Thứ sáu 19/04/2024 16:30

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

Ngoài chi phí phòng trọ, tiền điện cũng chiếm một phần cố định quan trọng trong chi tiêu của công nhân xa quê. Mặc dù có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn không ít công nhân thuê nhà đang phải gánh giá điện cao.
Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định
Gia đình công nhân thuê trọ phải chịu giá điện từ 3.000-3.500 đồng/1 số điện. Ảnh: Anh Thư

Muốn hưởng giá điện bán lẻ

Gia đình anh Nguyễn Huy Du (SN 1982, quê Phú Thọ) thuê nhà gần KCN Thăng Long được hơn 7 năm. Anh Du là lao động tự do, vợ anh là công nhân trong khu công nghiệp. Dịch COVID-19 khiến hai vợ chồng anh phải nghỉ việc, chỉ quanh quẩn trong phòng trọ, thời gian này cũng là lúc gia đình anh Du phải chi nhiều tiền điện, nước sinh hoạt.

“Đợt nghỉ việc ở nhà, giãn cách xã hội tháng 8.2021, gia đình tôi hết gần 400 số điện. Giá điện là 3.500 đồng/số, tính ra hết khoảng gần 1,2 triệu đồng tiền điện tháng đó. Tiền không làm ra chỉ có tiêu, nghĩ lại vẫn thấy kinh khủng” - anh Du nhớ lại.

Xác định sinh sống ở đây lâu dài, nên đồ đạc gia dụng trong phòng trọ của anh cũng nhiều dần lên. Tivi, tủ lạnh, máy giặt, quạt… “ngốn” điện mỗi ngày khiến vợ chồng anh phải chi trả một khoản tiền không nhỏ.

Với công việc của một phụ hồ, anh Du không có thu nhập ổn định, còn vợ anh với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng phải chi trả nhiều khoản. Những tháng vợ không được tăng ca, thu nhập giảm sút, đã có lúc vợ chồng này phải đi vay hàng xóm tiền để trang trải cuộc sống. Con trai lên lớp 5, để có tiền đóng khoản phí đầu năm học mới, hai vợ chồng anh phải chi tiêu dè sẻn các khoản khác.

“Cảnh đi thuê trọ trả tiền điện theo số, nước tính theo khối hàng tháng là chuyện hiển nhiên, trong dãy trọ của tôi phòng nào cũng như thế. Hưởng tiền điện giá dân như ở quê hoặc các hộ gia đình thì quá tốt nhưng cũng chẳng ai biết phải làm thủ tục thế nào” - anh Du bày tỏ.

Tăng giá điện sẽ thêm chi phí

Anh Phạm Xuân Liêm - công nhân khu công nghiệp Thăng Long - cho biết, hiện anh đang thuê trọ tại khu nhà ở xã hội tại thôn Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ngoài tiền thuê nhà, mỗi tháng anh cũng mất vài trăm nghìn tiền điện.

Gia đình có hai con nhỏ nên anh Liêm cũng phải sắm sửa đầy đủ đồ đạc như máy giặt, tủ lạnh, tivi… Trong những ngày hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, những tháng đó, anh Liêm rất xót ruột mỗi khi trả tiền tiện.

“Tôi thấy may mắn hơn nhiều gia đình công nhân khác khi được kí hợp đồng trực tiếp với bên điện lực. Chúng tôi sẽ trả tiền điện theo giá bậc thang. Như vậy, khoản tiền này cũng không quá lớn. Những công nhân khác phải chịu từ 3.000-3.500 đồng/số điện thì cuối tháng sẽ mất rất nhiều tiền”, anh Liêm nói.

Theo công nhân này, nhiều đồng nghiệp khác của anh do thuê phòng trọ, chủ nhà phải chịu giá điện kinh doanh nên sẽ tự quy định giá điện. Nếu nhân lên với số điện đã dùng, mỗi tháng công nhân chi cho tiền điện khoảng 1/10 tổng thu nhập. Với đề xuất tăng giá điện của cơ quan liên quan, người lao động sẽ thêm nhiều áp lực.

Bà Nguyễn Thị Liên - chủ nhà trọ ở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) - cho biết, gia đình bà có 12 phòng trọ được xây dựng từ năm 2001 cho công nhân thuê. “Ngoài việc cho thuê trọ, tôi cũng buôn bán kinh doanh ngoài nên có những trường hợp công nhân quá khó khăn tôi đã giảm tiền trọ hoặc cho họ nợ 3 tháng chưa yêu cầu đóng. Gia đình tôi lấy 2.500 đồng/số điện - so với mặt bằng chung tiền điện trong khu vực thì giá trên đã thấp hơn rất nhiều” - bà Liên nói.

Theo chủ một số nhà trọ khác, khu vực xã Kim Chung là nơi phần lớn công nhân, người lao động xa quê thuê trọ. Không ít chủ trọ “mạnh tay” thu 3.000-3.500 đồng/số điện. Dịp nắng nóng vừa qua, không ít gia đình công nhân phải trả tiền điện từ 1-1,2 triệu đồng/tháng. “Vì tôi lấy giá điện thấp hơn nên những công nhân thuê trọ nhà tôi cũng không có nhu cầu hưởng điện theo giá bán lẻ. Bởi những người lao động ở một mình thì mỗi tháng chỉ hết khoảng 200.000 đồng” - bà Liên nói.

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen” Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ...

Công nhân lao động cần làm gì để hưởng lương hưu cao hơn? Công nhân lao động cần làm gì để hưởng lương hưu cao hơn?

Công nhân lao động cần tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ tiền lương và các loại phụ cấp đóng bảo ...

Giảm áp lực đầu năm học cho phụ huynh là công nhân lao động Giảm áp lực đầu năm học cho phụ huynh là công nhân lao động

Dịp đầu năm học, phụ huynh là công nhân lao động nhập cư tại Bình Dương chịu áp lực trước các khoản đóng góp và ...

Bình Dương: Bố mẹ đi làm, con ở phòng trọ bị điện giật tử vong Bình Dương: Bố mẹ đi làm, con ở phòng trọ bị điện giật tử vong

Tại một phòng trọ ở phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, ngày 10/8, trong lúc cặp vợ chồng công nhân đang ...

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH (Theo Báo Lao động)
https://laodong.vn/cong-doan/tien-dien-co-the-len-den-12-trieu-dongthang-cong-nhan-mong-duoc-tinh-gia-dien-theo-quy-dinh-1101301.ldo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

An toàn tài chính

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

Ngày 19/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tín dụng đen trong công nhân lao động. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì.

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

An toàn tài chính

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

An toàn tài chính

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa thông báo từ 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trước thông tin này, nhiều công nhân đang ở trọ lo lắng vì sợ bội thêm chi phí do giá điện tăng.

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

An toàn tài chính

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

Để thích ứng trong bối cảnh việc làm ít, thu nhập giảm, công nhân phải tìm mọi cách để xoay xở cuộc sống.

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

An toàn tài chính

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Đọc thêm

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

An toàn tài chính

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm lo cho gia đình lên cao nhất, mặc dù phải hy sinh nhu cầu của bản thân...

Công nhân mong con có môi trường học tốt

An toàn tài chính

Công nhân mong con có môi trường học tốt

Đồng lương phải “chia 5 xẻ 7”, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đặt việc học của con lên hàng đầu. Họ hy vọng, con cái có môi trường học tập tốt để sau này có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo được cho cuộc sống.

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

An toàn tài chính

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

“Rảnh làm, mệt nghỉ, không cần vốn, không cần cọc… nhưng vẫn có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu mỗi ngày” là những lời quảng cáo làm việc online hấp dẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ ham “việc nhẹ lương cao” đã sập bẫy và nhận cái kết đắng…

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

An toàn tài chính

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

An toàn tài chính

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

An toàn tài chính

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn. Thậm chí, họ còn bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

An toàn tài chính

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ Công an báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,... gọi điện để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi trong suốt thời gian qua.

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

An toàn tài chính

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ), Tổng Liên đoàn Lao dộng (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

An toàn tài chính

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, người lao động (CNNLĐ) ở các khu công nghiệp. Đây được xem là một trong những công cụ tài chính hiệu quả, không chỉ góp phần ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” mà còn giúp CNNLĐ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi phục vụ cuộc sống.

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

An toàn tài chính

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đối với các hội viên môi giới bất động sản (BĐS), có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

An toàn tài chính

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.