Thứ hai 01/07/2024 21:53

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).
Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Nguy cơ TNLĐ luôn tiềm ẩn

Theo Báo cáo tình hình TNLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn nằm ở nhóm cao nhất.

Tính riêng trên địa bàn TP Hà Nội - địa phương luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất, năm 2023 xảy ra 294 vụ tai nạn lao động làm 300 người lao động bị nạn.

Các vụ TNLĐ vẫn chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng (chiếm 69,1%), sản xuất lắp ráp cơ khí (chiếm 23,8%), các vụ khác chiếm 15%...

Phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng bằng cách nào?

Hiện trường vụ tai nạn ngã cao ở phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) khiến 4 người thương vong. Ảnh: Thanh Ngân

Còn phân tích các vụ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng nói chung từ báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, số vụ ngã cao chiếm tỷ lệ cao nhất so với các vụ TNLĐ khác (năm 2023 chiếm tỷ lệ). Tai nạn ngã cao thường gây hậu quả nghiêm trọng, số người chết cũng chiếm tỷ lệ cao nhất.

TNLĐ do ngã cao đa dạng, thường xảy ra trong các trường hợp:

Ngã cao tại các vị trí: khi công nhân đi đến vị trí làm việc của họ (leo trên đinh tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên giàn giáo, trên cốp pha, trên cốt thép,...), ngã khi đứng làm việc trên thang, ngã khi sàn thao tác bắc tạm bị đổ gãy, ngã khi làm việc ở vị trí nguy hiểm không đeo dây an toàn.

Ngã cao xảy ra nhiều nhất khi công nhân làm việc tại những vị trí xung quanh chu vi của công trình, trên những bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình (mái đua, công xôn, lan can, hành lang…); ngã khi làm việc trên mái, nhất là những mái có độ đốc lớn, mái lợp bằng những vật liệu giòn, dễ gãy, vỡ (mái ngói, mái fibro xi măng).

TNLĐ ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác khi thi công trên cao như công tác xây, trát, lát, láng, ốp, quét vôi, trang trí; khi lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo, ván khuôn; khi lắp dựng các kết cấu thép, cốt thép và các kết cấu lắp ghép khác; khi vận chuyển nguyên vật liệu trên cao…

Ngã cao không chỉ xảy ra trên các công trình lớn, cao tầng, thi công tập trung mà còn xảy ra trên công trình nhỏ, thấp tầng, thi công phân tán. Theo thống kê thì TNLĐ ngã cao ở các độ cao khác nhau: <5m (23,4%); 5 đến 10m (25,8%), hơn 10m (51,6%).

Phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng bằng cách nào?
Vị trí làm việc của người lao động trong lĩnh vực xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh minh hoạ

Những đánh giá của thanh tra lao động sau khi tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra chuyên đề trong lĩnh vực xây dựng cũng chỉ ra, các chủ đầu tư, nhà thầu… vẫn chưa thực hiện nghiêm công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động. Những vi phạm chủ yếu như chưa đánh giá hết nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động và có biện pháp loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; chưa xây dựng và ban hành đầy đủ nội quy, quy trình về ATVSLĐ, biện pháp làm việc an toàn, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, nhất là NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, có 2 nhóm nguy cơ gây TNLĐ khi thi công các bộ phận công trình trên cao, đó là: nguy cơ thuộc về công tác tổ chức và nguy cơ thuộc về kỹ thuật an toàn.

Đối với nguy cơ thuộc về kỹ thuật an toàn, đó là đơn vị thi công không sử dụng các phương tiện như dây an toàn, các loại thang, các loại giàn giáo, lan can hoặc lưới để tạo ra chỗ làm việc hoặc đi lại an toàn cho công nhân. Đồng thời sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn không đúng các yêu cầu về an toàn như thiếu các chi tiết đảm bảo an toàn, bắc thang không đúng phương pháp… Đơn vị thi công có sử dụng các phương tiện làm việc trên cao nhưng không dảm bảo các yêu cầu an toàn nên gây ra tai nạn.

Trong tình huống này, các sai sót thường thuộc về khâu thiết kế (chi tiết cấu tạo không đủ khả năng chịu lực…) hoặc gia công chế tạo (vật liệu sử dụng kém chất lượng dẫn đến gãy nứt, cong vênh, mọt rỉ, gia công không chính xác theo bản vẽ thiết kế…).

Hay những vi phạm quy định an toàn khi sử dụng giàn giáo (giàn giáo đặt trên nền móng không vững, có thể bị lún khiến chân giáo có thể bị trượt, giàn giáo bị nghiêng hoặc đổ trong quá trình sử dụng; sàn thao tác không có lan can an toàn hoặc có nhưng lỏng lẻo; sử dụng hệ giàn giáo treo không đúng yêu cầu về an toàn; giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc; bố trí công nhân làm việc trên các tầng giáo liền kề nhau theo một phương có thể gây TNLĐ do vật liệu hoặc dụng cụ rơi từ sàn làm việc tầng trên xuống sàn làm việc tầng dưới…).

Phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng bằng cách nào?
Tại công trình xây dựng toà nhà Charmvit (trên phố Trần Du Hưng, Hà Nội) vào ngày 9/3/2010 đã xảy ra vụ tai nạn lao động: 1 công nhân 22 tuổi bị trượt chân rơi xuống tầng hầm khi đang lắp điện tại tầng 16.

Phòng ngừa tai nạn ngã cao bằng cách nào

Từ phân tích các nguy cơ gây TNLĐ khi thi công các bộ phận công trình trên cao, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng, các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa TNLĐ trước hết phải bắt đầu từ biện pháp tổ chức.

Đối với người làm việc trên cao phải yêu cầu từ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ do cơ quan y tế cấp; hằng năm phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần; phụ nữ có thai, người có bệnh tim, mạch, điếc hoặc mắt kém không được làm việc trên cao; có giấy chứng nhận về an toàn lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Người lao động được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định và phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao.

Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng đội sản xuất và cán bộ chuyên trách an toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám sát và kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm việc thiếu an toàn. Hằng ngày, trước khi làm việc phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công nhân, bao gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các phương tiện làm việc trên cao khác. Ngoài ra phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.

Phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng bằng cách nào?
Cán bộ quản lý an toàn cần trực tiếp kiểm tra, móc dây an toàn cho người lao động. Ảnh minh hoạ

Sau khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy hiểm như sàn công tác yếu, giàn giáo bị quá tải… thì phải cho ngừng công việc và tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay. Sau khi thấy đã đảm bảo an toàn mới cho công nhân tiếp tục làm việc. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao. Nếu nhắc nhở mà công nhân vẫn tiếp tục vi phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an toàn lao động hoặc xử lý theo quy định.

Ngoài biện pháp tổ chức, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cũng nêu các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa ngã cao.

Trong đó, các biện pháp an toàn, phòng ngừa ngã cao phải được nghiên cứu, đề xuất trước khi thi công. Khi lập biện pháp thi công đồng thời phải lập luôn biện pháp kỹ thuật an toàn.

Đối với các phương tiện làm việc trên cao thì biện pháp cơ bản nhất để phòng ngừa ngã cao là trang bị giàn giáo (thang, giáo ghế, chòi nâng, sàn treo…) để tạo ra chỗ là việc và các phương tiện khác nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân thao tác và an toàn, thuận tiện khi đi lại trên cao. Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, trong xây dựng chỉ nên sử dụng các loại giàn giáo chế tạo sẵn và theo thiết kế điển hình. Nếu cần chế tạo các loại giàn giáo theo thiết kế riêng thì các bản vẽ thiết kế và bản thuyết minh tính toán phải được xét duyệt.

Bên cạnh đó là áp dụng các biện pháp kỹ thuật khi sử dụng hay không sử dụng giàn giáo, biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm phòng ngừa ngã cao trong thi công một số dạng công tác chính (công tác xếp dỡ, vận chuyển; sử dụng thang công cụ; sử dụng giàn giáo; công tác lắp ghép; công tác có không gian hạn chế; công việc trên mái; công việc đập phá, tháo dỡ; công tác hoàn thiện công trình).

Nhà thầu và công nhân xây dựng cũng cần chú ý trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, luôn ghi nhớ hệ thống biển báo trên công trường và các quy định an toàn làm việc giàn giáo, làm việc trên cao.

Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng

Kỹ thuật an toàn lao động là khâu quan trọng hàng đầu để giảm thiểu tai nạn lao động; có liên quan mật thiết đến ...

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý? Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, ...

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao? Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa ...

Hà Vy

Tin cùng chuyên mục

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Tai nạn lao động

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” làm 3 người tử vong xảy ra địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai).

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Pháp luật ATVSLĐ

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Qua 6 tháng triển khai Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9/10/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia), hiện mới có 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 3 công đoàn ngành trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện. Điều này, theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam là chưa phát huy tiềm lực, tận dụng cơ hội để thực hiện.

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Pháp luật ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm giá mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác, trong đó có an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Pháp luật ATVSLĐ

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Ước tính có gần 90% số nhân viên y tế thuộc đối tượng nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm...

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Pháp luật ATVSLĐ

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty than Quang Hanh - TKV chiều 13/5 (ở Cẩm Phả, Quảng Ninh), khiến 3 công nhân tử vong và 1 người bị thương một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hiểm họa không lường trước được trong khai thác hầm lò.

Đọc thêm

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Pháp luật ATVSLĐ

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Cục An toàn lao động cho biết, có 2,3% vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Pháp luật ATVSLĐ

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, giám đốc doanh nghiệp là người nước ngoài để xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết phải chịu trách nhiệm pháp lý như người Việt Nam.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Pháp luật ATVSLĐ

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Pháp luật ATVSLĐ

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ở Đồng Nai có thể do vượt quá áp lực.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Pháp luật ATVSLĐ

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Pháp luật ATVSLĐ

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Nhiều ý kiến đóng góp tại toạ đàm “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024” đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn.

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Pháp luật ATVSLĐ

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Sức khỏe lao động

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Pháp luật ATVSLĐ

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

Pháp luật ATVSLĐ

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

Theo UBND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là do sự cố động cơ điện của máy nghiền.

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

Pháp luật ATVSLĐ

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

Mới đây, vụ tai nạn lao động thương tâm khiến 4 người thương vong tại một công trình ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn lao động do ngã cao.