Cha mẹ cần trang bị "lá chắn" bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục
Hướng dẫn cha mẹ phát triển thể chất toàn diện cho trẻ em trong những năm đầu đời |
Thống kê cho thấy, phần lớn các vụ xâm hại nguy hiểm ra do những người quen biết với trẻ, bao gồm cả người trong gia đình. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần trang được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết - là "lá chắn" vững chắc cho con.
Cha mẹ - "lá chắn" vững chắc nhất của con
Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Thời gian qua, vấn đề xâm hại trẻ em diễn biến rất nghiêm trọng do đạo đức của một bộ phận người dân xuống cấp. Thủ phạm xâm hại trẻ em có thể là người thân, họ hàng, thầy giáo... bị ảnh hưởng yếu tố bệnh lý, thường tìm đến trẻ em để xâm hại. Bên cạnh đó, một số gia đình chưa quan tâm, chăm sóc con em mình.
Bà Nga nhấn mạnh, cả trẻ em trai và gái đều dễ bị xâm hại tình dục. Khi các vụ việc được đưa ra truy tố, xét xử thì cũng có nhiều trẻ em nam là nạn nhân, nhưng trẻ em trai thường giấu kín.
Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH). Ảnh: NVCC |
Theo bà Nga, tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số thống kê riêng lẻ chứ chưa có nghiên cứu, báo cáo đầy đủ về tình trạng xâm hại tình dục ở bé trai. Xã hội và phụ huynh chưa coi đó là một nguy cơ thực sự, nên việc bảo vệ các bé trai chưa được quan tâm. Cha mẹ không hiểu biết sẽ không lường trước được nguy cơ và tìm cách phòng tránh cho con.
Vì vậy, bố mẹ cần dạy cả con trai và con gái cách tự bảo vệ cơ thể và phòng chống bị xâm hại tình dục như: Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể, biết trân trọng bản thân, không cho phép ai đụng chạm vào vùng kín trừ khi bố mẹ vệ sinh hay đi khám bác sĩ; tôn trọng ý kiến của trẻ và dạy con tin vào trực giác của mình: Không tiếp xúc với người lạ, bỏ đi khi cảm thấy không an toàn và kể lại cho bố mẹ biết.
Ngoài ra, bà Nga khuyên bố mẹ hãy quan tâm, trò chuyện, lắng nghe, tạo sự tin cậy, gần gũi để con cởi mở chia sẻ. "Nói với trẻ rằng, con không nên giữ bí mật với bố mẹ, đặc biệt là những điều khiến con cảm thấy bất an. Đặc biệt, cha mẹ cần tìm hiểu kiến thức về giới tính, tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi để truyền đạt cho con", bà Nga chia sẻ.
Các kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ dưới 8 tuổi:
Bà Nguyễn Thị Chi, chuyên gia đào tạo kỹ năng sống nhấn mạnh, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, từ gia đình đến các cơ quan chức năng. Trong đó, việc dạy con kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục là vô cùng quan trọng.
Phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ con em khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản cha mẹ cần biết:
Dạy trẻ về các vùng riêng tư. |
Dạy trẻ về cơ thể và các vùng riêng tư
Dạy trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể một cách chính xác, đặc biệt là vùng kín.
Nói rõ cho trẻ hiểu rằng, vùng kín là nơi riêng tư, không ai được phép chạm vào, trừ khi bố mẹ vệ sinh hoặc bác sĩ khám bệnh có sự đồng ý của bố mẹ.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Quy tắc 5 ngón tay
Ngón cái: Chỉ ôm hôn với người thân ruột thịt trong nhà (bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà).
Ngón trỏ: Chỉ nắm tay, khoác tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè.
Ngón giữa: Chỉ bắt tay với người quen.
Ngón áp út: Vẫy tay chào người lạ.
Ngón út: Bỏ chạy và hét to nếu có người lạ có hành động thân mật khiến trẻ sợ hãi.
Quy tắc 5 ngón tay, dạy con tránh bị xâm hại tình dục. |
Dạy trẻ cách nói "Không" và bỏ chạy
Hướng dẫn trẻ nói "Không" một cách dứt khoát khi có người lạ hoặc người quen cố tình làm thân, dụ dỗ, hoặc chạm vào cơ thể mà trẻ không thích.
Dạy trẻ chạy nhanh và kêu cứu khi gặp nguy hiểm.
Không cho người lạ vào nhà
Dặn trẻ không được mở cửa cho người lạ.
Hướng dẫn trẻ gọi điện cho bố mẹ khi có người lạ đến nhà.
Không cho trẻ chơi một mình ở nhà, hoặc đến nhà người lạ khi không có sự đồng ý và giám sát của bố mẹ.
Tạo sự tin tưởng và gần gũi
Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, và tôn trọng ý kiến của trẻ.
Khuyến khích trẻ kể về những hoạt động hằng ngày và những gì con đang cảm thấy.
Cho trẻ biết rằng, bố mẹ luôn ở bên cạnh, tin tưởng và bảo vệ con.
Nói với trẻ rằng, con không nên giữ bí mật với bố mẹ, đặc biệt là những điều khiến con cảm thấy bất an.
Dạy trẻ về sự riêng tư
Giải thích cho trẻ hiểu về sự riêng tư và không được phép nhìn trộm, sờ mó vào người khác.
Dạy trẻ biết tôn trọng sự riêng tư của người khác.
Chú trọng đến trực giác của trẻ
Dạy trẻ tin vào cảm giác của mình. Nếu con cảm thấy không an toàn, khó chịu hoặc sợ hãi, hãy bỏ đi ngay và kể cho bố mẹ.
Luôn tin tưởng những gì con chia sẻ.
Kiểm soát người tiếp xúc với trẻ
Tránh để con ở một mình với những người lạ hoặc những người không đáng tin cậy.
Không giao phó con cho người mà bạn không quen biết rõ.
Ngoài ra, cha mẹ cần dạy trẻ cảnh giác với cả những người thân, họ hàng, thầy cô, bạn bè, và những người xung quanh nếu có hành động không đúng mực. Đồng thời, cha mẹ nên sử dụng ám hiệu riêng để con có thể thông báo với mình khi cảm thấy bất an.
Nhận biết sớm dấu hiệu xâm hại tình dục ở trẻ em dưới 8 tuổi Cha mẹ cần chú ý đến hành vi, tâm lý và sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường. Một số dấu hiệu quan trọng bao gồm: Hành vi Thay đổi hành vi: Trẻ trở nên nhút nhát, xa cách, hoặc hung hăng hơn. Sợ hãi hoặc giận dữ khi nói về trường học hoặc người quen. Khó ngủ: Trẻ hay tỉnh giấc, mơ thấy ác mộng. Thay đổi ăn uống: Bỗng dưng chán ăn hoặc ăn nhiều bất thường. Sợ hãi địa điểm hoặc người lạ: Lo lắng, né tránh một số nơi hoặc người nhất định. Hành vi tình dục không phù hợp: Thể hiện hành vi không đúng với lứa tuổi. Tâm lý Cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ: Trẻ thường im lặng, không muốn chia sẻ. Trầm cảm, lo âu: Có biểu hiện buồn bã, mất hứng thú, cảm thấy bất lực. Khó giao tiếp: Tránh trò chuyện về một số chủ đề hoặc trở nên ít nói. Sức khỏe Dấu vết cơ thể: Có vết bầm, đau, hoặc chảy máu ở vùng kín. Từ chối chăm sóc cá nhân: Không muốn cha mẹ tắm rửa hoặc thay đồ giúp. Triệu chứng sức khỏe bất thường: Nhiễm trùng hoặc dấu hiệu tổn thương không rõ nguyên nhân. |
Video: Cách cha mẹ phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em. Nguồn: Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nghệ An ra công điện phòng ngừa vấn nạn xâm hại tình dục Sau hàng loạt vụ hiếp dâm, xâm hại trẻ em xảy ra trong thời gian gần đây, tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện ... |
Lớp học miễn phí dạy trẻ em chống xâm hại và bắt cóc Trong bối cảnh tình trạng bắt cóc và xâm hại trẻ em đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, lớp học miễn phí ... |
Hãy hành động - Cùng Trường THCS Quang Minh, Hải Dương đẩy lùi xâm hại tình dục trẻ em Hãy hành động - Đó là tên tác phẩm dự thi cuộc thi “Nét đẹp Công đoàn và người lao động” năm 2020 của Trường ... |
Tin nổi bật cuocsongantoan
Đọc thêm
Bạn cần biết 10:26 | Thứ ba, 17/12/2024
Hướng dẫn cha mẹ phát triển thể chất toàn diện cho trẻ em trong những năm đầu đời
Việc phát triển thể chất cho trẻ em không chỉ là một nhu cầu mà còn là một trách nhiệm của cha mẹ. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm kiến thức học tập, sức khỏe và thể chất. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ những bài tập đơn giản nhưng hiệu quả để giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện.
Bạn cần biết 10:42 | Thứ tư, 11/12/2024
Cảnh báo: Củ ấu tẩu - thuốc và "kẻ giết người"!
Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch do tự ý sử dụng củ ấu tẩu để chữa bệnh tại nhà.
Bạn cần biết 20:29 | Thứ ba, 10/12/2024
Người lao động tự do có cơ hội được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Bạn cần biết 14:31 | Thứ ba, 10/12/2024
Làm gì khi trẻ thiếu vi chất - “đói tiềm ẩn”?
Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất – hay còn gọi là “đói tiềm ẩn” đang trở thành một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này, nhất là khi nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ?
Bạn cần biết 15:03 | Chủ nhật, 24/11/2024
Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn
Clip từ camera an ninh đúng chỗ vụ tai nạn cho thấy nếu chiếc xe tải va phải xe 16 chỗ vượt ẩu, hậu quả có thể thảm khốc hơn nhiều.
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Bạn cần biết 09:40 | Thứ bảy, 12/10/2024
Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai
Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Bạn cần biết 13:40 | Thứ ba, 24/09/2024
Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.
Bạn cần biết 06:18 | Thứ ba, 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Bạn cần biết 15:10 | Thứ tư, 11/09/2024
Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê
11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.
Bạn cần biết 10:54 | Thứ sáu, 06/09/2024
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Bạn cần biết 22:00 | Thứ năm, 05/09/2024
Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra
Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
Bạn cần biết 19:30 | Chủ nhật, 01/09/2024
Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết
Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?
Bạn cần biết 09:20 | Thứ hai, 26/08/2024
Có nên hiến tạng cứu người?
Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.
Bạn cần biết 19:00 | Thứ ba, 20/08/2024
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bạn cần biết 08:00 | Thứ năm, 01/08/2024
Mỗi nhân viên là một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy
Ngày 30/7/2024, một vụ hỏa hoạn nguy hiểm đã bất ngờ xảy ra tại Petrolimex - Cửa hàng 02 trên đường Lý Tự Trọng, TP. Nha Trang. Một thanh niên nghiện ma túy đã đổ xăng ra sân cửa hàng rồi châm lửa đốt, gây ra đám cháy lớn trong khi nhiều khách hàng và nhân viên vẫn đang có mặt tại hiện trường.
Bạn cần biết 10:29 | Chủ nhật, 07/07/2024
Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"
PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.
Sức khỏe lao động 20:21 | Thứ bảy, 29/06/2024
Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội
Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!
Bạn cần biết 11:50 | Thứ tư, 26/06/2024
Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người
Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.