Thực tế, Việt Nam đã giảm mức độ phòng chống COVID-19. Nhiều nơi đã coi như hết dịch. Bằng chứng là tỷ lệ đeo khẩu trang, xét nghiệm COVID-19, các đơn vị điều trị COVID-19 ngày càng giảm. "Chúng ta cũng thấy rõ trong hội trường Quốc hội, không ai đeo khẩu trang. Trong khi nếu theo quy định phòng chống đại dịch thì phải đeo", ông nói.
|
PGS Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Quốc hội. Ảnh: Media Quốc hội |
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y phân tích, khi chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, bệnh nhân COVID-19 sẽ được khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế như bệnh lý thông thường. Các bệnh viện sẽ chủ động thanh toán, không dùng tiền ngân sách như hiện nay.
Để chống dịch, nhiều tỉnh đã chi khoản tiền lớn mua thuốc, trang thiết bị, vật tư dự phòng. Tuy nhiên, thuốc, vật tư tiêu hao này đều có hạn sử dụng, cần chuyển nguồn sử dụng, điều trị bệnh lý khác trước khi hết hạn. Các trang thiết bị hiện đại được mua để chống dịch như máy thở ECMO, lọc máu, X-quang di động ... cũng cần thống kê, phân bổ để tránh nơi thừa, nơi thiếu.
Quan điểm xem COVID-19 là bệnh thông thường và thích ứng với thời kỳ hậu COVID-19 được bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu nêu từ đầu năm 2022, sau khi Việt Nam phủ đủ hai liều vaccine diện rộng. Ông cho rằng, cần xem COVID-19 là bệnh lý chuyên khoa và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc này tương tự khi bạn bị bệnh nào thì tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị.
Tháng 6/2022, phát biểu tại Quốc hội, PGS Hiếu tiếp tục nêu đề xuất, chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh) sang nhóm B (bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong).
Ngày 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã xem COVID-19 là bệnh đặc hữu như Thái Lan, để chuyển bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang B, trong đó có COVID-19.
"Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và sự xuất hiện của các biến thể mới vẫn là mối đe dọa tiềm tàng, tiếp tục gia tăng sức ép đối với hệ thống y tế vốn chưa phục hồi sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành."
Đây là cảnh báo của ông Babatunde Olowokure - Giám đốc Văn phòng Tình trạng khẩn cấp và An ninh y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực Tây Thái Bình Dương - đưa ra ngày 21/10.
|
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ hồi tháng 6 khi phát hiện biến thể mới. Ảnh: THX/TTXVN |
Theo quan chức WHO, từ tháng 8 đến nay, Singapore và New Zealand ghi nhận số ca mắc mới gia tăng trở lại, trong khi số ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện điều trị tại nhiều nước như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản duy trì đà giảm. Ông cho biết, biến thể phụ XBB của Omicron gây ra số lượng lớn ca mắc mới tại Singapore, trong khi BA.5 vẫn là biến thể lây nhiễm chủ đạo tại New Zealand. Hiện Singapore đã tái áp đặt nhiều biện pháp đảm bảo an toàn y tế công cộng như hạn chế số người vào thăm tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão.
Báo cáo mới nhất của WHO cho biết, kể từ khi COVID-19 lây lan mạnh vào năm 2020, khu vực Tây Thái Bình Dương đã có hơn 92 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 270.000 ca tử vong. Ông Olowokure cho rằng số ca mắc mới giảm tại nhiều nước là do mức độ bao phủ vaccine cao và người dân các nước cần tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh khi các biến thể mới tiếp tục được phát hiện.
Mới đây, Ấn Độ phát hiện 2 biến thể phụ mới của Omicron là BF.7 và BQ.1, đồng thời đưa ra cảnh báo làn sóng dịch mới vào mùa đông sắp tới.
Hay như tính đến 19/10, châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới COVID-19 với 185.375 trường hợp.
Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên trái đất, mặc dù số ca tử vong trong đại dịch COVID-19 đã giảm mạnh. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lây lan và khó có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi liên tục biến đổi từ biến thể này sang biến thể khác. Theo ông, chỉ cần thế giới có thể quản lý tốt việc kiềm chế dịch bệnh ở mức thấp nhất và hạn chế số ca tử vong, con người có thể sống chung với virus gây bệnh này.
Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 cho công nhân ở Bắc Giang Việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, đặc biệt ... |
Vận động đoàn viên tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp lễ, Tết Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng nhanh trong cộng đồng, LĐLĐ TP Hà Nội đề nghị các cấp Công đoàn Thủ đô tập ... |
Linh hoạt hình thức chăm lo Tết cho người lao động để phòng, chống dịch Covid-19 Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chính quyền và các cấp Công đoàn TP. HCM đã vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, ... |
Thông điệp mới nhất phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế như thế nào? Ngày 8/9, Bộ Y tế đã đưa ra thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 mới nhất. Thông điệp được đưa ra trong bối cảnh tình ... |