Liên tiếp xảy ra cháy, Bộ Công an khuyến cáo những kỹ năng cần thiết |
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ô-xy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
Đuối nước ở trẻ không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy… mà còn có thể xảy ra ở bể nước ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ... Vì vậy, các bậc phụ huynh, người nuôi trẻ, giáo viên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu cấp và xử trí tai nạn đuối nước khi cần thiết.
Ở nước ta, tỉ lệ trẻ em bị đuối nước khá cao. Ảnh minh họa. |
Bác sĩ CKII. Nguyễn Tân Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Hầu hết người dân chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp trẻ đuối nước. Sai lầm thường mắc phải đó là sau khi đưa trẻ lên bờ, nhiều người có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp trở lại đã dừng để tiếp tục bế vác…".
Theo Bác sĩ Hùng, việc sơ cứu trẻ bị ngạt nước, đuối nước đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của nạn nhân và di chứng về sau của trẻ.
Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức:
Nếu trẻ tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu lưng trên cùng mặt phẳng, nơi khô ráo, thoáng khí, tiến hành kiểm tra đường thở, lấy dị vật nếu có (lưu ý không làm tổn thương đường thở). Kiểm tra xem trẻ có bị chấn thương cột sống cổ hay không, nếu có, nhanh chóng cố định cổ cho trẻ bằng túi cát… và đưa trẻ đến bệnh viện.
Khi trẻ bất tỉnh, cần làm những việc sau: Nếu quan sát lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực. Hai bàn tay chồng lên nhau, ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái, ép mạnh xuống khoảng 2 - 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây. Ép theo tỷ lệ 15/2 nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái (nếu có 2 người) hoặc 30/2 (nếu có 1 người).
Cách ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ bị đuối nước. Ảnh minh họa |
Vừa sơ cứu như trên và vừa gọi cấp cứu để đưa trẻ đi bệnh viện. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.
Đồng thời cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô.
Bác sỹ Hùng khuyến cáo, 5 phút đầu là thời gian vàng để sơ cứu trẻ đuối nước. Việc sơ cứu không đúng sẽ gây chậm trễ khoảng thời gian này, thậm chí gây thêm các tổn thương cho trẻ.
Những việc không nên làm khi trẻ đuối nước là không nên sốc nước, dốc ngược trẻ, không ấn bụng, hơ lửa cho trẻ. Không nên đặt trẻ nằm đầu thấp để nước chảy ra. Sau khi khai thông đường thở thấy trẻ thở trở lại không nên đưa về nhà mà vẫn phải đưa đến cơ sở y tế để theo dõi.
Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ em bị đuối nước. Ảnh: Chí Hiếu |
Các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi bơi, tắm biển, ao, hồ, sông, suối. Đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà. Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.
Nên có rào chắn nơi ao hồ, dụng cụ vật dụng chứa nước trong gia đình. Có các biển cảnh báo tại sông ngòi, hồ nước, …
Trẻ nhỏ đi đến hồ bơi nên đi cùng người lớn, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, đặc biệt cần tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Các khu vực bơi công cộng phải được giám sát bởi nhân viên cứu hộ được huấn luyện về các kỹ thuật cứu hộ.
Nhà trường và gia đình nên có các chương trình dạy kỹ năng sống, đặc biệt là dạy bơi cho trẻ để tránh những tai nạn không mong muốn. Đặc biệt, mỗi người nên tự trang bị những kiến thức, kỹ năng sơ cứu đuối nước để xử trí kịp thời và đúng cách khi gặp tình huống khẩn cấp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta khá cao, gấp 10 lần ở các nước phát triển. Trẻ đuối nước thường nằm trong lứa tuổi nhỏ, dưới 15 tuổi. |
Cảnh báo nguy cơ trẻ em đuối nước tại bể bơi khách sạn Sáng nay 16/8, ông Cao Anh Hùng - Chủ tịch UBND phường Nghi Thu (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa ... |
Những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi bị cướp giật Đuổi theo đối tượng cướp xe và các tài sản khác, bám vào đuôi xe, giằng co trên đường,... nếu không cẩn thận người bị ... |
Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI Mới đây Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với ManpowerGroup ... |
Sống an toàn 09:04 | Thứ tư, 22/01/2025
Trong bối cảnh thời tiết thay đổi thất thường và sự di chuyển, giao lưu ngày càng tăng, các bệnh truyền nhiễm luôn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động.
Khỏe – Đẹp 08:56 | Thứ tư, 22/01/2025
Theo dự báo, thời tiết dịp Tết Nguyên đán ở miền Bắc giảm sâu, rét đậm rét hại. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể giữ gìn sức khỏe vui Xuân?
Sống an toàn 15:05 | Thứ ba, 21/01/2025
Mới đây, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật một trường hợp người bệnh nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica, hay còn gọi là hội chứng thích ăn các đồ vật không phải thức ăn.
Sống an toàn 08:30 | Thứ hai, 20/01/2025
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ngừng phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, và y học cũng không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng AI vào chẩn đoán bệnh đang mở ra một kỷ nguyên mới, hứa hẹn mang lại những bước tiến vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe con người.
Sống an toàn 10:47 | Thứ bảy, 18/01/2025
Hiện nay, nhiều bệnh nhân ở tuổi còn rất trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề khi chỉ xuất hiện một số cơn đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân… Triệu chứng tưởng như bị đột quỵ, nhưng nguyên nhân lại là do dị dạng mạch máu não.
Công đoàn với ATVSLĐ 09:07 | 22/01/2025
Sống an toàn 09:04 | 22/01/2025
Sống an toàn 17:21 | Thứ sáu, 17/01/2025
Tai nạn pháo tự chế gia tăng trong tháng qua gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là tử vong, để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân và gia đình.
Sống an toàn 15:23 | Thứ năm, 16/01/2025
Mùa Tết, nhu cầu mua sắm bánh kẹo tăng cao, tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái tung hoành. Nếu không cảnh giác, người tiêu dùng rất dễ "mắc bẫy", mua phải những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi khám phá thị trường bánh kẹo Tết và tìm hiểu những thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Sống an toàn 06:30 | Thứ năm, 16/01/2025
Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm hiệu quả lao động.
Khỏe – Đẹp 05:58 | Thứ năm, 16/01/2025
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, thời điểm mọi người sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, bạn bè. Đây cũng là lúc nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản có thể không được đảm bảo. Đặc biệt, đối với người lao động thường xuyên bận rộn với công việc, việc chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết càng trở nên quan trọng.
Khỏe – Đẹp 06:00 | Thứ tư, 15/01/2025
Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Sống an toàn 09:26 | Thứ ba, 14/01/2025
"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Khỏe – Đẹp 05:50 | Thứ ba, 14/01/2025
Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Sống an toàn 17:34 | Thứ hai, 13/01/2025
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng một vết cắn nhỏ của chuột lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu? Câu chuyện của vợ chồng ông P. và bà V. ở Hải Dương dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Khỏe – Đẹp 08:29 | Thứ hai, 13/01/2025
Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Sống an toàn 21:00 | Chủ nhật, 12/01/2025
Để những giây phút sum vầy bên gia đình những ngày Tết thực sự trọn vẹn, ý nghĩa, bên cạnh chế độ ăn uống, người dân, người lao động cần lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo sức khỏe.
Khỏe – Đẹp 10:41 | Thứ bảy, 11/01/2025
Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.
Sống an toàn 18:00 | Thứ năm, 09/01/2025
Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 9/1, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, đánh dấu sự ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của người làm báo, đã được vinh danh trong buổi lễ trang trọng này.
Sống an toàn 16:27 | Thứ năm, 09/01/2025
3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.
Khỏe – Đẹp 13:34 | Thứ năm, 09/01/2025
Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Khỏe – Đẹp 13:38 | Thứ ba, 07/01/2025
Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.
Sống an toàn 09:20 | Thứ ba, 07/01/2025
Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.
Sống an toàn 08:30 | Thứ ba, 07/01/2025
Sự gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.
Sống an toàn 22:45 | Chủ nhật, 05/01/2025
Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?
Khỏe – Đẹp 20:22 | Chủ nhật, 05/01/2025
Số ca nhiễm virus HMPV gia tăng tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại liệu nó có trở thành một đại dịch như COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định đây là một hiện tượng thường niên và đang được kiểm soát.
Khỏe – Đẹp 20:10 | Chủ nhật, 05/01/2025
Những ngày gần đây, thông tin về sự gia tăng các ca nhiễm vi rút human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận, làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát dịch bệnh mới. Các nguồn tin trên mạng xã hội và một số trang báo nước ngoài cho thấy tình trạng quá tải tại các bệnh viện, thậm chí có những tin đồn về việc công bố tình trạng khẩn cấp, làm dấy lên những quan ngại về một cuộc khủng hoảng y tế tiềm ẩn sau COVID-19.