Thứ sáu 22/11/2024 04:07

Những việc cần làm để ứng phó với các tình huống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, bao gồm phát hiện sớm dựa trên lâm sàng, tìm nguồn cung cấp xét nghiệm chẩn đoán để chủ động phát hiện sớm ca bệnh, cách ly và điều trị kịp thời.
Những việc cần làm để ứng phó với các tình huống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
Hiện không có thuốc kháng virus nào có hiệu quả đã được chứng minh cho bệnh nhân đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa

Chiều 1/8, Bộ Y tế tổ chức tập huấn toàn quốc hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và một số nội dung về điều trị cúm A.

Buổi tập huấn được tổ chức trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ tăng mạnh trên toàn thế giới khi chỉ trong 7 ngày có tới hơn 4.000 ca bệnh xác định được báo cáo. Tổng số ca bệnh ghi nhận đến nay là hơn 22.000 ca.

Trong đó, 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc, Trung Quốc/Đài Loan… đã ghi nhận 62 ca bệnh.

Các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phòng chống dịch

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai, vì thế việc chuẩn bị tâm thế ứng phó là cần thiết.

"Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào xâm nhập, trước tình hình dịch lây lan ở nhiều quốc gia, Bộ Y tế đã kích hoạt Văn phòng đáp ứng dịch khẩn cấp và triển khai các biện pháp phòng chống dịch", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay.

Những việc cần làm để ứng phó với các tình huống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai - Ảnh: LÊ HẢO

Thứ trưởng cũng yêu cầu các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, bao gồm phát hiện sớm dựa trên lâm sàng, tìm nguồn cung cấp xét nghiệm chẩn đoán để chủ động phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập để cách ly và điều trị kịp thời.

Cùng đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh đề xuất nhu cầu để chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị, sinh phẩm cho chẩn đoán và điều trị; Cục Quản lý Dược tiếp tục tìm nguồn cung ứng thuốc điều trị đậu mùa khỉ theo khuyến cáo và bảo đảm các nguồn cung ứng các thuốc điều trị nói chung, thuốc điều trị biến chứng...

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định xu hướng gia tăng ca bệnh đậu mùa khỉ là chắc chắn. Đặc biệt sau khi WHO công bố tình trạng y tế khẩn cấp, các quốc gia sẽ tăng cường giám sát và ban hành các hướng dẫn chẩn đoán xác định, ca bệnh sẽ tăng lên.

WHO đánh giá tổng thể nguy cơ dịch đậu mùa khỉ trên toàn thế giới ở mức trung bình. Khu vực châu Âu ở mức cao, khu vực khác ở mức trung bình. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam chỉ ở mức nguy cơ thấp đến trung bình. Đánh giá này dựa trên 3 tiêu chí: độ nặng của bệnh, nguy cơ bệnh xâm nhập và nguy cơ lây truyền trong khu vực.

Điều đáng nói, vấn đề khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng ca bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này là việc xuất hiện các ca bệnh có triệu chứng không điển hình. Hiện không có thuốc kháng virus nào có hiệu quả đã được chứng minh cho bệnh nhân đậu mùa khỉ. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, theo dõi và điều trị tổn thương.

Các chuyên gia của WHO và Bộ Y tế lưu ý 3 nhóm đối tượng gồm: Trẻ nhỏ - phụ nữ có thai và người suy giảm miễn dịch cần theo dõi sát để cho nhập viện sớm, hạn chế nguy cơ tiến triển nặng.

Cơ sở y tế sẽ là nơi phát hiện những ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam, đến nay, Việt Nam chưa phát hiện được ca nào, những ca đầu tiên sẽ đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Cơ sở y tế cũng là nơi giám sát, phát hiện ca bệnh đầu tiên, chứ không phải là ở sân bay.

Ông lưu ý 2 nhóm người nguy cơ cao nhất là người trực tiếp chăm sóc người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm làm việc với các mẫu bệnh phẩm được gửi đến để chẩn đoán đậu mùa khỉ.

Do chưa có "mồi" để chẩn đoán xác định ca bệnh đậu mùa khỉ, do đó theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, trước mắt, Việt Nam tiến hành giám sát, theo dõi biểu hiện lâm sàng kết hợp với yếu tố dịch tễ để nhận định ca bệnh. Trong Hướng dẫn đã được ban hành cũng ghi rõ chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng về nốt ban phỏng giữa đậu mùa khỉ với các bệnh lý khác như tay chân miệng, đậu mùa, herpes lan toả.

3 tình huống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Trọng Khoa – Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, để chủ động ứng phó, chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch.

Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Các bệnh viện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các giai đoạn của dịch; Chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện cho phòng chống dịch.

Xây dựng quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ; Thành lập đội chống dịch cơ động hỗ trợ cho tuyến dưới; Tổ chức diễn tập phòng chống dịch; Điều trị các ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo chỉ đạo.

Tình huống 2: Có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam

Tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; Cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở; Thường trực chống dịch 24/24h.

Rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hoá chất, nhân lực sẵn sàng ứng phó với dịch lan rộng; Tổ chức tập huấn bổ sung cho nhân viên y tế: công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm.

Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng

Mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; Huy động các khoa lâm sàng và các bộ phận hỗ trợ tham gia; Thường trực chống dịch 24/24h; Sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết;

Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh; Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm, giám sát.

V. THU

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.