Thứ năm 21/11/2024 13:23

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Yên tâm “sống với lũ” khi có nhà phao

Do ảnh hưởng từ cơn bão số 4, mưa lớn trong những ngày qua đã khiến hơn 400 hộ dân tại vùng “rốn lũ” ở xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) ngập sâu từ 0,5 - 2m. Tuy nhiên, với những nhà phao tránh lũ, người dân nơi đây đã chủ động ứng phó với ngập lụt, không có thiệt hại về người và tài sản.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa bi ngập sâu từ 0,5 - 2m. Ảnh: TRUNG TRẦN

Từ khi nước lũ có dấu hiệu dâng lên, gia đình 3 người của ông Trương Xuân Trường - trú thôn 2 Yên Thọ, xã Tân Hóa chuyển các vật dụng thiết yếu lên nhà phao. Mọi vật dụng, thực phẩm đều được gia đình ông Trường chuẩn bị từ trước khi bão đổ bộ, đủ để cả gia đình sinh hoạt trong khoảng nửa tháng.

Còn đối với vật nuôi, khi có dự báo mưa lũ, gia đình ông Trường đã đưa lên vùng núi cao, tích trữ cỏ. Hằng ngày, gia đình ông sẽ chèo thuyền cho vật nuôi ăn.

Ông Trương Xuân Trường cho biết, người dân ở xã Tân Hóa đã quá quen thuộc và thích ứng với thời tiết khi thường xuyên phải sống chung với lũ. Tất cả các hộ dân ở xã Tân Hóa hiện nay gần như đã phủ kín nhà phao.

Đây là một dạng nhà nổi, có thể nâng lên theo mực nước. Những căn nhà phao này được cố định vào cột định vị cao 5 - 7m để nhà không bị trôi đi. Để thuận tiện di chuyển trong làng, mỗi gia đình đều có có thuyền, phao để đi lại.

"Cách đây khoảng 15 năm, lũ về là lại phải đi trốn, nhiều người còn bị lũ cuốn đi. Còn hiện nay, với chúng tôi, lũ không còn đáng sợ, gia đình nào cũng có nhà phao, lên đó tránh trú rất an toàn", ông Trường chia sẻ.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Người dân ở xã Tân Hóa sinh hoạt trên nhà phao vào những ngày mưa lũ. Ảnh: TRUNG TRẦN.

Cũng là người dân sinh sống suốt nhiều năm ở xã Tân Hóa, bà Bà Đinh Thị Thu cho hay, những năm trở lại đây, nhà phao của bà con ở Tân Hóa đã được cải tiến, bổ sung các kỹ thuật phù hợp để đảm bảo độ an toàn, trở thành lựa chọn tối ưu cho người dân vùng lũ Tân Hóa.

Nhiều người còn làm nhà phao diện tích rộng, không khác gì nhà ở bình thường với đủ phòng ngủ, phòng khách và bếp. Từ đó, người dân có thể sinh hoạt từ những ngày thường đến ngày có lũ.

"Dân chúng tôi quen rồi, không còn tâm lý sợ lũ nữa, khi nước rút sẽ để lại một lượng lớn phù sa bồi đắp, giúp đất đai thêm màu mỡ, canh tác thuận lợi”, bà Thu nói.

Xã Tân Hóa được xem là vùng "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình, nơi đây được ví như một "túi đựng nước khổng lồ" do địa hình trũng thấp, bốn bề là núi cao, nguồn nước đổ về đều tập trung tại đây nhưng lối thoát duy nhất chỉ là một hang núi hẹp. Người dân Tân Hóa đã quá quen thuộc và thích ứng với thời tiết khi thường xuyên phải sống chung với lũ. Nhiều người Tân Hóa còn nói vui, năm nào không có lũ lại thấy thiếu.

Vào năm 2023, Tân Hóa đã được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh là "Làng du lịch tốt nhất thế giới", trong đó có tiêu chí thích ứng với thời tiết, biến bất lợi thành thuận lợi; tận dụng tiềm năng du lịch ngay cả trong thời điểm lũ lụt để giúp người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Chủ động di dời để tránh sạt lở

Trước nguy cơ sạt lở tại khu vực núi Cây Sường ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa do mưa lớn từ chiều ngày 22/9 đến nay, huyện Minh Hóa đã di dời 38 hộ dân cùng hàng trăm nhân khẩu có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở cao đến nơi an toàn.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Khu vực dưới chân núi Cây Sường ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa có nguy cơ bị sạt lở. Ảnh: TRUNG TRẦN.

Ông Ngô Quốc Khanh ở tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt cho biết, khi có thông báo sơ tán từ loa của Tổ trưởng Tổ dân phố, người dân đã nhanh chóng mang theo hành lý đã được đóng gói sẵn, kèm theo một số vật dụng cần thiết và giấy tờ quan trọng để di dời đến nơi an toàn theo hướng dẫn của địa phương.

Đã có hàng chục hộ dân ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở cao đã được sơ tán tập trung về trụ sở UBND xã Quy Hóa (cũ). Các hộ dân được chính quyền địa phương bố trí chỗ ăn ở, sinh hoạt ổn định, giúp người dân yên tâm khi phải di dời.

Đây là lần di dời thứ 2 của người dân khu vực này trong một tuần qua. Trước đó, người dân cũng đã phải di dời do ảnh hưởng từ mưa lớn của bão số 4.

“Trong các đợt mưa lớn, các tổ chức, ban, ngành đã thường xuyên đến tuyên truyền vận động người dân nhanh chóng di dời khi mưa lớn xảy ra. Tại chỗ ở tập trung này cũng đầy đủ giường, chiếu, nước uống, đồ ăn... nên người dân rất yên tâm", ông Khanh nói.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Người dân ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng sạt lở sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: TRUNG TRẦN.

Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quy Đạt cho biết, qua kiểm tra nhận thấy khu vực trên núi Cây Sường có một vết nứt lớn, nguy cơ sạt lở rất cao khi mưa lớn, đe dọa tính mạng và nhà ở của 38 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu dưới chân núi.

Từ chiều 22/9, khi có mưa lớn xảy ra và dự báo sẽ kéo dài trong vài ngày tới, chính quyền địa phương đã tiếp tục thông báo người dân khẩn trương di dời trên tinh thần không chủ quan, đặt tính mạng của người dân là trên hết.

“Hiện có 25 hộ với 60 nhân khẩu được di dời đến nơi ở tập trung tại trụ sở UBND xã Quy Hóa (cũ), còn các hộ gia đình khác di dời đến nhà người thân. Chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người già và trẻ nhỏ di dời. Bên cạnh việc bố trí nơi ăn ở cho người dân, chính quyền thị trấn cũng phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, động viên tinh thần người dân yên tâm trong quá trình phải di dời”, ông Hùng thông tin thêm.

Video: chia sẻ của ông Đinh Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa về công tác phòng chống lũ lụt, sạt lở đất.

Tại huyện Minh Hóa có 34 điểm có nguy cơ sạt lở khi mưa lớn xảy ra, trong đó có một số điểm có nguy có sạt lở núi cao. Để ứng phó với mưa lớn, những ngày qua, huyện đã phải di dời hơn 50 hộ dân đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi, trong đó thị trấn Quy Đạt 38 hộ, các hộ còn lại tại bản Rục, xã Hồng Hóa.

Cô giáo Đinh Thị Lam – Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hóa cho biết, hằng năm, các trường học, trạm y tế và nhà văn hóa trong xã đều bị ngập lụt khi mưa lớn kéo dài. Vì vậy, mùa lũ năm nay, trước thông tin nguy cơ bị lũ lụt, nhà trường đã chủ động chuyển các vật dụng lên tầng cao, đề ra phương án phòng chống lũ lụt dài ngày.

Trong những ngày lũ lụt, nhà trường thông báo cho các em học sinh nghỉ học; đồng thời xếp lịch, bố trí cán bộ giáo viên túc trực 24/24 nhằm theo dõi, nắm bắt tình hình lũ lụt tại nhà trường.

Sau khi lũ rút, cán bộ, giáo viên sẽ tổng dọn vệ sinh trường lớp, với phương châm nước lũ rút đến đâu thì nhà trường dồn lực dọn dẹp đến đó. Sớm sắp xếp bàn ghế, ổn định các lớp học để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường.

“Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và các em học sinh, nhà trường phối hợp với cán bộ y bác sĩ của Trạm y tế xã Tân Hóa để xử lý nguồn nước, công trình vệ sinh nhằm khử trùng, tiêu độc để phòng chống các dịch bệnh sau mưa lũ một cách an toàn”, cô giáo Lam nói.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh ...

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, ...

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp ...

TRƯỜNG SƠN

Tin cùng chuyên mục

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Bạn cần biết

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Bạn cần biết

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

Bạn cần biết

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Bạn cần biết

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Bạn cần biết

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Bạn cần biết

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?

Có nên hiến tạng cứu người?

Bạn cần biết

Có nên hiến tạng cứu người?

Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Bạn cần biết

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

Bạn cần biết

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Bạn cần biết

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Bạn cần biết

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Tháng 9 năm ngoái và tháng 4 năm nay, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy nhà ở thương tâm làm 70 người chết, 43 người bị thương.

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Bạn cần biết

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Axit được dùng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và nhiều ngành nghề sản xuất khác, vì thế tai nạn lao động do axit là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, còn nhiều lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát buôn bán axit khiến các vụ án dùng axít để hãm hại người khác ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Bạn cần biết

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay mới chỉ có hơn 86.000 người đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%.

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Bạn cần biết

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Pháp luật ATVSLĐ

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Bạn cần biết

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Bạn cần biết

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Bạn cần biết

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.