Chủ nhật 19/05/2024 14:39

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Hỗ trợ gia đình nữ công nhân bị xe bồn tông tử vong

Ngày 3/5, một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng đâm tử vong khi đang làm việc trong nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH Timberland, phường Khánh Bình, TP Tân Uyên.

Nạn nhân được xác định là anh T.Đ.K (sinh năm 1996, quê ở Cà Mau).

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, vào hồi 17 giờ ngày 3/5, tại kho linh kiện của Công ty TNHH Timberland, nhóm công nhân gồm các anh T.Đ.K; N.C.H và T.Q.N bắt đầu làm thêm giờ. Nhiệm vụ của các anh là nâng chuyển các kiện hàng lên kệ sắt.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn
Hình ảnh trích xuất camera cho thấy nam công nhân bị xe nâng đâm dẫn đến tử vong. Ảnh: Trích xuất camera

Nguyên nhân ban đầu được xác định là trong giờ tăng ca, một công nhân trong nhóm làm việc nói trên đã tự ý lái xe nâng để chuyển kiện hàng, nhưng xe bị mất phanh và tông trúng đồng nghiệp khiến nạn nhân T.Đ.K bị ép vào kệ hàng, tử vong.

Cụ thể, anh N.C.H đã tự ý lên xe nâng hàng có tải trọng 3 tấn đang đậu cách nơi làm việc khoảng 5m, điều khiển để nâng kiện hàng lên kệ. Tuy nhiên, khi vừa khởi động, người này phát hiện xe nâng bị mất phanh, không thể dừng lại nên tri hô mọi người để tránh. Một công nhân nhanh chân né sang một bên, riêng anh T.Đ.K. không chạy kịp và bị xe nâng tông trúng. Anh T.Đ.K được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã tử vong. Chiếc xe nâng này được công ty phân công cho người khác trực tiếp điều khiển.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn
Người nhà nạn nhân đau đớn khi nam công nhân tử vong. Ảnh: TL

Theo đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, gia đình nạn nhân T.Đ.K có hoàn cảnh rất khó khăn. K. lập gia đình năm 2023, vợ mới mang bầu được 7 tháng. Cha mẹ thì mắc bệnh, chi phí thuốc thang tốn kém, kinh tế gia đình rất khó khăn.

Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm Trưởng đoàn và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tới nơi ở của nạn nhân để thăm hỏi và động viên gia đình. Trước mắt, LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 10 triệu đồng, đồng thời chúng tôi cũng đã yêu cầu phía doanh nghiệp lo toàn bộ chi phí mai táng và hỗ trợ cho gia đình công nhân.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Người đồng nghiệp bỏ qua yêu cầu cơ bản nào?
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bên phải) thăm hỏi, động viên gia đình. Ảnh: Hồ Văn
Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn
Thống kê tỷ lệ số vụ tai nạn liên quan đến xe nâng. Ảnh: TL

Theo Thạc sĩ Trần Xuân Hiển - Trung tâm Quốc gia về ATVSLĐ (Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang sử dụng rất nhiều các loại xe nâng hàng với nhiều chủng loại đang dạng khác nhau. Trong đó thường phân ra xe nâng hàng dùng động cơ, xe nâng hàng dẫn động bằng động cơ đốt trong và dẫn động bằng ắc-quy.

Trong thực tế, các vụ tại nạn liên quan đến xe nâng hàng đã xảy ra rất nhiều và có tính nghiêm trọng cao như: các tai nạn gây cán kẹp chết người trong nhà kho - xưởng, gây đổ các loại hàng hóa, vật tư có giá trị kinh tế cao...

Do vậy, trong quá trình sử dụng và vận hành, doanh nghiệp và công nhân trực tiếp vận hành phải tuân thủ một số yêu cầu về an toàn cơ bản. Trước hết là yêu cầu an toàn đối với xe nâng hàng:

Yêu cầu về đăng ký sử dụng: tất cả các loại xe nâng hàng với tải trọng từ 1.000kg trở lên bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký kiểm định theo quy định tại Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mới được phép đưa vào sử dụng, vận hành.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn
Đơn vị kiểm định tiến hành thử tải xe nâng. Ảnh: TL

Yêu cầu về quản lý sử dụng: doanh nghiệp sử dụng các loại xe nâng hàng với tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên bắt buộc phải tuân thủ về quản lý sử dụng theo QCVN 25: 2015/BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên. Ngoài ra, tùy theo các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà ban hành các quy định về quản lý sử dụng xe nâng hàng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn do nhà nước quy định.

Tiếp đến là yêu cầu an toàn đối với người vận hành: công nhân vận hành xe nâng hàng phải đủ độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và được công nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, phải được huấn luyện về an toàn lao động và có Thẻ an toàn lao động mới được phép vận hành xe nâng hàng. Công nhân vận hành xe nâng hàng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.

Phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy an toàn lao động của đơn vị (doanh nghiệp) đã ban hành tại các vị trí làm việc.

Trước khi vận hành, công nhân phải sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ, đúng chủng loại (quần áo, giầy, mũ, găng tay…).

Người vận hành phải biết rõ nhiệm vụ công tác, đặc điểm của tải trọng, sau đó phải lập các phương án đảm bảo an toàn về các phương pháp xếp, dỡ tải (nhất là loại tải trọng mới, độc hại và dễ sinh cháy nổ). Sau đó lựa chọn và kiểm tra các loại dụng cụ phục vụ công việc cần thiết để đáp ứng cho công việc.

Xem xét, kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật của thiết bị, kiểm tra các chi tiết và các cụm chi tiết cơ bản: còi, tín hiệu cảnh báo an toàn, phanh, gương chiếu hậu… Kiểm tra, xác định vị trí nâng - hạ tải và đường đi di chuyển từ lúc nâng tải tới nơi hạ tải; kiểm tra ánh sáng nơi làm việc; kiểm tra, xác định chính xác trọng lượng của tải trọng nâng để đưa ra phương án làm việc an toàn.

Yêu cầu an toàn trong khi vận hành: trong lúc làm việc cần tập trung tư tưởng làm tròn trách nhiệm của mình, phải tuyệt đối tuân thủ theo các phương án làm việc an toàn đã đề ra. Trước khi nâng, hạ, di chuyển tải trọng phải dùng tín hiệu đã quy định báo cho người làm việc xung quanh biết. Tuyệt đối không được phép nâng quá tải trọng cho phép của xe nâng hàng.

Khi nâng vật nâng với tải trọng xấp xỉ tải trọng nâng cho phép, phải nâng thử tải lên độ cao khoảng từ 100mm → 200mm so với mặt sàn làm việc để xem các chi tiết như: phanh, càng nâng, khung nâng… có vấn đề gì hay không? Nếu tốt thì mới được tiếp tục thực hiện việc nâng và di chuyển tải.

Luôn quan sát về hướng xe chạy, không sử dụng gương chiếu hậu khi lùi xe (gương chiếu hậu sử dụng cho người vận hành quan sát phía sau khi xe tiến). Tuyệt đối không được phép chở người trên cabin người lái hoặc đứng trên càng nâng, hạ. Sử dụng tốc độ an toàn được quy định tại nơi làm việc, tránh việc phanh dừng đột ngột khi đang di chuyên nâng hàng. Di chuyển bên phải đi trong làn đường phạm vi xe nâng được phép di chuyển. Lưu ý các vị trí giao nhau trong nhà xưởng và nên ưu tiên cho người đi bộ trong nhà xưởng đồng thời phát ra các tín hiệu cảnh báo để người đi bộ được biết.

Khi có hàng trên xe lên và xuống dốc phải chú ý: Khi có hàng trên xe đi lên dốc phải đi tiến, khi có hàng trên xe đi xuống dốc phải đi lùi.

Yêu cầu an toàn sau khi vận hành: sau khi thực hiện xong ca làm việc, lái xe về vị trí quy định và tắt máy. Các thiết bị phục vụ công việc kèm theo phải thu dọn, cất giữ vào đúng vị trí đã được quy định. Dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc trong phạm vi được giao của người lao động. Xem xét lại toàn bộ quá trình thực hiện trong ca làm việc của mình và ghi chép rõ ràng tình trạng kỹ thuật của máy trục vào sổ giao ca (kể cả các đề xuất yêu cầu đối với nhà quản lý cần đáp ứng, thực hiện).

Yêu cầu an toàn đối với mặt bằng làm việc: nơi làm việc phải có các nội quy quy định về an toàn chung và nội quy quy định an toàn riêng về vận hành xe nâng hàng, để căn cứ, bắt buộc người vận hành và các đối tượng liên quan phải thực hiện. Đơn vị sử dụng xe nâng hàng phải xây dựng các biển báo an toàn và treo ở các vị trí dễ quan sát để người lao động áp dụng thực hiện.

Nơi làm việc phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định như: bụi, rung, ồn, ánh sáng… nằm trong giới hạn đảm bảo an toàn cho phép. Phải có phương án về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Cũng như các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Nhà nước. Phải có kế hoạch ứng cứu khẩn cấp xử lý khi xảy ra các sự cố tai nạn nhằm đảm bảo tính mạng của người lao động và tài sản của đơn vị.

Xe nâng hàng là một thiết bị làm việc được pháp luật lao động Việt Nam quy định là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do vậy, doanh nghiệp và người lao động khi sử dụng vận hành phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu cơ bản được nêu ở trên.

Xe nâng hàng theo nguồn dẫn động được phân thành hai loại:

Loại nguồn động lực dẫn động là động cơ đốt trong (động cơ xăng hay động cơ diesel): ưu điểm là có thể nâng được tải trọng lớn, phạm vi sử dụng cơ động cao. Nhưng nó cũng có nhược điểm là gây nên tiếng ồn, mức khí thải ra môi trường lớn trong quá trình sử dụng, chi phí cho tiêu hao nhiên liệu và bảo dưỡng sửa chữa lớn. Do vậy, loại xe nâng này thường được sử dụng trong các nhà máy có quy mô sản xuất lớn, phạm vi mặt bằng rộng.

Loại nguồn động lực dẫn động bằng ắc-quy: ưu điểm là không gây tiếng ồn và mức khí thải, có thể làm việc tại các vị trí nhỏ hẹp trong nhà xưởng… nhưng nhược điểm của nó là tải trọng nâng trung bình và phải sạc hoặc thay ắc-quy theo tần suất sử dụng. Do vậy, loại xe nâng này thường được sử dụng trong các nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ như lắp ráp các loại linh kiện…

Ngoài ra còn có các loại xe nâng đẩy tay: là loại thiết bị đơn giản nhưng tính hiệu quả lại rất cao, loại thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhỏ như sản xuất may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử…

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm ...

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ...

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý? Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, ...

Hà Vy

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

An toàn lao động

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Ước tính có gần 90% số nhân viên y tế thuộc đối tượng nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm...

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

An toàn lao động

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty than Quang Hanh - TKV chiều 13/5 (ở Cẩm Phả, Quảng Ninh), khiến 3 công nhân tử vong và 1 người bị thương một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hiểm họa không lường trước được trong khai thác hầm lò.

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

An toàn lao động

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Cục An toàn lao động cho biết, có 2,3% vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

An toàn lao động

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, giám đốc doanh nghiệp là người nước ngoài để xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết phải chịu trách nhiệm pháp lý như người Việt Nam.

Đọc thêm

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

An toàn lao động

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

An toàn lao động

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

An toàn lao động

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ở Đồng Nai có thể do vượt quá áp lực.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

An toàn lao động

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Nhiều ý kiến đóng góp tại toạ đàm “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024” đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn.

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Tin tức

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

An toàn lao động

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

An toàn lao động

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

Theo UBND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là do sự cố động cơ điện của máy nghiền.

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

An toàn lao động

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

Mới đây, vụ tai nạn lao động thương tâm khiến 4 người thương vong tại một công trình ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn lao động do ngã cao.

Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng

An toàn lao động

Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng

Kỹ thuật an toàn lao động là khâu quan trọng hàng đầu để giảm thiểu tai nạn lao động; có liên quan mật thiết đến các chủ thể tham gia quá trình thi công xây dựng.

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Hồ sơ an toàn lao động

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Theo phân tích của giới chuyên môn, tai nạn lao động chết người do sập giàn giáo gây ra có nguyên nhân chủ yếu là thiếu thiết kế biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.