Thứ sáu 29/03/2024 08:51

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh đang dần trở thành xu thế khi mà vấn đề môi trường ngày càng được chú ý. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi này và đạt được kết quả khả quan.

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo ra nhằm gợi lên sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại.

Thương hiệu xanh là cách thức doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, đối với cộng đồng hay nền kinh tế, hướng tới sử dụng, cung cấp các những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số
Thương hiệu xanh là xu hướng xây dựng thương hiệu bền vững. Ảnh minh họa.

Sử dụng nguyên vật liệu bền vững, có thể thay thế và tái chế bao bì bằng các nguyên vật liệu an toàn hoặc dễ phân hủy để tránh gây những tác động trực tiếp đến môi trường; tái sử dụng và tặng lại những đồ dùng, máy móc, trang thiết bị vẫn còn dùng được; khuyến khích người tiêu dùng và đối tác cùng chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng đều là những giải pháp tối ưu nhất để xây dựng thương hiệu xanh bền vững.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ chuyển đổi số

Kinh tế Việt Nam sau đại dịch đã có sự khởi sắc và bắt kịp với xu hướng thế giới. Người dân cũng như doanh nghiệp đều hướng đến việc sống xanh, làm việc xanh và dùng các sản phẩm xanh. Thực tế đã chứng kiến Việt Nam chuyển mình đi lên rõ nét nhất trong đại dịch Covid-19. Mọi người đã quen làm việc từ xa, giao dịch được thực hiện trên nền tảng chuyển đổi số. Hơn nữa, những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội buộc các doanh nghiệp phải chọn lựa hướng phát triển an toàn, bền vững và lâu dài. Những yếu tố này là bàn đạp để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh kết hợp với chuyển đổi số trong thời đại mới.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số
Xây dựng thương hiệu xanh kết hợp chuyển đổi số là hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

Các doanh nghiệp có thể đặt ra các tiêu chuẩn về thương hiệu xanh Việt Nam, một hướng đi phù hợp để kinh doanh, đầu tư công nghệ tiên tiến thân thiện giữa sản xuất và môi trường. Ở đó, người lao động được hưởng những quyền lợi tốt nhất và thỏa sức sáng tạo, cống hiến, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn. “Xanh – sạch từ chính khâu quản lý, sản xuất”.

Những con số biết nói

Theo số liệu từ WB, 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua chi tiêu vào các “sản phẩm xanh”, không ảnh hưởng đến môi trường. Họ dành thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm cao với môi trường.

Ở Việt Nam nói riêng, có tới khoảng 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường. Thực tế cho thấy, việc chọn lựa các loại thực phẩm rõ ràng nguồn gốc xuất xứ hay những sản phẩm thân thiện môi trường mặc dù giá cả có cao hơn nhưng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Đây cũng chính là một thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu phát triển bền vững cho mình, hướng vào đúng sự đổi mới, hòa nhập, cùng chung tay bảo vệ môi trường và được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ.

MINH ANH

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Thương hiệu xanh

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Thương hiệu xanh

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì hướng tiếp cận chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” cần được xem là một ưu tiên phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Thương hiệu xanh

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Khoảng 85% khu công nghiệp (KCN) Việt Nam hiện có hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực; 15% theo mô hình chuyên ngành; chưa có KCN sinh thái nào đạt chuẩn; ...

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thương hiệu xanh

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”, theo đó, Tổng Liên đoàn yêu cầu rõ việc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị tập trung vào 6 nội dung.

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Emagazine

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Giấc mơ chinh phục thị trường thế giới của một doanh nghiệp từ một tỉnh nhỏ như Quảng Trị, với thương hiệu mang tên gọi một dòng sông.

Đọc thêm

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Emagazine

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Với nguyên lý mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác, kinh tế tuần hoàn (KTTH) mang lại các lợi ích cơ bản như: tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích xã hội.

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Thương hiệu xanh

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Năng lượng xanh có tác động tích cực đến môi trường, được khuyến khích sử dụng hơn năng lượng truyền thống. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững, tăng trưởng dài hạn.