Chủ nhật 28/04/2024 01:42

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.
Nhiều quy định liên quan đào tạo, huấn luyện thuyền viên được sửa đổi

Theo đánh giá, về cơ bản, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được các cấp ủy, chính quyền xác định là nhiệm vụ quan trọng và đưa vào chương trình, kế hoạch hành động hằng năm. Các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã xây dựng kế hoạch chi tiết về ATVSLĐ.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện
TS. BS. Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhấn mạnh 2 quy tắc bảo vệ an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong chương trình huấn luyện cho cán bộ, viên chức, lao động nhóm 1 đang làm công tác quản lý, điều hành. Ảnh: Gia Thắng

Nội dung ATVSLĐ đã được đưa vào chương trình đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức xây dựng và đưa 05 giáo trình môn học ATVSLĐ và các tài liệu kèm theo giáo trình phục vụ dạy học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp các khối ngành kiến trúc, xây dựng; công nghệ kỹ thuật mỏ - địa chất; kinh tế; y tế; sư phạm thể dục thể thao vào giảng dạy trong hệ thống các nhà trường đào tạo, dạy nghề.

Trong khuôn khổ Dự án 3 về tăng cường ATVSLĐ thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 đã tiếp tục triển khai và hoàn thiện nội dung, giáo trình về ATVSLĐ đã được xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 vào các chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy và bộ tài liệu phục vụ dạy - học, tổ chức giảng dạy thử nghiệm sau khi xây dựng ở quy mô nhỏ ngay tại trường Đại học Giao thông Vận tải). Tuy nhiên, hiện nay trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ đã không còn nội dung này nên không có kinh phí để hỗ trợ triển khai tiếp.

Một số trường đại học đã mở mã ngành đào tạo kỹ sư bảo hộ lao động, cử nhân bảo hộ lao động, thạc sĩ ATVSLĐ; một số trường đã tổ chức đạo tạo tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật, quản lý về ATVSLĐ.

Các cơ sở đào tạo, giáo dục, đặc biệt là đào tạo nghề, các doanh nghiệp đã có biện pháp lồng ghép giữa việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, quản lý rủi ro, bảo đảm ATVSLĐ cho người lao động. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã quy định chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; đáp ứng phân bố hợp lý giữa khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện
Cán bộ, viên chức, lao động Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tham gia huấn luyện ATVSLĐ. Ảnh: Gia Thắng

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, trong đó đã quy định 8 bậc trình độ, nhằm chuẩn hóa năng lực, đưa ra chuẩn đầu ra để đánh giá đầy đủ cả về lý thuyết, kiến thức thực tế, kỹ năng và ứng xử. Luật Việc làm năm 2013, tại Điều 4 đã quy định 03 nguyên tắc về việc làm, trong đó có nguyên tắc bảo đảm việc làm trong điều kiện ATVSLĐ.

Nội dung giảng dạy ATVSLĐ trong các trường đại học đã được cải thiện, bao gồm các nội dung chính: Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; kỹ thuật ATVSLĐ; công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Trong đó, thời gian chủ yếu tập trung cho giảng dạy các nội dung chuyên môn kỹ thuật về ATVSLĐ. Thời lượng dành cho việc giảng dạy công tác ATVSLĐ cũng rất khác nhau dao động từ 15 tiết đến 360 tiết (không kể các trường chuyên ngành như trường Đại học Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng 1.200 tiết).

Đối với chương trình giáo dục nghề nghiệp, việc giảng dạy nội dung ATVSLĐ được lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên, đa số các trường chỉ dạy lý thuyết mà không dạy thực hành, đây là một nhược điểm rất lớn trong công tác đào tạo, giảng dạy về ATVSLĐ.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chú trọng lồng ghép huấn luyện ATVSLĐ vào chương trình đào tạo. Ảnh: Hải An

Chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được chuẩn hóa. Triển khai Luật ATVSLĐ, Chính phủ đã quy định về Chương trình khung huấn luyện ATVSLĐ cho các nhóm đối tượng, từ cán bộ quản lý doanh nghiệp, người làm công tác ATVSLĐ và người lao động. Nghị định đã yêu cầu tổ chức huấn luyện đào tạo căn cứ Chương trình khung đã quy định để xây dựng các nội dung đào tạo, huấn luyện phù hợp thực tế, phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ sản xuất trong từng lĩnh vực, nghề, công việc mà người lao động phải đảm nhận.

Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho viên chức, người lao động về nâng cao kiến thức công tác quản lý, khai thác hiệu quả các phòng thí nghiệm, tổ chức vận hành an toàn phòng thí nghiệm và xử lý sự cố phòng thí nghiệm...

Trung bình mỗi năm, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã tổ chức hơn 46.000 lớp đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ cho hàng triệu người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Công tác tuyên truyền đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động đã bước đầu được triển khai thực hiện thông qua các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ. Tại một số địa phương, các huyện, thị đã tổ chức lễ phát động với sự tham gia của người lao động trong các doanh nghiệp và cả người lao động trong khu vực dân cư, làm việc không theo hợp đồng lao động; tổ chức xe tuyên truyền lưu động trên dọc tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, khu đông dân cư trên địa bàn; phát hành tờ rơi, tranh và tài liệu tuyên truyền tới người dân.

Đối với lao động nông thôn, việc đào tạo, tập huấn kiến thức ATVSLĐ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới

Từ năm 2013 đến nay ở cấp Trung ương đã tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Trong đó có khoảng 10.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công tác ATVSLĐ trong các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản. Khoảng 10.000 người sử dụng máy, thiết bị, điện, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Cùng với đó, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn chuyên sâu hoặc chuyên đề về công tác bảo hộ lao động hằng nằm như: Công tác đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy, công tác sơ cấp cứu người khi bị tai nạn lao động, tác hại và biện pháp phòng tránh việc tiếp xúc với hóa chất hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật; các biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc môi trường biển xa, núi cao cho người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm ATVSLĐ đã được đưa vào các chương trình mục tiêu Quốc gia, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho bộ đội phục viên, xuất ngũ. Trên cơ sở Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm - An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng các chương trình cấp tỉnh và bố trí kinh phí giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, LĐLĐ tỉnh, thành phố chủ trì và phối hợp với các ngành thực hiện thông tin, tuyên truyền về pháp luật ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, người lao động.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác huấn luyện ATVSLĐ còn một số hạn chế. Đó là, môn học ATVSLĐ vốn được coi là một môn học phụ trong các trường học cho nên chưa nhận được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường và thái độ học tập của sinh viên cũng chưa thật sự coi trọng môn học này. Việc tuyên truyền, phổ biến thông tin và xây dựng văn hoá ATVSLĐ cho người lao động ngay từ khi còn trên ghế nhà trường chưa thật sự được chú ý và tác động mạnh tới tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thể hiện qua sự an toàn, tính năng tiện dụng của sản phẩm.

Chỉ một bộ phận tổ chức đào tạo, huấn luyện và doanh nghiệp phát triển và sử dụng các chương trình, nội dung tương đối phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất sát thực tế cho từng nơi làm việc, còn nhiều nội dung đào tạo, huấn luyện còn nặng lý thuyết, thiếu thực hành, thực tế điều kiện lao động và đặc điểm máy, thiết bị và công nghệ trong từng lĩnh vực, làm giảm hiệu quả phòng ngừa TNLĐ, BNN.

Tại khu vực không có hợp đồng lao động, công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện kỹ năng phòng ngừa TNLĐ cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động, hộ kinh doanh, nông dân nên kết quả còn hạn chế, chưa lan toả được đến đông đảo người lao động.

Để khắc phục tình trạng trên, Cục An toàn lao động đề nghị, cần có những giải pháp cụ thể nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 29-CT/TW, trong đó đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác ATVSLĐ nói chung, công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nói riêng. Công tác thông tin, tuyên truyền cần hướng mạnh về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; gắn việc đẩy mạnh công tác ATVSLĐ với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm công tác ATVSLĐ với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Nhà nước có sự hỗ trợ khi cần thiết đối với các nhóm yếu thế như lao động tự do, khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực không có quan hệ lao động thông qua các hoạt động huấn luyện, tư vấn, đào tạo.

Đẩy mạnh việc chia sẻ các nguồn lực thông tin, công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, nâng cao nhận thức về cải thiện điều kiện lao động, đặc biệt trong lĩnh vực có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại đe dọa tính mạng, sức khỏe người lao động.

Tăng cường phù hợp nội dung ATVSLĐ vào các chương trình giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp theo hướng trước khi rời ghế nhà trường, các học sinh, sinh viên chuẩn bị đi làm phải nắm được một số kỹ năng tối thiểu về ATVSLĐ.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, ...

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có ...

Nổ lốp xe tải, chủ gara ô tô và tài xế tử vong Nổ lốp xe tải, chủ gara ô tô và tài xế tử vong

Vụ tai nạn lao động nổ lốp xe tải ở huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) đã khiến một tài xế và chủ gara ô ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

Đọc thêm

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý