn lao động tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ngày 2/8/2024 khiến 3 người chết 3 người bị thương... cho thấy chất lượng công tác huấn luyện ATVSLĐ ở nhiều nơi chưa đạt chất lượng, hiệu quả và thiếu kiểm soát tốt.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện ATVSLĐ trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hoạt động huấn luyện, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay, một số giải pháp được đề xuất, như sau:

Đối với các doanh nghiệp, phải tuân thủ đầy đủ việc tổ chức huấn luyện theo chương trình, nội dung và đối tượng; tổ chức lựa chọn đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện có uy tín, cần đánh giá năng lực của tổ chức, giảng viên và nên phối hợp xây dựng bài giảng phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, khả năng của người lao động; có thể nên lựa chọn mô hình tự cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ, bằng cách đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đủ năng lực, tiêu chuẩn thành người huấn luyện ATVSLĐ của doanh nghiệp (Điều 14 Luật ATVSLĐ đã quy định).

Doanh nghiệp nên xem việc huấn luyện ATVSLĐ theo quy định của Luật ATVSLĐ là tối thiểu, cần thiết phải có những chương trình huấn luyện, đào tạo, giáo dục bổ sung hoặc nâng cao; phải thực hiện việc nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng ngừa cụ thể làm căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện cụ thể về lý thuyết, hướng dẫn thực hành; đảm bảo sự tham gia của người lao động trong việc phát triển các chương trình đào tạo, huấn luyện ATVSLD.

Khi có sự tham gia của người lao động trong quá trình xây dựng chương trình huấn luyện ATVSLĐ, các chương trình phòng ngừa thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc sẽ được cải thiện vì người lao động có thể xác định các quy trình an toàn còn thiếu, đưa ra các đề xuất thay đổi và giúp đảm bảo một nơi làm việc an toàn. Khi người lao động có tiếng nói tại nơi làm việc và đóng góp ý kiến ​​về cách thức đào tạo, huấn luyện được phát triển, các chương trình đào tạo, huấn luyện sẽ tập trung chính xác hơn vào các mối nguy cụ thể tại nơi làm việc.

Nhà nước cần đưa ra những khung chương trình huấn luyện chi tiết đối với các lĩnh vực, ngành, nghề cơ bản, yêu cầu đánh giá chuẩn đầu ra sau huấn luyện ATVSLĐ; khuyến khích, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia cung ứng dịch vụ huấn luyện có thu phí hoặc không thu phí; tạo cơ chế để chọn mô hình cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, nơi làm việc, công việc của người lao động, miễn là các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về ATVSLĐ do Nhà nước đưa ra.

Nhà nước quản lý, ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, cơ sở vật chất, chứng nhận hoặc giao cho các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc tổ chức chứng nhận trong việc giáo dục, đào tạo, huấn luyện các chuyên gia chuyên nghiệp, trình độ cao trong lĩnh vực ATVSLĐ được đào tạo ở cấp bậc đại học hoặc tương đương, bảo đảm tối thiểu 2 hoặc 3 năm kinh nghiệm thực tiễn.

Công bố doanh sách, trình độ, năng lực các chuyên gia trên website của Chính phủ hoặc các Bộ; việc đào tạo người huấn luyện bắt buộc phải lựa chọn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ATVSLĐ trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể và được đào tạo bổ sung các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện hoạt động đào tạo, huấn luyện.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ - Ảnh: Văn Quân

Đặc biệt, tổ chức Công đoàn các cấp cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở thành đội ngũ người huấn luyện ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Với hàng trăm nghìn cán bộ công đoàn cơ sở hiện nay, nếu có 10% lực lượng này được huấn luyện thành người huấn luyện ATVSLĐ, sẽ có một đội ngũ chuyên gia an toàn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang thiếu hụt nhân lực huấn luyện hiện nay.

Khi cán bộ công đoàn làm giảng viên an toàn, nếu được hỗ trợ tốt, cả về kinh phí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, họ sẽ nỗ lực vừa huấn luyện, vừa học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và cả cái tâm của nghề an toàn, sau này họ sẽ là các chuyên gia an toàn. Đội ngũ này sẽ làm cán bộ công đoàn và an toàn không chỉ trong giờ làm, mà còn cả các thời gian họ làm chuyên gia, họ làm tư vấn, ngay trong cuộc sống và cộng động.

Khi nhiều công nghệ, vật liệu, hóa chất mới được đưa vào sản xuất hàng năm, song song với hiện trạng nhà xưởng, thiết bị, công nghệ, năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động và cả ý thức, nhận thức của chủ sử dụng lao động còn nhiều hạn chế... việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người làm công tác huấn luyện ATVSLĐ là giải pháp căn cơ, chi phí thấp, dễ thực hiện, cùng với những giải pháp tổng thể về tổ chức thực hiện huấn luyện ATVSLĐ tại nơi làm việc sẽ góp phần phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đây cũng là yêu cầu cần thiết để chúng ta đáp ứng các yêu cầu mới, các quy định pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn, công ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các tiêu chuẩn về ATVSLĐ cũng là điều kiện trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và chuỗi cung ứng quốc tế.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của tất cả ...

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và ...

Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than Vài góp ý về an toàn vệ sinh lao động sau các vụ tai nạn lao động gần đây ở ngành Than

Mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ...

Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ

Tin cùng chuyên mục

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Pháp luật ATVSLĐ

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại khu vực thi công cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang khiến 1 nam công nhân tử vong.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Pháp luật ATVSLĐ

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Đọc thêm

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Pháp luật ATVSLĐ

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp đang khẩn trương làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm tập thể sau khi nhiều công nhân Công ty TNHH may túi xách Thái Dương (TP. Đồng Tháp) ăn bánh mì tại một cơ sở bán bánh mì mà họ thường ăn. Hiện nhiều công nhân được xuất viện sau khi cấp cứu, số khác đang điều trị và có dấu hiệu phục hồi tốt.

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

TS Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động nhấn mạnh điều này khi trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn về vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai – TKV khiến 5 công nhân tử vong.

Khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai

Tai nạn lao động

Khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai

Đó là một trong những nội dung tại Công điện số 74/CĐ-TTg ngày 30/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Hòn Gai.

Tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai, 5 công nhân tử vong

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai, 5 công nhân tử vong

5 công nhân đang làm việc tại khu vực lò chợ thuộc Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại, Công ty Than Hòn Gai – TKV, TP Hạ Long thì bất ngờ gặp sự cố dẫn đến tử vong.

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Pháp luật ATVSLĐ

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31). Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn số 1690/TLĐ-QHLĐ ngày 17/7/2024 yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

Clip vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: cẩn trọng dừng xe ở làn đường khẩn cấp

Pháp luật ATVSLĐ

Clip vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: cẩn trọng dừng xe ở làn đường khẩn cấp

Clip từ camera giao thông trên cao tốc ghi lại được vụ va chạm gây ùn tắc trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 14/7, hé lộ nguyên nhân thực sự.

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

Tai nạn lao động

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

Ngày 07/07, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ huyện Bắc Tân Uyên, Công an và các ngành chức năng để làm rõ nguyên nhân vụ nổ xảy ra tại khu vực bồn chứa bụi thuộc Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông.

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Pháp luật ATVSLĐ

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Đêm 3/7/2024 xảy ra vụ cháy nhà xưởng tại lô D, đường D2, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thành phố Tân Uyên, Bình Dương.

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Tai nạn lao động

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” làm 3 người tử vong xảy ra địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai).

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Pháp luật ATVSLĐ

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Qua 6 tháng triển khai Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9/10/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia), hiện mới có 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 3 công đoàn ngành trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện. Điều này, theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam là chưa phát huy tiềm lực, tận dụng cơ hội để thực hiện.

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Pháp luật ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm giá mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác, trong đó có an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Pháp luật ATVSLĐ

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Ước tính có gần 90% số nhân viên y tế thuộc đối tượng nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm...

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Pháp luật ATVSLĐ

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty than Quang Hanh - TKV chiều 13/5 (ở Cẩm Phả, Quảng Ninh), khiến 3 công nhân tử vong và 1 người bị thương một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hiểm họa không lường trước được trong khai thác hầm lò.

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Pháp luật ATVSLĐ

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Cục An toàn lao động cho biết, có 2,3% vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Pháp luật ATVSLĐ

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, giám đốc doanh nghiệp là người nước ngoài để xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết phải chịu trách nhiệm pháp lý như người Việt Nam.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Pháp luật ATVSLĐ

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Pháp luật ATVSLĐ

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Pháp luật ATVSLĐ

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ở Đồng Nai có thể do vượt quá áp lực.