Thứ bảy 19/04/2025 22:54

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương: Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn

Hai năm trước, người dân làng Đồng Mỹ, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình xôn xao về việc một số người làng bỗng dưng gầy rộc, có biểu hiện mất trí, hành động điên loạn không ai giống ai. Người cởi trần đi lang thang, gào rú suốt đêm, người cầm dao chém quần áo, nói năng nhảm nhí, ... Ai cũng bảo họ bị “ma nhập”, có người bảo họ bị “ngáo đá”. Điểm chung của những người này là họ đều từng làm công nhân tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam - một doanh nghiệp chuyên sản xuất mành, rèm ở tỉnh Hải Dương. Sau đó, họ được phát hiện nhiễm độc thiếc.
Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương:  Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn
Xưởng nghiền phế liệu nhựa tại Công ty Quảng Phong, nơi nhiều công nhân bị nhiễm độc thiếc. Ảnh chụp năm 2020. Nguồn: baohaiduong.vn

Biểu hiện bất thường và một người tử vong

Anh Nguyễn Kim Cương (SN 1978) làm việc tại xưởng nghiền phế liệu nhựa của Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam (Công ty Quảng Phong) được 3 tuần thì buộc phải nghỉ việc bởi có biểu hiện bất thường.

Đầu tháng 7/2020, trong một lần tan ca, anh Cương không nhớ đường về nhà, đầu óc điên loạn, phóng xe đi quanh xã. Biểu hiện mất trí, hoang tưởng ngày càng rõ rệt, mấy đêm sau đó anh cởi trần đi lang thang, phải có người đi tìm đưa về. Người làng nghi ngờ anh sử dụng ma tuý đá, có người lại bảo anh bị “ma nhập” dẫn đến điên loạn.

Cùng thời điểm ấy, một đồng nghiệp của anh là anh Đỗ Kim Tùng (SN 1992) có biểu hiện tương tự. Sau khoảng 2 tuần làm việc tại Công ty Quảng Phong, anh Tùng mệt mỏi, chán ăn, hoang tưởng, hai tay nổi đầy mụn nước như bong bóng, ...

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương:  Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn
Anh Đỗ Kim Tùng sau thời gian điều trị nhiễm độc thiếc vào tháng 9/2020. Ảnh: MINH KHÔI

“Nó thường đi lang thang, không kiểm soát được hành vi, có khi sợ hãi nhảy lên tường rào rồi kêu gào có rắn cắn, ... Đêm đến nó cứ nói năng lảm nhảm, có lúc gào rú suốt đêm. Mấy ngày sau, chân tay nó co quắp, đi không vững, ngã xiêu ngã vẹo”, bà Nguyễn Thị Ngát chưa hết ám ảnh, kể về hành động của con trai.

Một người mẹ khác, bà Vũ Thị Nhạn đau đớn kể rằng con trai út của bà là anh Nguyễn Đức Hảo (SN 1985) sau thời gian làm thợ xây, quyết định bỏ nghề, theo chân mấy anh em trong làng, xuôi đò bến trại, qua sông Luộc sang đất Hải Dương tìm việc. Họ nhanh chóng xin được việc tại xưởng nghiền phế liệu nhựa của Công ty Quảng Phong, có trụ sở tại Cụm công nghiệp Ngũ Hùng, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, cách nhà chừng 3 cây số.

Được khoảng chục ngày, mỗi khi đi làm về, anh Hảo thường nằm vật ra nền nhà rất lâu để nghỉ ngơi. Anh bảo với mẹ: “Con mệt lắm mẹ ạ. Có khi con xin nghỉ”. Hai cánh tay anh mọc mụn đỏ tấy, lở loét, bôi nhiều loại thuốc nhưng không đỡ.

Vài hôm sau, anh Hảo có biểu hiện lạ, mỗi lúc nói chuyện cứ ngửa mặt lên trần nhà, mắt trợn ngược, đỏ ngầu, nói huyên thiên. Mắc chứng hoang tưởng, nên có hôm ngồi ăn cơm, anh bảo: “Sao mẹ xới cơm cho con toàn kiến vậy?”. Cơ thể anh ngày càng yếu ớt, chân đi xiêu vẹo, ngã khuỵu xuống.

Hồ sơ bệnh án của anh Hảo do Bệnh viện Bạch Mai cung cấp cho biết, anh nhập viện ngày 9/7/2020 với triệu chứng ảo giác, hoang tưởng, mệt mỏi, ... Đến 14/7/2020, anh rơi vào hôn mê, phải thở máy, bệnh tiên lượng nặng do nhiễm độc thiếc, viêm não, suy đa tạng, viêm phổi. Chiều cùng ngày, anh Hảo tử vong và được gia đình đưa về quê mai táng.

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương:  Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn
Bà Vũ Thị Nhạn bên bàn thờ con trai. Ảnh: MINH KHÔI

Ngành Y tế rốt ráo vào cuộc

Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho hay, ngày 16/7/2020, cơ quan này nhận được thông tin nhanh của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế về việc có 03 bệnh nhân đã từng làm việc tại Công ty Quảng Phong (Hải Dương) đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã liên hệ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh để thành lập Tổ công tác liên ngành cùng Công an địa phương xuống làm việc trực tiếp tại Công ty Quảng Phong để xác minh thông tin.

Đến 16h30 phút ngày 17/7/2020, Sở Y tế tỉnh Hải Dương chính thức nhận công văn của Bệnh viện Bạch Mai về việc báo cáo một số ca bệnh có nội dung tương tự như thông tin của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế đã thông báo (trong đó có một ca nặng đã tử vong). Các bác sỹ chẩn đoán các bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc, tổn thương não chất trắng, hạ Kali máu. Nồng độ thiếc trong máu và nước tiểu cao gấp hàng chục lần so với ngưỡng cho phép.

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương:  Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn
Anh Nguyễn Kim Cương trong thời gian điều trị nhiễm độc thiếc tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tháng 7/2020 - Ảnh: NVCC

Nhận thấy đây là sự việc phức tạp, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhiều người lao động, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã khẩn trương ban hành Quyết định số 581/QĐ-SYT ngày 18/07/2020 về việc thành lập Đoàn công tác liên ngành do Sở Y tế làm chủ trì làm việc tại Công ty Quảng Phong. Đồng thời, Sở mời chuyên gia của Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y tế về làm việc cùng để kịp thời hỗ trợ chuyên môn.

Đoàn công tác đã tổ chức rà soát, kiểm tra một số nội dung về vệ sinh an toàn lao động, quan trắc nhanh môi trường lao động và đã lấy 11 mẫu tại một số khu vực làm việc có nguy cơ cao ảnh hưởng sức khỏe người lao động; thu thập hồ sơ tài liệu các hóa chất, nguyên liệu đầu vào và sử dụng tại nơi làm việc của người lao động. Đồng thời, Đoàn tổ chức khám sàng lọc cho các công nhân làm tại xưởng nghiền phế liệu nhựa.

Kết quả khảo sát của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế tại Công ty Quảng Phong cho thấy: tiếng ồn trong không gian làm việc ở Công ty vượt tiêu chuẩn cho phép; nồng độ bụi cao; mẫu nguyên liệu, sản phẩm tại xưởng nguyên liệu có nhiều kim loại như chì, kẽm, thiếc, asen, ... Xưởng nghiền phế liệu nhựa của Công ty sau đó phải tạm ngừng hoạt động, niêm phong để cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ nhiễm độc thiếc.

Những người “trở về từ cõi chết” nói gì?

Anh Bùi Trọng Ngũ (SN 1975) phải cấp cứu, điều trị do nhiễm độc thiếc tại Bệnh viện Bạch Mai 36 ngày. Người đàn ông kể lại, làm việc tại xưởng nghiền phế liệu nhựa của Công ty Quảng Phong từ tháng 6/2020. Công việc hằng ngày của anh và các công nhân trong xưởng là nghiền các thanh nhựa thành bột nhựa.

Vụ nhiễm độc thiếc ở Hải Dương:  Kỳ 1 - Ám ảnh về những di chứng ghê rợn
Anh Bùi Trọng Ngũ sau thời gian cấp cứu, điều trị do nhiễm độc thiếc. Ảnh: MINH KHÔI

Anh cho hay, xưởng có 4 máy nghiền, mỗi máy do 2 công nhân phụ trách. Phòng làm việc kín và nóng bức, máy nghiền kêu rất to, bụi nhựa bay mù mịt, trắng xoá nền nhà, ... Nhóm của anh cũng trực tiếp đóng bao bột nhựa, công việc luôn chân luôn tay, không ngừng nghỉ.

Dấu hiệu bất thường xuất hiện vào khoảng chục ngày sau mà anh và cả những người trong gia đình đều cảm nhận được. Cơ thể anh xuống sức, người khô, hốc hác, da đen sạm đi, sút hơn 10 kg, đầu óc mông lung, hoang tưởng, nói năng nhảm nhí, ... Người nhà đưa anh đi Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) rồi sau đó các bác sĩ chuyển anh lên cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiễm độc thiếc nặng.

Các công nhân nhiễm độc thiếc cho hay, trong quá trình làm việc tại xưởng, họ chỉ được cấp cho 1 đôi găng tay, 1 cặp nút chống ồn và 1 khẩu trang vải, ngoài ra không có dụng cụ bảo hộ nào khác.

“Bệnh đặc biệt, dễ bị bỏ quên”

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, dễ hấp thu qua đường hô hấp, da và đường tiêu hóa. Độc nhất là các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl, có công dụng làm chất ổn định nhựa, ổn định nhiệt, được pha chế vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt.

Bác sĩ Nguyên cho biết, các trường hợp trên là các ca đầu tiên được phát hiện nhiễm độc thiếc ở Việt Nam: “Đây là bệnh đặc biệt, từ trước đến nay chưa được nghĩ tới nên dễ bị bỏ quên, dễ nhầm với các bệnh khác. Việc tổn thương não chất trắng lại nghĩ do viêm não hoặc các bệnh não khác”. Bên cạnh đó, trên thế giới và ở nước ta vẫn chưa có phác đồ điều trị nhiễm độc thiếc, cho nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Tạp chí Lao động và Công đoàn ra mắt chuyên trang Cuộc sống An toàn Tạp chí Lao động và Công đoàn ra mắt chuyên trang Cuộc sống An toàn

Sáng 28/7/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn chính thức ra mắt Chuyên trang Cuộc sống An toàn. Với giao diện ...

Biện pháp an toàn khi sử dụng thang trong lao động Biện pháp an toàn khi sử dụng thang trong lao động

Tỷ lệ các vụ tai nạn do té ngã từ độ cao nhất định trong khi lao động dẫn tới tử vong hàng năm tại ...

Một công nhân tử vong vì công tác an toàn, vệ sinh lao động không được đảm bảo Một công nhân tử vong vì công tác an toàn, vệ sinh lao động không được đảm bảo

Doanh nghiệp không trang bị đồ bảo hộ, không huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ) nên ...

Tin cùng chuyên mục

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Pháp luật lao động

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và tự động hóa, phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số đã trở thành động lực tăng trưởng quốc gia. Thế nhưng, đi kèm với sự tăng tốc này là vô vàn thách thức về an toàn: từ bảo mật dữ liệu, ổn định hạ tầng số, đến bảo vệ người lao động trong môi trường làm việc số hóa.

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trong những động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khẳng định vai trò này, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay”. Tuy nhiên, song hành với đà tăng trưởng ấn tượng, khu vực này đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Pháp luật lao động

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Trong khu vực lao động phi chính thức, nơi người lao động thường xuyên đối mặt với rủi ro nghề nghiệp, thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn – việc xuất hiện các Nghiệp đoàn không chỉ là tổ chức đại diện quyền lợi mà còn là chốt chặn an toàn đầu tiên giúp họ vững tâm làm việc, giảm thiểu tai nạn và được chăm lo sức khỏe.

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Pháp luật lao động

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, hàng triệu lao động tự do trên khắp cả nước vẫn đang âm thầm đối mặt với muôn vàn rủi ro tai nạn lao động. Từ năm 2025, Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được kỳ vọng sẽ là "phao cứu sinh" cho những mảnh đời bấp bênh này. Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, còn rất nhiều thách thức phía trước.

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Pháp luật lao động

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Đây là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền lợi của đội ngũ đang trực tiếp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Pháp luật lao động

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP, từ năm 2025, hàng triệu lao động tự do trên cả nước sẽ có cơ hội được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Với mức đóng chỉ từ 34.500 đồng/tháng và cơ hội nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, người lao động khu vực phi chính thức sẽ được hưởng quyền lợi chi trả lên tới 108 triệu đồng khi gặp tai nạn lao động.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Pháp luật lao động

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Cứ mỗi khi đến dịp Tết nguyên đán, Rằm tháng Giêng,… nhiều khu dân cư, tập thể lại nghi ngút khói vì tục đốt vàng mã. Nhiều người có suy nghĩ rằng “trần sao âm vậy”, đốt càng nhiều tiền vàng, xe cộ, nhà cửa… thì càng thành tâm với người đã khuất. Nhiều vụ cháy đã xảy ra từ chính việc đốt vàng mã như vậy.

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Pháp luật lao động

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Luật Điện lực 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều, quy định toàn diện các vấn đề từ quy hoạch, đầu tư, phát triển điện năng lượng tái tạo đến thị trường điện cạnh tranh, điều độ vận hành... Luật đặc biệt chú trọng đến an toàn công trình điện lực, nhất là các công trình thủy điện.

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình

Pháp luật lao động

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình

Ngày xuân nói chuyện các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), nhất là TNLĐ nghiêm trọng có lẽ không thật phù hợp. Song, dịp này, trên cả nước có hàng ngàn công trình vẫn tổ chức làm việc xuyên Tết, nhất là trong xây dựng - lĩnh vực có tỷ lệ TNLĐ cao nhất.

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Pháp luật lao động

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm pháo hoa tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng các hoạt động mua bán pháo hoa trái phép, gây lo ngại về vấn đề an ninh trật tự và an toàn công cộng.

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Pháp luật lao động

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Pháp luật lao động

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Tháng Chạp là thời điểm mà các chợ truyền thống trở nên đông đúc nhất trong năm. Đây cũng là lúc mà nguy cơ cháy nổ tăng cao, đặc biệt ở những khu chợ tạm, chợ công nhân tự phát, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chợ là vô cùng cần thiết.

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Pháp luật lao động

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, pháo hoa Z121 được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với giá cả chênh lệch nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt pháo chính hãng của nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng?

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Pháp luật lao động

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân.

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15, quy định thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là hàng cấm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý có thể là hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Thông tin từ chính quyền xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vào lúc 15 giờ 46 phút hôm nay (02/01/2025), cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại Dự án Thủy điện Đăk Mi 1.

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật lao động

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Sáng nay (1/1/2025), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chính quyền và ngành chức năng khẩn trương tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công trình xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình, thân nhân người bị nạn.

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Vụ tai nạn khiến 5 công nhân chết, mất tích khi thi công thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đang nỗ lực lặn tìm kiếm 2 công nhân mất tích. Trước đó, thi thể 3 công nhân khác đã được tìm thấy, đưa lên bờ.

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

Pháp luật lao động

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: giá đỗ đã được ngâm với hoạt chất 6-Benzylaminopurin thì tốt nhất là bỏ đi, vì độc tố đã ngấm vào tế bào của giá đỗ và không thể loại bỏ ngay cả khi nấu chín.

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Pháp luật lao động

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Pháp luật lao động

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Pháp luật lao động

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại Nhà máy giấy Yên Bình, thuộc Công ty Cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, gây ra cái chết thương tâm cho chị Nguyễn Thị Thu H. (41 tuổi).

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Pháp luật lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động (NLĐ) bị chết do tai nạn lao động (TNLĐ) không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động sẽ được nhận bồi thường từ người sử dụng lao động và nếu NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ TNLĐ.

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Pháp luật lao động

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến nam công nhân tử vong tại chỗ.