Thứ sáu 22/11/2024 04:32

Vấn đề nhà ở xã hội được công nhân lao động đối thoại với Bí thư Thành uỷ Hải Phòng

Ngày 27/5, Thường trực Thành uỷ Hải Phòng đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động. Đồng chí Lê Tiến Châu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng chủ trì buổi đối thoại.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô

Dự buổi đối thoại còn có lãnh đạo các sở, ban ngành, quận, huyện, doanh nghiệp và 450 công nhân, viên chức, lao động. Tại buổi đối thoại, đại diện người lao động (NLĐ) trao đổi về 8 nhóm vấn đề: nhà ở xã hội, bảo hiểm xã hội (BHXH), ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, tín dụng đen, trường học cho con công nhân, bệnh viện, chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động...

Theo Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu, buổi đối thoại là dịp để các cấp uỷ Đảng, chính quyền lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những ý tưởng, hiến kế của anh chị em công nhân, viên chức, lao động vì sự phát triển của thành phố.

Vấn đề nhà ở xã hội được công nhân lao động đối thoại với Bí thư Thành uỷ  Hải Phòng
Đồng chí Lê Tiến Châu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng chủ trì buổi đối thoại với công nhân, viên chức, lao động.Ảnh: Hồng Thanh

Công nhân rất cần có nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp

Đứng đầu trong các kiến nghị của NLĐ là thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp...

Chị Nguyễn Thị Dung - công nhân Công ty Medikit chia sẻ, vợ chồng chị và con nhỏ đang thuê nhà trọ rộng hơn 10m2 tại huyện An Dương. Mùa hè thì nóng bức, mùa mưa thường ngập lụt, chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Nhưng với thu nhập hiện tại, hai anh chị chưa thể mua được căn nhà ở xã hội tại Hải Phòng. Do đó, chị đề nghị Thành phố có cơ chế, giải pháp hỗ trợ để những dự án nhà ở xã hội có giá ở mức từ 300 đến 400 triệu đồng. Công nhân mua nhà được trả góp để hiện thực hoá ước mơ định cư lâu dài.

Trả lời nội dung này, ông Nguyễn Thành Hưng - Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng cho biết, tháng 4/2022, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết 04 về Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ. Giá bán căn nhà xã hội tạm tính khoảng 600 triệu đồng cho căn có diện tích từ 40 đến 50m2.

Đến nay, nhà đầu tư dự án tại Tổng kho 3 Lạc Viên đang triển khai khu tái định cư và chuẩn bị khởi công dự án nhà ở xã hội; xây dựng giá bán trình Sở Xây dựng xem xét, thẩm định.

Vấn đề nhà ở xã hội được công nhân lao động đối thoại với Bí thư Thành uỷ  Hải Phòng
Thường trực Thành uỷ Hải Phòng đối thoại với công nhân, viên chức, lao động. Ảnh: Đông Bắc

Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội khi xác định giá bán tại các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn khoảng 14 đến 15 triệu đồng/m2. Như vậy, với kinh phí khoảng 300 đến 400 triệu đồng, NLĐ có thể mua nhà ở xã hội khoảng 30m2.

Ngoài các dự án trên, thành phố đang triển khai các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân như: Dự án nhà ở xã hội 39 Lương Khánh Thiện, Khu nhà ở xã hội 384 Lê Thánh Tông (quận Ngô Quyền); Khu nhà ở công nhân LG - Tràng Duệ (huyện An Dương); Dự án nhà ở xã hội thuộc Dự án khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ (huyện An Dương).

Do đó, NLĐ có nhu cầu, căn cứ khả năng tài chính của mình để thực hiện các thủ tục mua nhà ở xã hội tại các dự án nêu trên khi Sở Xây dựng có thông báo về các căn nhà xã hội đủ điều kiện mở bán. Mức vay tối đa là 70% giá trị nhà ở, NLĐ có thể trả trong 10 đến 15 năm với mức trả góp 3 đến 5 triệu đồng/tháng.

Ông Hưng cho biết, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội đã được quy định tại Điều 4, Thông tư 20 của Bộ Xây dựng. Cụ thể, căn hộ nhà chung cư phải đáp ứng tiêu chuẩn của căn hộ khép kín theo quy định về nhà ở, có diện tích sử dụng tối thiểu 25m2 (bao gồm khu vệ sinh).

Đối với căn nhà (không phải chung cư) phải được xây dựng khép kín, có phòng riêng, khu vệ sinh riêng, diện tích tối thiểu 25m2; đáp ứng các quy định về chất lượng công trình xây dựng từ cấp 4 trở lên.

Vấn đề nhà ở xã hội được công nhân lao động đối thoại với Bí thư Thành uỷ  Hải Phòng
NLĐ nêu ý kiến tại buổi đối thoại. Ảnh: Đông Bắc

Theo ông Hưng, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân xây dựng đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, do phân cấp quản lý xây dựng, việc cấp phép xây dựng đối với nhà ở cho các hộ gia đình thuộc UBND các quận, huyện. Sở Xây dựng là cơ quan phối hợp kiểm tra, thanh tra việc xây dựng.

Đối với lo lắng của công nhân về những nhà trọ, căn chung cư không đủ điều Kiện PCCC, đại diện lãnh đạo Công an TP Hải Phòng cho biết, qua rà soát, toàn thành phố có 2.600 hộ gia đình cho thuê nhà trọ với hơn 2.800 nhà trọ và 21.350 phòng trọ. Tổng số người thuê là hơn 25.200 người.

Nhà trọ từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên thuộc diện phải thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Nhà trọ dưới 7 tầng hoặc khối tích dưới 5.000 không phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và Nghị định 136 của Chính phủ về an toàn PCCC…

Công an TP Hải Phòng đề nghị công nhân, viên chức, lao động trước khi thuê trọ cần kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở dự kiến thuê. Nếu phát hiện không đảm bảo các yêu cầu, có thể phản ánh đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.

Vấn đề nhà ở xã hội được công nhân lao động đối thoại với Bí thư Thành uỷ  Hải Phòng
Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời NLĐ. Ảnh: Hồng Thanh

Tại buổi đối thoại, đại diện NLĐ của Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng, Công ty CP Lisemco và Công ty TNHH May Quốc tế Gleeco Việt Nam phản ánh, chủ doanh nghiệp nợ đóng BHXH khiến nhiều lao động bị ốm đau, nghỉ thai sản hay đến tuổi nghỉ hưu... vẫn chưa được giải quyết chế độ theo quy định, khiến công nhân bức xúc, cầu cứu các cơ quan quản lý.

Về vấn đề này, BHXH TP Hải Phòng thông tin, 3 doanh nghiệp số nợ bảo hiểm lớn. Cụ thể, Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng chậm đóng 19,6 tỷ đồng. Công ty CP Lisemco chậm đóng BHXH hơn 65 tỷ đồng, mới hoàn thành đóng BHXH đến hết tháng 11/2014. Công ty TNHH May quốc tế Gleeco Việt Nam đã bỏ trốn, dừng đóng BHXH từ tháng 7/2021. Doanh nghiệp này còn chậm đóng 12,8 tỷ đồng.

Theo quy định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn chậm đóng thì xác nhận bổ sung quá trình trên sổ BHXH. Trường hợp chưa làm thủ tục xác nhận quá trình tham gia BHXH, NLĐ nộp hồ sơ về BHXH thành phố để đề nghị xác nhận đến thời điểm đơn vị hoàn thành đóng BHXH cho NLĐ, làm cơ sở giải quyết chế độ hưu trí và các chế độ BHXH khác (nếu có)…

Thành phố đang nỗ lực chuẩn bị phát triển 47.000 căn nhà ở xã hội

Kết luận tại buổi đối thoại, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu nêu 3 vấn đề trọng tâm tại buổi đối thoại.

Thứ nhất, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp là vấn đề rất cần thiết, cấp thiết với người dân. Thành phố đang nỗ lực chuẩn bị phát triển 47.000 căn nhà ở xã hội, vượt xa chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao thành phố đến 2025 và năm 2030. Đồng thời nỗ lực thay đổi quan điểm của nhiều người về nhà ở xã hội là "không gian cho các đối tượng thu nhập thấp, các điều kiện sống vừa đủ"..

Thành phố muốn xây dựng nhà ở xã hội là không gian ở mới đồng bộ, tiện nghi, có đầy đủ hạ tầng xã hội và vừa phải với túi tiền, khả năng chi trả của đa số người dân. Ưu tiên nhà ở xã hội gắn với đô thị, các khu sản xuất, khu dịch vụ tạo công ăn việc làm. Hạn chế các dự án nhỏ, chuyển sang mô hình dự án khu ở, đơn vị ở đồng bộ, tiện nghi với quy mô lớn.

Về vấn đề đào tạo nghề lao động hiện nay, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đánh giá, chất lượng, số lượng cơ sở đào tạo nghề của địa phương không đồng đều, chưa tương xứng nhu cầu. Thành phố đang nghiên cứu, xây dựng đề án tổng thể, rà soát sắp xếp lại các cơ sở có trọng tâm, trọng điểm vào một số ngành, lĩnh vực đào tạo nghề có nhu cầu cao. Đồng thời, tăng cường liên kết các đơn vị sử dụng lao động, hợp tác quốc tế, thu hút các cơ sở đào tạo lao động tư nhân để đa dạng hóa lựa chọn và tăng tính cạnh tranh.

Về các vấn đề xã hội như: bệnh viện, trường học, BHXH, nhu cầu thụ hưởng văn hóa, thành phố đã nhận diện được những tồn tại, bất cập và sẽ quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho các lĩnh vực này. Đặc biệt, xây dựng trường đạt chuẩn, xây dựng trường mầm non; mở rộng các đối tượng thụ hưởng chính sách miễn, giảm học phí; tăng cường tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sân khấu hóa tại các khu công nghiệp...

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm những vấn đề trả lời NLĐ tại buổi đối thoại; hoàn thiện câu trả lời bảo đảm đủ căn cứ và tính khả thi. Văn phòng Thành uỷ tổng hợp các câu trả lời, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các cam kết của các đơn vị với NLĐ. Thường trực Thành uỷ sẽ kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo để những cam kết sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cũng nhấn mạnh, Thành uỷ Hải Phòng quan tâm đến 3 vấn đề lớn cho NLĐ đó là phát triển nhà ở xã hội; đào tạo nghề cho lao động và các vấn đề về xã hội như trường học, bệnh viện, nhu cầu thụ hưởng văn hóa của NLĐ.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng bày tỏ mong muốn, mỗi công nhân, viên chức, lao động không ngừng nỗ lực, làm tốt vai trò, nhiệm vụ, sáng tạo trong công việc, lan toả năng lượng tích cực, chấp hành tốt quy định pháp luật, đóng góp cho sự phát triển của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và thành phố. Đồng chí đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền chăm lo đời sống NLĐ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp NLĐ, tham gia tích cực vào chương trình xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội... Các doanh nghiệp quan tâm tạo môi trường làm việc an toàn, thuận lợi nhất cho NLĐ, để NLĐ có động lực sáng tạo, yên tâm cống hiến.

Cách các nước Nam Á và Đông Nam Á bảo vệ người lao động di cư Cách các nước Nam Á và Đông Nam Á bảo vệ người lao động di cư

Một số tuyến đường di cư nhộn nhịp nhất thế giới chạy từ Nam Á, Đông Nam Á đến các quốc gia vùng Vịnh Ba ...

Đồng Nai: Hỗ trợ thiết thực cho công nhân bị thương tật trên 51% do tai nạn lao động Đồng Nai: Hỗ trợ thiết thực cho công nhân bị thương tật trên 51% do tai nạn lao động

Dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tháng hành động ...

Cuộc thi ảnh Cuộc thi ảnh "Công nhân với công tác an toàn, vệ sinh lao động" năm 2023

Cuộc thi ảnh "Công nhân với công tác an toàn, vệ sinh lao động" năm 2023 nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng ...

Mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp: 3 công nhân tử vong, 5 công nhân trong tình trạng nặng Mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp: 3 công nhân tử vong, 5 công nhân trong tình trạng nặng

3 công nhân tử vong, 5 công nhân khác bị khó thở, đang phải rửa phổi do làm việc tại một xưởng đá trên địa ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.