Phòng và trị cúm bằng 4 bài thuốc Đông y từ "cây nhà lá vườn" |
Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, trong trường hợp người bệnh bị cúm không có biến chứng và điều trị tại nhà, có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện triệu chứng, giúp nhanh khỏi bệnh:
Tắm nước nóng vào sáng và tối
Theo ước tính của WHO, trên toàn thế giới có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm mỗi năm, trong đó có từ 3 – 5 triệu ca bệnh nặng, khoảng 290 – 650 ngàn ca tử vong. Theo dữ liệu của CDC Hoa Kỳ, trong mùa cúm 2024 – 25, ước tính đến thời điểm hiện tại Mỹ đã có ít nhất 20 triệu ca mắc cúm, khoảng 250 ngàn ca nhập viện và 11 ngàn ca tử vong. Theo dữ liệu từ Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2 tháng 9 năm 2024 đến nay, ước tính tổng số bệnh nhân cúm tại Nhật Bản đã lên tới 9,523 triệu, trong đó có tuần đạt mức cao nhất 2,58 triệu bệnh nhân cúm làm cho các bệnh viện đều rơi vào quá tải. |
BS Trần Văn Phúc cho biết, sau khi thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng, người bệnh có thể tắm nước nóng. Nhiệt độ nước giúp giãn mạch máu ngoại vi, tăng cường lưu thông máu, từ đó mang lại cảm giác khoan khoái, nhẹ nhõm, giảm đau cơ bắp, đau đầu và mệt mỏi.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tắm nước quá nóng và tắm quá lâu. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài 5 – 7 phút, đặc biệt là khi cơ thể đang trong giai đoạn sốt cao, để tránh mất nhiệt quá mức, đi ngược lại cơ chế sốt và khiến bệnh lâu khỏi hơn. Việc này cũng có thể tạo điều kiện cho các mầm bệnh như vi khuẩn và nấm tấn công.
Sau khi tắm, có thể uống trà gừng hoặc nước gừng. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C bằng một cốc nước cam hoặc các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, hoặc ăn một bát yến mạch.
![]() |
Theo chuyên gia, người bệnh cúm có thể tắm nước nóng vào mỗi sáng - tối. |
Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh cũng có thể tắm nước nóng để loại bỏ đau nhức và mệt mỏi sau một ngày dài.
Hơi nước từ bồn tắm nước nóng có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh cảm lạnh và ngăn chặn chúng tiếp tục gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, cũng không nên ngâm mình quá lâu, chỉ khoảng 5 – 10 phút là đủ.
Cúm chủ yếu được chia thành các loại vi-rút cúm A (như H1N1, H3N2), loại B và loại C. ✓ Cúm A: Mạnh nhất (như H1N1 chiến 93%), tỉ lệ ca nặng nhiều nhất, tỉ lệ tử vong cao nhất, đã nhiều lần gây ra đại dịch toàn cầu. ✓ Cúm B: Ít gây tử vong hơn, nhưng tấn công trẻ em. ✓ Cúm C: Chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường không gây ra dịch bệnh. |
Xông hơi mặt: Giải pháp cho nghẹt mũi?
BS Trần Văn Phúc cho biết, người bị cúm thường bị chảy nước mắt, nước mũi, hoặc tệ hơn là nghẹt mũi hoàn toàn, gây ra tình trạng đau đầu liên tục. Vì vậy, vào khoảng 10 giờ sáng, người bệnh có thể chuẩn bị một chậu nước nóng và xông hơi mặt trong 5 phút để làm dịu chứng sổ mũi và làm sạch đường hô hấp.
Theo đó, BS Phúc cũng chỉ ra lưu ý quan trọng về xông hơi toàn thân: Không nên xông hơi toàn thân bằng nước nóng khi đang sốt cao, vì sẽ gây mất nhiệt trong khi cơ thể đang cố gắng tăng thân nhiệt để tiêu diệt vi rút.
Chỉ nên xông hơi toàn thân khi đã hết sốt và tốt nhất là khi bệnh đã lui hẳn. Xông hơi nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 độ trong 5 - 10 phút là đủ.
Có thể sử dụng các loại lá như chanh, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu… Tuy nhiên, không nhất thiết phải quá cầu kỳ trong việc lựa chọn lá xông.
Đi dạo nhẹ nhàng
BS Trần Văn Phúc chia sẻ, ngay cả khi thời tiết lạnh, việc đi bộ nhẹ nhàng trước bữa ăn trưa vào khoảng 12 giờ có thể giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường chức năng miễn dịch.
Nếu triệu chứng cúm nhẹ, bệnh nhân cũng có thể vận động và tập thể dục nhẹ nhàng.
Sau đó, nên ăn các loại rau như salad và các thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá để tăng cường phản ứng miễn dịch.
Uống đủ nước ấm
Theo BS Phúc, khi bị cúm, chất nhầy trong đường hô hấp, như nước mũi và đờm, sẽ tăng lên để đẩy vi rút hoặc vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tốt nhất, nên uống nước Oresol để bù điện giải, giúp bệnh nhanh khỏi và cơ thể không mệt mỏi.
Nếu không quen uống Oresol, có thể thay thế bằng các loại đồ uống ấm khác, như trà thảo mộc, để làm loãng chất nhầy và giúp chúng dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể hơn.
Mặc dù nước cam tươi không thể giải quyết ngay các triệu chứng, nhưng vitamin C trong nước cam có thể giúp cơ thể phục hồi và tăng cường chức năng miễn dịch trong tuần tiếp theo.
![]() |
Tốt nhất, nên uống nước Oresol để bù điện giải, giúp bệnh nhanh khỏi và cơ thể không mệt mỏi. (Ảnh minh họa) |
Ăn thức ăn ấm nóng
Nên ăn các món hầm, sử dụng các loại gia vị cay như gừng, tỏi và ớt để chống lại vi rút và vi khuẩn, đồng thời làm sạch xoang và đường hô hấp.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm là rất quan trọng để cơ thể nạp lại năng lượng.
Một giấc ngủ ngon có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức lực hoàn toàn.
Để duy trì hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, hãy cố gắng hình thành thói quen ngủ đều đặn.
Tránh các đồ uống kích thích như cà phê và rượu vào buổi tối, không xem TV hoặc làm việc trên giường.
![]() Mỗi năm, cúm mùa gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của ... |
![]() Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có một trường hợp nguy kịch phải can ... |
![]() Cúm mùa (do virus cúm A, B gây ra) dễ lây lan và gây biến chứng trong mùa lạnh. Để phòng và trị cúm an ... |
Khỏe – Đẹp 12:14 | Thứ ba, 11/02/2025
Giữa lúc dịch cúm mùa hoành hành, tình trạng "lùng sục" Tamiflu tăng vọt, đẩy giá thuốc lên trời. Nhưng sự thật là, lạm dụng Tamiflu không chỉ tốn kém mà còn nguy hiểm!
Khỏe – Đẹp 17:27 | Thứ hai, 10/02/2025
Việc pha chế rượu bằng cồn y tế có thể gây tử vong - vụ việc thương tâm ở Hội An là một lời cảnh tỉnh đắt giá...
Khỏe – Đẹp 16:59 | Thứ bảy, 08/02/2025
Vào ngày 7/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 11/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt rét đậm, rét hại kéo dài, bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Khỏe – Đẹp 17:37 | 11/02/2025
Sống an toàn 16:16 | 09/02/2025
Khỏe – Đẹp 10:27 | Thứ sáu, 07/02/2025
Trước tình hình rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng, Bộ Y tế vừa ban hành công văn khẩn số 557/BYT-MT, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến Thừa Thiên Huế tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người già và trẻ em.
Khỏe – Đẹp 09:41 | Thứ sáu, 07/02/2025
Cúm mùa (do virus cúm A, B gây ra) dễ lây lan và gây biến chứng trong mùa lạnh. Để phòng và trị cúm an toàn, hiệu quả, hãy tham khảo ngay 4 bài thuốc Đông y đơn giản từ dược liệu vườn nhà.
Sống an toàn 15:21 | Thứ năm, 06/02/2025
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có một trường hợp nguy kịch phải can thiệp ECMO. Trước nguy cơ dịch cúm A, B vẫn có thể bùng phát, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan.
Sống an toàn 09:03 | Thứ năm, 06/02/2025
Các đại dịch cúm trong lịch sử nhân loại đã định hình phản ứng y tế công cộng qua nhiều thập kỷ. Những sự kiện lịch sử này cũng nhắc nhở chúng ta về tác động tiềm ẩn của các đợt bùng phát virus cúm đối với sức khỏe con người.
Sống an toàn 17:09 | Thứ tư, 05/02/2025
Mỗi năm, cúm mùa gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các chuyên gia cảnh báo, nếu có hai biểu hiện suy hô hấp là thở nhanh, thở nông và SpO2 giảm dưới 95%, người bệnh cần nhập viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Khỏe – Đẹp 14:54 | Thứ ba, 04/02/2025
Dịp Tết vừa qua, các bệnh viện đã chứng kiến sự gia tăng đáng báo động về số ca cấp cứu và đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ. Theo thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai, số ca đột quỵ nhập viện cấp cứu tăng tới 30-40% so với ngày thường. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này và làm thế nào để phòng tránh "cơn bão" đột quỵ, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình?
Sống an toàn 15:19 | Thứ sáu, 31/01/2025
Tết Nguyên đán là dịp đoàn tụ gia đình, bạn bè, và là thời gian cho những bữa tiệc thịnh soạn, những chuyến đi chơi sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sống an toàn 08:42 | Thứ năm, 30/01/2025
Tết Nguyên Đán đang cận kề, nhưng niềm vui sum họp đôi khi lại đi kèm với những lo toan về sức khỏe. Vậy làm thế nào để có một mùa Tết an vui, khỏe mạnh? Phóng viên (PV) Tạp chí LĐ&CĐ đã có cuộc trao đổi cùng TS. BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Khỏe – Đẹp 06:07 | Thứ tư, 29/01/2025
Tết là thời điểm người công nhân có thể thư giãn, tận hưởng “cuộc sống chậm”. Đi đâu, chơi gì là câu hỏi của không ít người. Dưới đây là một số gợi ý NLĐ có thể tham khảo, dành thời gian khám phá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để vui và “nạp” thêm năng lượng tích cực.
Khỏe – Đẹp 09:29 | Thứ hai, 27/01/2025
Tết Nguyên Đán 2025 là cơ hội để người lao động Huế khám phá vùng đất Cố đô với vẻ đẹp rất khác, đồng thời hòa mình vào đời sống văn hóa của địa phương có bề dày lịch sử bằng các hoạt động trải nghiệm, lễ hội truyền thống thú vị và an toàn.
Sống an toàn 06:50 | Thứ hai, 27/01/2025
Ngày Tết là dịp người người, nhà nhà sum vầy bên nhau, cũng là thời điểm người Việt sử dụng rượu bia nhiều hơn. Bên cạnh niềm vui, việc lạm dụng rượu bia, đặc biệt là rượu không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), một trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014, chủ kênh Youtube “Bác sĩ Trần Văn Phúc Official” với hàng trăm nghìn người đăng ký theo dõi đã chia sẻ với phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn những thông tin quan trọng về tác động của rượu bia, cách phòng tránh ngộ độc và lời khuyên để mọi người đón Tết an toàn, ý nghĩa.
Khỏe – Đẹp 11:06 | Chủ nhật, 26/01/2025
Vụ cháy đáng tiếc đã xảy ra tại một căn hộ ở phố Tôn Thất Thiệp (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) vào ngày 25/1, khi chủ nhà vắng mặt để về quê đón Tết Nguyên đán. Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ cháy nổ gia tăng trong dịp lễ Tết, đặc biệt là khi người dân thường có xu hướng đi xa nhà.
Khỏe – Đẹp 07:43 | Chủ nhật, 26/01/2025
Tết Nguyên Đán là dịp thị trường thực phẩm dịp trở nên đặc biệt sôi động. Bên cạnh những món ăn truyền thống, hàng hóa thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các loại bánh kẹo và thực phẩm đông lạnh đang chiếm ưu thế. Thế nhưng, chất lượng của những mặt hàng này không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Khỏe – Đẹp 16:51 | Thứ sáu, 24/01/2025
Mới đây, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận cấp cứu 32 bệnh nhi bị ngộ độc, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột.
Khỏe – Đẹp 16:30 | Thứ sáu, 24/01/2025
Điều trị ung thư là một cuộc chiến dài, đòi hỏi người bệnh phải có nền tảng sức khỏe thật tốt. Việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Khỏe – Đẹp 09:24 | Thứ sáu, 24/01/2025
Thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhu cầu sưởi ấm của người lao động tăng cao. Việc sử dụng các thiết bị sưởi hoặc than, củi không đúng cách tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ngạt khí. Bên cạnh đó, dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động như thắp hương, đốt vàng mã cũng có thể gây ra những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cháy nổ, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức và tuân thủ các khuyến cáo từ lực lượng chức năng.
Khỏe – Đẹp 17:39 | Thứ năm, 23/01/2025
Diva Hồng Nhung bất ngờ thông tin bị mắc bệnh ung thư vú khiến đồng nghiệp và người hâm mộ rất hoang mang. Bên cạnh đó, không ít người muốn tìm hiểu dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú, bởi thời gian qua thấy nàng Bống không có biểu hiện của ốm bệnh.
Khỏe – Đẹp 09:20 | Thứ năm, 23/01/2025
Bình gas mini tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng tăng cao vào dịp Tết. Chỉ trong tháng 1, nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra, gây hậu quả nặng nề cho người bị nạn.
Khỏe – Đẹp 08:56 | Thứ tư, 22/01/2025
Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?
Sống an toàn 15:05 | Thứ ba, 21/01/2025
Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.