Người lao động học kiến thức an toàn, vệ sinh lao động qua ứng dụng trên điện thoại |
![]() |
Chuyên gia người Nhật Bản đang chia sẻ về bảo hộ lao động tại hội thảo. Ảnh: Trường Đại học Tôn Đức Thắng |
Quy định về bộ phận an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ATVSLĐ. Quy định cụ thể về tổ chức bộ phận ATVSLĐ nằm trong khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 15/5/2016 như sau:
"1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận ATVSLĐ bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận ATVSLĐ tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách".
Những năm qua, tình hình tai nạn lao động ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp. Tính riêng năm 2022, theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động với 7.923 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong đó, số vụ tai nạn lao động chết người là 720 vụ với 754 người chết. Số người bị thương nặng là 1.647 người. Thiệt hại sơ bộ do tai nạn lao động của năm 2022 là 14.385 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền này chưa tính tới tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là hơn 143.468 ngày.
Tai nạn lao động có đa tác động, đối với người lao động là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của bản thân họ và gia đình. Đối với doanh nghiệp là tổn hại về nhân lực, chi phí. Đối với xã hội là gánh nặng về an sinh xã hội khi mất đi lực lượng lao động đang trong độ tuổi và những người phụ thuộc của họ.
Công tác ATVSLĐ được Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành coi trọng. Đặc biệt, ngày 18/9/2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 29 -CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sau hơn 10 năm triển hai thực hiện, với sự nỗ lực của các ngành, công tác ATVSLĐ đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra những thách thức cho công tác ATVSLĐ, trong đó có vấn đề thiếu nguồn cung ứng nhân lực chuyên sâu, đào tạo bài bản về lĩnh vực này.
Anh Trần Văn Minh, Trưởng phòng An toàn lao động của Công ty CP Tập đoàn An Phú Hưng (Hà Nội) cho biết, là doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị rất muốn tuyển cán bộ có kinh nghiệm làm công tác ATVSLĐ chuyên trách để tham mưu, giúp việc về nội dung này. Tuy nhiên, công ty đăng thông tin tuyển dụng gần 1 năm nay mà chưa nhận được hồ sơ như mong muốn.
Thiếu nhân lực đầu vào cho ngành học ATVSLĐ là thực tế diễn ra tại không ít cơ sở đào tạo trong cả nước. Những cơ sở đào tạo có uy tín về lĩnh vực này như Đại học Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng hay những chuyên ngành mới mở của Đại học Thủ đô Hà Nội cũng tuyển được lượng người học khiêm tốn mỗi năm.
Ngày nay, các thí sinh nhiều ngành học để lựa chọn và thường có xu hướng lựa chọn ngành dịch vụ, kinh tế, xã hội, thương mại mà không mặn mà với những ngành học kỹ thuật nói chung, kỹ thuật ATVSLĐ nói riêng dù cho đây là ngành học rất dễ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo phát triển xanh, phát triển bền vững, các doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ. Do vậy, không ít doanh nghiệp đang rất mong muốn tìm kiếm nhân sự được đào tạo bài bản về công tác ATVSLĐ để quản lý ATVSLĐ trên các công trường, tại các nhà máy, nhất là các nhà máy thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (là những nơi tuân thủ tốt pháp luật ATVSLĐ ở nước ta), các công trình trọng điểm, các lĩnh vực nguy cơ cao về mất an toàn lao động như khai thác khoáng sản, xây dựng, điện, viễn thông...
Theo TS Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, theo quy định của Luật ATVSLĐ, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần các cán bộ thực hiện, triển khai công tác ATVSLĐ, tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cả nước hiện có hơn 800.000 doanh nghiệp, trong đó có 200.000 đến 300.000 doanh nghiệp sản xuất nên rất cần cán bộ có chuyên môn về ATVSLĐ để thực hiện các công việc theo quy định.
Đặc biệt, những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động phải có cán bộ chuyên trách. Có những doanh nghiệp có quy mô Phòng An toàn lao động tới vài trăm người chuyên làm nhiệm vụ tham mưu, giám sát, thẩm tra, đánh giá các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ.
"Thị trường cần tuyển số lượng rất lớn nhân lực ngành ATVSLĐ nhưng nguồn cung lại khan hiếm. Cả nước chỉ có Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên ngành Bảo hộ lao động. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng mới mở chuyên ngành đào tạo về Bảo hộ lao động. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đào tạo quá ít, chỉ tiêu đào tạo hằng năm còn hạn chế. Một số trường đại học khác có đào tạo nhưng lại đa ngành hoặc không chuyên trách ATVSLĐ mà thiên về kỹ thuật môi trường nên khi ra trường chưa hẳn đáp ứng ngay được yêu cầu công việc. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng các kỹ sư Bảo hộ lao động ngay từ những năm cuối đại học. Nhiều người theo học ngành môi trường cũng chuyển hướng sang làm cán bộ an toàn của doanh nghiệp nhưng về mặt chuyên môn chuyên sâu, các cán bộ học đúng chuyên ngành có thể đáp ứng yêu cầu công việc tốt hơn”, TS Nguyễn Anh Thơ cho biết.
![]() Thanh tra Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có kết luận về thực hiện công tác ... |
![]() Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại các công trình xây dựng gây thiệt hại lớn về người và ... |
![]() Trong 2 ngày (13 và 14/7), Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn ... |
Pháp luật lao động 15:39 | Thứ tư, 09/04/2025
Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và tự động hóa, phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số đã trở thành động lực tăng trưởng quốc gia. Thế nhưng, đi kèm với sự tăng tốc này là vô vàn thách thức về an toàn: từ bảo mật dữ liệu, ổn định hạ tầng số, đến bảo vệ người lao động trong môi trường làm việc số hóa.
Pháp luật lao động 08:55 | Thứ sáu, 04/04/2025
Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng do cháy nổ trong năm 2024 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong quy trình, ý thức và giám sát an toàn – nhất là với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện vận hành.
Pháp luật lao động 17:12 | Thứ ba, 01/04/2025
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trong những động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khẳng định vai trò này, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay”. Tuy nhiên, song hành với đà tăng trưởng ấn tượng, khu vực này đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động 09:02 | Thứ ba, 01/04/2025
Trong khu vực lao động phi chính thức, nơi người lao động thường xuyên đối mặt với rủi ro nghề nghiệp, thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn – việc xuất hiện các Nghiệp đoàn không chỉ là tổ chức đại diện quyền lợi mà còn là chốt chặn an toàn đầu tiên giúp họ vững tâm làm việc, giảm thiểu tai nạn và được chăm lo sức khỏe.
Pháp luật lao động 10:07 | Thứ sáu, 28/03/2025
Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt, trao thêm quyền và trách nhiệm cho tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ người lao động, đặc biệt là về an toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động 14:53 | Thứ ba, 25/03/2025
Thông báo tình hình tai nạn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (công bố tháng 2/2025) cho thấy, năm 2024 cả nước đã xảy ra 8.286 vụ tai nạn lao động, làm 8.472 người bị nạn, trong đó 727 người chết, 1.690 người bị thương nặng. So với năm 2023, số vụ tai nạn tăng 892 vụ, số người bị nạn tăng 919 người, và số người chết tăng 28 người – một xu hướng đáng lo ngại, gióng lên hồi chuông báo động về an toàn lao động.
Pháp luật lao động 11:35 | Thứ sáu, 14/03/2025
Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, hàng triệu lao động tự do trên khắp cả nước vẫn đang âm thầm đối mặt với muôn vàn rủi ro tai nạn lao động. Từ năm 2025, Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được kỳ vọng sẽ là "phao cứu sinh" cho những mảnh đời bấp bênh này. Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, còn rất nhiều thách thức phía trước.
Pháp luật lao động 14:50 | Thứ hai, 10/03/2025
Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Đây là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền lợi của đội ngũ đang trực tiếp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Pháp luật lao động 15:09 | Thứ năm, 27/02/2025
Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP, từ năm 2025, hàng triệu lao động tự do trên cả nước sẽ có cơ hội được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Với mức đóng chỉ từ 34.500 đồng/tháng và cơ hội nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, người lao động khu vực phi chính thức sẽ được hưởng quyền lợi chi trả lên tới 108 triệu đồng khi gặp tai nạn lao động.
Pháp luật lao động 14:21 | Thứ tư, 12/02/2025
Cứ mỗi khi đến dịp Tết nguyên đán, Rằm tháng Giêng,… nhiều khu dân cư, tập thể lại nghi ngút khói vì tục đốt vàng mã. Nhiều người có suy nghĩ rằng “trần sao âm vậy”, đốt càng nhiều tiền vàng, xe cộ, nhà cửa… thì càng thành tâm với người đã khuất. Nhiều vụ cháy đã xảy ra từ chính việc đốt vàng mã như vậy.
Pháp luật lao động 17:03 | Thứ tư, 05/02/2025
Luật Điện lực 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều, quy định toàn diện các vấn đề từ quy hoạch, đầu tư, phát triển điện năng lượng tái tạo đến thị trường điện cạnh tranh, điều độ vận hành... Luật đặc biệt chú trọng đến an toàn công trình điện lực, nhất là các công trình thủy điện.
Pháp luật lao động 06:00 | Thứ bảy, 01/02/2025
Ngày xuân nói chuyện các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), nhất là TNLĐ nghiêm trọng có lẽ không thật phù hợp. Song, dịp này, trên cả nước có hàng ngàn công trình vẫn tổ chức làm việc xuyên Tết, nhất là trong xây dựng - lĩnh vực có tỷ lệ TNLĐ cao nhất.
Pháp luật lao động 08:53 | Thứ năm, 23/01/2025
Vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm pháo hoa tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng các hoạt động mua bán pháo hoa trái phép, gây lo ngại về vấn đề an ninh trật tự và an toàn công cộng.
Pháp luật lao động 15:37 | Chủ nhật, 19/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.
Pháp luật lao động 10:38 | Thứ bảy, 18/01/2025
Tháng Chạp là thời điểm mà các chợ truyền thống trở nên đông đúc nhất trong năm. Đây cũng là lúc mà nguy cơ cháy nổ tăng cao, đặc biệt ở những khu chợ tạm, chợ công nhân tự phát, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chợ là vô cùng cần thiết.
Pháp luật lao động 10:01 | Thứ sáu, 17/01/2025
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, pháo hoa Z121 được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với giá cả chênh lệch nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt pháo chính hãng của nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng?
Pháp luật lao động 17:21 | Thứ ba, 14/01/2025
Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân.
Pháp luật lao động 16:01 | Thứ bảy, 04/01/2025
Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15, quy định thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là hàng cấm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý có thể là hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
Pháp luật lao động 20:02 | Thứ năm, 02/01/2025
Thông tin từ chính quyền xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vào lúc 15 giờ 46 phút hôm nay (02/01/2025), cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại Dự án Thủy điện Đăk Mi 1.
Pháp luật lao động 19:52 | Thứ tư, 01/01/2025
Sáng nay (1/1/2025), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chính quyền và ngành chức năng khẩn trương tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công trình xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình, thân nhân người bị nạn.
Pháp luật lao động 10:31 | Thứ tư, 01/01/2025
Vụ tai nạn khiến 5 công nhân chết, mất tích khi thi công thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đang nỗ lực lặn tìm kiếm 2 công nhân mất tích. Trước đó, thi thể 3 công nhân khác đã được tìm thấy, đưa lên bờ.
Pháp luật lao động 16:45 | Thứ sáu, 27/12/2024
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: giá đỗ đã được ngâm với hoạt chất 6-Benzylaminopurin thì tốt nhất là bỏ đi, vì độc tố đã ngấm vào tế bào của giá đỗ và không thể loại bỏ ngay cả khi nấu chín.
Pháp luật lao động 09:08 | Thứ tư, 25/12/2024
Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam
Pháp luật lao động 15:24 | Thứ năm, 21/11/2024
Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Pháp luật lao động 09:18 | Thứ tư, 13/11/2024
Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại Nhà máy giấy Yên Bình, thuộc Công ty Cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, gây ra cái chết thương tâm cho chị Nguyễn Thị Thu H. (41 tuổi).