Thứ năm 27/03/2025 01:54

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại

Các đại dịch cúm trong lịch sử nhân loại đã định hình phản ứng y tế công cộng qua nhiều thập kỷ. Những sự kiện lịch sử này cũng nhắc nhở chúng ta về tác động tiềm ẩn của các đợt bùng phát virus cúm đối với sức khỏe con người.
Cúm mùa có thể gây tử vong: Chuyên gia cảnh báo 2 dấu hiệu cần nhập viện ngay

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan đến virus cúm. Cúm thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể dẫn đến những biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Trong suốt lịch sử nhân loại, các đại dịch cúm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu.

Cúm Tây Ban Nha (1918-1920)

Cúm Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1918 đến 1920, với những đợt bùng phát nghiêm trọng ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Đây được coi là đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử, do virus cúm A H1N1 gây ra và ước tính đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, tương đương 33% dân số thế giới vào thời điểm đó.

Số ca tử vong ước tính dao động từ 17 triệu đến cao tới 100 triệu, với tỷ lệ tử vong từ 2% đến 10%. Các triệu chứng bao gồm viêm phổi nặng và suy hô hấp nhanh chóng, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở những người trẻ tuổi từ 20 đến 40 tuổi - đối tượng thường ít bị ảnh hưởng bởi cúm.

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại
Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử. Ảnh: National Museum of Health and Medicine

Đợt bùng phát đại dịch cúm Tây Ban Nha không có cách điều trị đặc hiệu trong bối cảnh chiến tranh thế giới diễn ra, số lượng nhân viên y tế thiếu hụt trầm trọng, bệnh viện quá tải, nhiều nhà riêng, trường học, nhà cộng đồng đã trở thành bệnh viện dã chiến tạm thời.

Việc đối phó với đại dịch này cũng trở thành bài học kinh nghiệm quan trọng, có ảnh hưởng đến các chính sách y tế công cộng trong tương lai và các chiến lược chuẩn bị cho các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Cúm Châu Á (1957-1958)

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại
Những người bệnh tại Thụy Điển trong dịch cúm Châu Á năm 1957-1958. Ảnh: Wikipedia

Đại dịch cúm Châu Á xuất hiện ở Đông Á, do virus cúm A H2N2 gây ra, xảy ra từ năm 1957 đến 1958 và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu.

Cúm Châu Á đã gây lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1 triệu người. Đặc biệt, đợt bùng phát này lây lan nhanh chóng do việc di chuyển giữa các nước gia tăng sau Thế chiến II. Virus này xuất hiện từ sự kết hợp giữa các chủng virus cúm gia cầm và cúm ở người, dẫn đến tỷ lệ tử vong đáng kể, chủ yếu ở người cao tuổi.

Các phản ứng y tế công cộng bao gồm việc phát triển vaccine trong vòng vài tháng sau khi xác định virus, điều này giúp giảm thiểu tác động của nó. Những bài học từ đại dịch này đã tạo nền tảng cho các chiến lược phát triển vaccine trong các đợt bùng phát dịch cúm tiếp theo.

Cúm Hồng Kông (1968-1969)

Đại dịch cúm Hồng Kông gây ra bởi virus cúm A H3N2 và được coi là “hậu duệ” của chủng H2N2 trước đó. Đại dịch này bắt đầu tại Hồng Kông vào năm 1968 trước khi lan rộng trên toàn cầu.

Tương tự như các đại dịch trước đó, cúm Hồng Kông đã ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới. Ước tính cho thấy số ca tử vong dao động từ 1 triệu đến 4 triệu người do đợt bùng phát này. Đại dịch này chủ yếu tác động đến người cao tuổi nhưng cũng ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi do thiếu miễn dịch trước đó.

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại
Hàng chục bệnh nhân chen chúc ở phòng chờ của một phòng khám tại Hồng Kông trong dịch cúm vào tháng 7/1968. Ảnh: SCMP

Sự lây lan nhanh chóng của H3N2 đã làm nổi bật những điểm yếu trong hệ thống y tế công cộng vào thời điểm đó. Các chiến dịch tiêm chủng đã được khởi động nhanh chóng, nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine rộng rãi.

Cúm Nga (1977-1979)

Đại dịch cúm Nga đặc trưng bởi sự tái xuất hiện của chủng H1N1 đã lưu hành trước đó. Đợt bùng phát này diễn ra từ năm 1977 đến 1979 và chủ yếu ảnh hưởng đến Đông Âu và một số khu vực ở châu Á.

Mặc dù đại dịch này ít nghiêm trọng hơn so với các đại dịch trước đó, nhưng nó vẫn có tác động đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. Ước tính có khoảng 700.000 người đã tử vong trong đợt bùng phát này, mặc dù số lượng nhiễm bệnh cụ thể không được ghi chép rõ ràng. Tỷ lệ nghiêm trọng tương đối thấp có thể do sự miễn dịch tồn tại trong các quần thể từ những lần nhiễm cúm trước đó với các chủng tương tự.

Dù có tỷ lệ tử vong thấp, cúm Nga vẫn là hồi chuông cảnh báo cho các tổ chức y tế về tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát các virus cúm và cách mà chúng có thể tái xuất hiện nhanh chóng.

Đại dịch cúm lợn (2009-2010)

Đại dịch cúm lợn được gây ra bởi một virus H1N1 mới nổi xuất hiện ở Mexico vào tháng 4/2009 trước khi lan rộng ra toàn cầu. Đại dịch này kéo dài đến tháng 8/2010 và gây ra nhiều lo ngại về vấn đề y tế công cộng.

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại
Dịch cúm lợn năm 2009 xuất hiện đầu tiên tại Mexico. Ảnh: Wikipedia

Các thống kê ước tính khoảng 700 triệu đến 1,4 tỷ người đã bị nhiễm virus trong đại dịch này. Số ca tử vong được xác định thông qua các phương pháp xét nghiệm là khoảng 18.449 người; tuy nhiên, con số thực tế có thể lên đến 151.700-575.400 ca tử vong trên toàn cầu.

Đại dịch cúm lợn đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về thời gian phát triển vaccine và chiến lược phân phối đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi, cũng như những rủi ro liên quan đến virus mới.

Có thể thấy, các đại dịch cúm trong lịch sử đã định hình phản ứng y tế công cộng qua nhiều thập kỷ và làm nổi bật những điểm yếu trong hệ thống y tế toàn cầu tại từng thời điểm. Mỗi đại dịch mang lại những thách thức và bài học riêng đối với các chiến lược hiện tại để quản lý bệnh truyền nhiễm. Những sự kiện lịch sử này cũng nhắc nhở chúng ta về tác động tiềm tẩn của các đợt bùng phát virus cúm đối với sức khỏe con người.

Dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản

Theo dữ liệu công bố của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ 2/9/2024 đến 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa.

Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp. Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực có đông dân cư và có nhiểu điểm du lịch, tập trung đông người và là các địa bàn bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại.

Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.

Trước đó, theo thông tin từ WHO ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Cũng theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.

Bên cạnh đó, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong thời điểm hiện tại, khi thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Để chủ động phòng chống cúm, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện những điều sau:

Những đại dịch cúm khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5 trên người sau nhiều năm không xuất hiện Việt Nam ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5 trên người sau nhiều năm không xuất hiện

Ca nhiễm cúm A/H5 được ghi nhận trên người sau 8 năm kể từ 2014 là một bệnh nhi 5 tuổi có địa chỉ tại ...

Đại diện WHO cho rằng chưa thể coi Covid-19 như cúm mùa Đại diện WHO cho rằng chưa thể coi Covid-19 như cúm mùa

Bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, có những điểm tương đồng giữa cúm mùa và Covid-19. Tuy nhiên, ...

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Đọc thêm

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Khỏe – Đẹp

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Khỏe – Đẹp

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Khỏe – Đẹp

Hành trình tái sinh: Ca ghép tim xuyên Việt kỳ diệu tại Huế

Sau hành trình khẩn trương kéo dài 3 giờ 48 phút, trái tim từ một người hiến tạng ở TP.HCM đã hồi sinh cuộc đời anh N.V.C. (36 tuổi, Quảng Nam), bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 15 thành công tại bệnh viện, minh chứng cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và tinh thần nhân đạo cao cả.

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Khỏe – Đẹp

Dán cao, xoa dầu sau ngã: Người đàn ông suýt mất chân vì hoại tử

Mới đây, một người đàn ông trung niên đã phải đối mặt với nguy cơ mất chân do thói quen chăm sóc vết thương sai cách sau khi bị ngã. Việc tự ý dán cao, xoa dầu không giúp vết thương hồi phục mà còn dẫn đến tình trạng hoại tử nghiêm trọng, suýt chút nữa anh đã phải cắt bỏ cẳng chân.

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi gia tăng và nguy cơ tử vong: Hệ lụy từ thiếu sót trong tiêm chủng và nhận thức cộng đồng

Trong những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng trước thông tin về hai trường hợp tử vong ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, liên quan đến bệnh sởi. Đây là một minh chứng đau lòng về hậu quả của việc thiếu sự chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng.

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo: Gia tăng trẻ tự gây thương tích - Dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý ở thanh thiếu niên!

Áp lực học hành, gia đình vô tâm và nỗi cô đơn không tên đã đẩy nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên rơi vào tình trạng tự gây thương tích không tự tử (NSSI). Đằng sau mỗi vết sẹo ấy không chỉ là nỗi đau thể xác, mà là tiếng gào thét từ tâm hồn non nớt đang khao khát được lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Sự thật về kẹo Kera: Chất xơ và những cảnh báo từ chuyên gia

Sản phẩm Kẹo Rau Củ Kera, với những lời quảng cáo gây xôn xao về việc thay thế rau xanh bằng một viên kẹo, đã tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những lời hứa hẹn ngọt ngào, liệu Kera có thực sự là giải pháp bổ sung chất xơ hiệu quả, hay chỉ là một chiêu trò quảng cáo đánh vào tâm lý người tiêu dùng?

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy cơ thủng hành tá tràng: Áp lực học tập đang đe dọa sức khỏe người trẻ

Thủng hành tá tràng, một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là áp lực học tập, thói quen ăn uống thiếu khoa học và sự căng thẳng trong cuộc sống. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Sống an toàn

Vi nhựa "len lỏi" vào cơ thể hàng ngày, làm sao để hạn chế?

Chúng ta đang tiêu thụ vi nhựa mỗi ngày. Từ nước uống, thực phẩm đến không khí, các hạt nhựa siêu nhỏ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và âm thầm xâm nhập cơ thể con người. Vậy hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu sự xâm nhập của vi nhựa và bảo vệ sức khỏe của chính mình?

Cảnh báo từ ca cấp cứu chấn thương vùng kín do tai nạn khi chơi thể thao

Sống an toàn

Cảnh báo từ ca cấp cứu chấn thương vùng kín do tai nạn khi chơi thể thao

Tai nạn trong lao động và thể thao luôn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Đôi khi, những sự cố tưởng chừng nhỏ lại có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chúng ta. Câu chuyện cấp cứu mới đây tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam là một lời nhắc nhở sâu sắc về vấn đề này.

Sau sự ra đi của diễn viên Quý Bình: Hiểu rõ về căn bệnh u não và cách phòng ngừa

Khỏe – Đẹp

Sau sự ra đi của diễn viên Quý Bình: Hiểu rõ về căn bệnh u não và cách phòng ngừa

Sự ra đi của diễn viên Quý Bình vì u não khiến nhiều người bàng hoàng. Câu hỏi u não là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết ra sao và làm thế nào để phòng ngừa đang được nhiều người quan tâm.

Tin vui cho cha mẹ công nhân: Vắc-xin Rota đang được triển khai miễn phí

Khỏe – Đẹp

Tin vui cho cha mẹ công nhân: Vắc-xin Rota đang được triển khai miễn phí

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là mối lo ngại lớn của nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình công nhân với điều kiện chăm sóc con còn hạn chế. Vắc-xin Rota, được ví như “lá chắn vàng”, giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Trước đây, chi phí hơn 1,7 triệu đồng cho hai liều khiến nhiều phụ huynh đắn đo, nhưng nay tin vui là vắc-xin Rota đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, giúp mọi trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ miễn phí.

Báo động: Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, hiểm họa khôn lường

Khỏe – Đẹp

Báo động: Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, hiểm họa khôn lường

Tăng huyết áp – “kẻ giết người thầm lặng” – không chỉ là mối nguy đối với người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa, đe dọa sức khỏe của nhiều người trẻ. Lối sống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài và thói quen chủ quan với bệnh là những nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng.

Biến chứng đáng sợ của viêm tai giữa ở người lớn

Khỏe – Đẹp

Biến chứng đáng sợ của viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa, mặc dù là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng đối với người lớn, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, một căn bệnh cấp cứu nội khoa đe dọa tính mạng.

Lao động nữ trăn trở về chăm sóc da: Cần lắm những buổi chia sẻ trực tuyến

Khỏe – Đẹp

Lao động nữ trăn trở về chăm sóc da: Cần lắm những buổi chia sẻ trực tuyến

"Làm sao để chăm sóc da đúng cách? Có nên dùng tẩy trang và kem chống nắng hàng ngày? Nên để da tự nhiên hay sử dụng hóa mỹ phẩm? Làm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da?" – Đây là những băn khoăn được nhiều lao động nữ đặt ra nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Cảnh báo nguy hiểm từ thuốc giảm cân chứa Sibutramin trên mạng xã hội

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo nguy hiểm từ thuốc giảm cân chứa Sibutramin trên mạng xã hội

Một bệnh nhân nữ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên Tiktok.

Hà Nội đứng thứ 8/125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Làm sao để sống khỏe mạnh?

Khỏe – Đẹp

Hà Nội đứng thứ 8/125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Làm sao để sống khỏe mạnh?

Sáng 3/3, Hà Nội xếp thứ 8 trong danh sách 125 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam, nằm trong phạm vi "không tốt cho các nhóm nhạy cảm". Từ các bệnh hô hấp đến tim mạch, tác hại của ô nhiễm là không thể xem thường. Vậy làm sao để "sống chung" an toàn và khỏe mạnh?