Thứ sáu 22/11/2024 14:17
Chuyên đề Ăn chay - sức khỏe

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe đã được ghi nhận, ăn chay cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khi hàng loạt các vụ thực phẩm chay chứa chất cấm bị phanh phui trong thời gian qua.

Bạt ngàn thị trường thực phẩm chay

Những năm gần đây, theo xu hướng chung của thế giới, tỷ lệ người ăn chay ở Việt Nam gia tăng khá nhanh. Lý do ăn chay cũng trở nên đa dạng hơn, không chỉ vì tôn giáo mà còn vì sức khỏe, vì môi trường, … Do đó, thị trường thực phẩm chay cũng vô cùng phong phú để đáp ứng được tối đa nhu cầu của thực khách.

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm
Thật dễ dàng khi tìm mua thực phẩm chay. Ảnh: IT

Có thể mua thực phẩm chay ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối hay các điểm gần đền, chùa, ... Từ thực phẩm chay đóng gói, đồ ăn chay chế biến sẵn hay các gia vị chế biến đồ chay đều rất da dạng về mẫu mã và chủng loại. Trong đó, các món chay giả mặn được ưu tiên lựa chọn hơn cả bởi từ hình thức và hương vị đều rất giống với “nguyên mẫu”. Chẳng hạn như các món: thịt dê, cừu chay, tương đậu Hàn Quốc, mì chay nấm, cá hồi, cá ba sa, cá điêu hồng, cá tai tượng, gà chay, ba ba chay ...

Tại các siêu thị, đa phần sản phẩm chay đều có nhãn mác, tên đơn vị sản xuất, thành phần, hạn sử dụng, nhưng những thông tin này vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào về an toàn thực phẩm đứng ra chứng nhận, đảm bảo. Điển hình là các mặt hàng nước mắm hay một số thực phẩm chay đóng hộp.

Nhiều thực phẩm chay được bày bán ở chợ không có nhãn mác, không ghi hạn sử dụng và nguồn gốc sản xuất. Một số nguyên liệu thực phẩm khô sử dụng trong chế biến thực phẩm chay như táo Tàu, kim châm, bạch quả, nấm đông cô, hạnh nhân ... nguồn gốc nhập từ Trung Quốc được bày bán tràn lan trên thị trường.

Phát hiện hàng loạt thực phẩm chay chứa chất cấm

Ngày 29/8/2020, Cục An toàn thực phẩm ra thông báo khẩn cấp về việc trong thời gian (từ 13/7 đến 18/8/2020) đã xuất hiện rải rác 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở ...

Qua điều tra cho thấy, các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm pate Minh Chay của Công ty TNHH Lối sống mới (Địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) sản xuất và kinh doanh qua mạng.

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm
Sản phẩm pate Minh Chay - "Thủ phạm" khiến hàng chục người phải nhập viện vì ngộ độc. Ảnh: IT

Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “pate Minh Chay” của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ dẫn đến tử vong.

Trên thực tế, vụ ngộ độc pate Minh Chay đã khiến cho hàng chục người ở nhiều địa phương trên khắp cả nước phải nhập viện điều trị, trong đó có người đã nguy kịch và tử vong. Nhà chức trách xác định, hàng nghìn người đã mua sản phẩm này, tuy nhiên các cơ quan chức năng mới thu hồi được gần 300 lọ.

Thế nhưng, vụ việc này vẫn chưa cảnh tỉnh được một bộ phận người dân, nên đến ngày 25/3/2021, Sở Y tế TP. HCM có thông tin về chùm ca bệnh nguy kịch gồm ba người thân đến từ Bình Dương nghi do ngộ độc thực phẩm pate chay. Người chị 53 tuổi hôn mê sâu tại Bệnh viện 115. Em gái bà tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Cô bé là con của người quá cố, tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Cả ba người đều có triệu chứng nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp..., trước đó cùng ăn pate chay. Người nhà cho biết trưa 20/3/2021, gia đình nấu bún riêu chay tại miếu cách nhà khoảng 2 km, ở thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho nhiều người cùng ăn. Trong nguyên liệu thấy có một hộp pate chay đã bị phồng lên.

Tiếp đó, sáng ngày 26/01/2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang đã phát hiện 176 bao chả đòn dùng cho người ăn chay có tổng trọng lượng 6.573 kg sử dụng hàn the tại cơ sở sản xuất thực phẩm chay Hiền Hòa, thuộc ấp Hòa Thượng, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang đang tiến hành tiêu hủy số chả đòn chay sử dụng hàn the. Ảnh: IT

Theo tìm hiểu, tên hóa dược của hàn the là Borax. Chất này thường được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng. Đây là chất mà Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nhiều người đã cho chất này vào một số loại thực phẩm như bún, giò, chả để tạo độ dai, giòn, trắng cho thực phẩm, làm thực phẩm lâu hỏng. Việc cho hàn the vào thực phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chuyên gia cảnh báo

Qua vụ ngộ độc pate Minh Chay, các nạn nhân đều được xác định có các triệu chứng phát độc do nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum.

Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, ngộ độc Botulinum là một bệnh cảnh vô cùng nguy hiểm, bởi đây là một chất độc tác động lên các dây thần kinh. Nó được vi khuẩn Clostridium Botulinum (C. botulinum) sản sinh ra trong quá trình phát triển. Khi có điều kiện thuận lợi là môi trường yếm khí, thường gặp nhất là những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn được đóng hộp, thì các bào tử này sẽ hoạt động, sinh sản, phát triển và tạo ra Botulinum.

Trung bình từ 12-36 giờ (có thể vài ngày) sau khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn này, con người hay động vật sẽ bị ngộ độc Botulinum. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng Botulinum mà bệnh nhân ăn phải.

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum có các triệu chứng: Đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Sau cùng là bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Mặt khác, dù được điều trị tích cực thì tình trạng liệt của bệnh nhân vẫn kéo dài vài tháng, thậm chí có thể liệt không hồi phục.

Còn đối với việc cho hàn the vào một số sản phẩm như bún, giò, chả để tạo độ dai, giòn, trắng cho thực phẩm, làm thực phẩm lâu hỏng, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đánh giá, hàn the có tác hại rất lớn đối với sức khỏe. Trường hợp cơ thể hấp thụ hàn the với một lượng lớn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá, nôn ói, tiêu chảy; tổn thương da; suy thận, triệu chứng thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Còn trường hợp cơ thể hấp thụ một lượng ít, nhưng tích luỹ dần dần trong các mô, có thể gây ra các tác hại mạn tính như: Tổn thương hệ tiêu hoá, cản trở sự hấp thu, chuyển hoá và chức năng các cơ quan; tổn thương gan và thoái hoá bộ phận sinh dục. Ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú, hàn the sẽ theo nhau thai hoặc đi theo đường sữa mẹ gây nhiễm độc cho bé.

Kỳ 3: Nguy hại từ thực phẩm chay có chứa chất cấm
Hãy tránh xa những sản phẩm chay không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, thực phẩm chay thường được làm từ tinh bột, ngũ cốc và đạm thực vật. Tuy nhiên, để bảo đảm độ dai, bảo quản được lâu và có mùi cũng như hình thù giống với các loại thực phẩm mặn, các nhà sản xuất, chế biến phải cho thêm hóa chất tạo mùi, mầu, chất định hình, phụ gia và chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm. Chất tạo mầu, tạo mùi, nguồn gốc thường là hóa chất (carbuahydro) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sử dụng.

Vấn đề là dùng chất phụ gia gì thì phải được kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế, các cơ quan chức năng đang còn lúng túng trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm chay. Chính vì vậy, mỗi người tiêu dùng cần có hiểu biết để chọn mua và sử dụng sản phẩm chay đảm bảo an toàn.

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cách lựa chọn thực phẩm chay an toàn

Tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng không nhãn mác.

Khi chọn thực phẩm chay khô hoặc đã chế biến sẵn, người tiêu dùng nên tìm những thương hiệu có uy tín, lâu năm, đặc biệt là có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng.

Đối với sản phẩm nhập khẩu, phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới màu sắc của sản phẩm, tránh mua thực phẩm đã bị mốc, thực phẩm tẩy trắng hay sản phẩm chế biến sẵn dùng nhiều phẩm màu lòe loẹt.

Các loại thực phẩm chay tươi, nấm, cần phải bảo quản ở nhiệt độ từ 1-5 độ C để giữ được dưỡng chất, ngăn vi khuẩn phát triển và hạn sử dụng từ 5-7 ngày.

Nghệ sĩ Đại Nghĩa: Từ “ngọn cờ đầu trong phong trào ăn uống” đến trường chay Nghệ sĩ Đại Nghĩa: Từ “ngọn cờ đầu trong phong trào ăn uống” đến trường chay

Gặp diễn viên, MC Đại Nghĩa những ngày này hơi khó, vì lịch diễn bận rộn của anh. Tuy nhiên khi nhắc đến việc lan ...

Kỳ 1: Ăn uống đúng cách - cứu chính mình Kỳ 1: Ăn uống đúng cách - cứu chính mình

Tiến sĩ Thomas Colin Campbell, được xem như “Einstein” trong y học dinh dưỡng hiện đại. Những phát hiện từ nghiên cứu của ông về ...

Kỳ 2: Những người đánh đổ “ngôi đền protein” Kỳ 2: Những người đánh đổ “ngôi đền protein”

Con người ngày càng có hiểu biết sâu rộng hơn về cách cơ thể hoạt động ở cấp độ tế bào. Chính điều này đã ...

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.