Thứ tư 03/07/2024 21:16

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

An toàn thực phẩm là yếu tố then chốt đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân tại các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân.
Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?
Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động
Những món ăn ngon, nóng tại "Bữa cơm Công đoàn" của Công đoàn Xí nghiệp May Thái Hà. Ảnh: ĐVCC.

Chú trọng chất lượng đầu vào của thực phẩm

Mỗi ngày Xí nghiệp May Thái Hà (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) tổ chức bữa ăn ca cho khoảng 360 - 380 người lao động. Thay vì đặt suất ăn công nghiệp, Xí nghiệp tổ chức tự nấu ăn cho công nhân và chi trả toàn bộ lương cho người nấu. Hàng ngày, nhà ăn phải lên thực đơn để lãnh đạo Xí nghiệp duyệt.

“Chúng tôi gọi thực phẩm từ nhà cung cấp có uy tín và đầy đủ giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đầu vào đều là thực phẩm tươi sống, thức ăn được chế biến ngay, tạo nên bữa ăn nóng và ngon hơn nhiều so với các đơn vị không có nhà ăn”, đồng chí Vũ Ngọc Hiệp, Chủ tịch công đoàn Xí nghiệp May Thái Hà cho biết.

Mặc dù chưa có thiết bị kiểm định đo lường chất lượng chuyên dụng, nhưng mỗi ngày, Ban Chấp hành Công đoàn và 01 đại diện người lao động đều lên nhà bếp, tham gia kiểm soát số lượng và chất lượng sản phẩm tươi ngon bằng cảm quan và kinh nghiệm từ cách bảo quản thực phẩm, kiểm tra nguồn gốc và hạn sử dụng của thực phẩm trên tem nhãn… Đồ ăn đều được lưu mẫu theo quy định.

Hàng năm, Xí nghiệp đều khám sức khỏe định kỳ 02 lần, trong đó những bộ phận đặc biệt (gồm nhân viên nhà bếp) được xét nghiệm thêm ngoài những chỉ số thông thường.

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động
Sáng ngày 18/5, Liên đoàn Lao động thành phố Thái Bình phối hợp với Công đoàn Xí nghiệp May Thái Hà tổ chức “Bữa cơm công đoàn”. Ảnh: ĐVCC.

Trước một số vụ ngộc độc thực phẩm trong thời gian gần đây, lãnh đạo doanh nghiệp đã chỉ đạo nhà bếp loại bỏ các thức ăn chế biến sẵn, dễ nhiễm khuẩn như giò, chả và thay bằng thực phẩm tươi, đảm bảo ăn chín uống sôi và đầy đủ dinh dưỡng.

Đặc biệt, sáng ngày 18/5, gần 400 đoàn viên, người lao động được thưởng thức “Bữa cơm công đoàn” với nhiều món ăn ngon, bảo đảm dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi suất ăn trị giá 68.000 đồng, tăng 50.000 đồng/suất so với bữa ăn ca hàng ngày.

Sự kiện do Liên đoàn Lao động thành phố Thái Bình phối hợp với Công đoàn Xí nghiệp May Thái Hà tổ chức không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe cho đoàn viên, người lao động, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn. Qua đó, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho đoàn viên, người lao động.

Theo Bộ Y tế, chất lượng những bữa ăn giữa ca đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe lâu dài và duy trì năng suất lao động cho công nhân, người lao động. Hiện, bữa ăn ca tại các đơn vị, doanh nghiệp rất phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: Tự tổ chức bếp ăn tại chỗ, mua suất ăn sẵn do đơn vị khác cung cấp hoặc hợp đồng với doanh nghiệp để tổ chức bếp ăn.

Công đoàn tham gia giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn tập thể

Các chuyên gia y tế cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể là nguồn nguyên liệu thực phẩm cung cấp cho bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất rất đa dạng, khó kiểm soát. Thậm chí, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, quy trình sản xuất thủ công nên từ khâu chế biến, khâu vận chuyển, đến bảo quản thực phẩm rất khó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long (Thái Bình) đã yêu cầu các nhà máy tăng gia sản xuất, đảm bảo tự cung cấp rau xanh cho các bữa ăn ca. Đồng chí Phạm Văn Trịnh, Chủ tịch công đoàn cho biết, Công ty thành lập gần 30 năm, nhưng chưa từng xảy ra vụ việc đáng tiếc nào về mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có được điều đó, theo đồng chí Phạm Văn Trịnh là do lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và kiểm soát chặt chẽ đầu vào thực phẩm – yêu cầu các nhà cung cấp phải có giấy phép về an toàn thực phẩm thì mới nhập về để các bếp ăn chế biến.

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động
Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long (Thái Bình) tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" năm 2024.
Ảnh: ĐVCC.

Với khoảng 700 suất mỗi bữa ăn ca, Công ty thường xuyên kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản thức ăn, nhân viên nấu bếp phải có chuyên môn và được khám sức khỏe định kỳ. Tại bếp ăn có tủ bảo quản, lưu mẫu thức ăn của mỗi ca trong 72 giờ theo đúng quy định.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Công đoàn tham gia cùng lãnh đạo doanh nghiệp giám sát, kiểm tra thường xuyên. Đồng chí Phạm Văn Trịnh cho biết, công tác an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, do đó Công ty còn thường xuyên phối hợp với Công đoàn cơ sở kiểm tra đột xuất không báo trước về quy trình chế biến, bảo quản thức ăn và có những nhắc nhở ngay.

Việc chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe công nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu suất lao động và uy tín của doanh nghiệp. Xí nghiệp May Thái Hà và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thăng Long đã chứng minh rằng, với các biện pháp đúng đắn và nghiêm túc, ngộ độc thực phẩm có thể được phòng ngừa hiệu quả, tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Giống như chia sẻ của chị Vũ Thị Thắm, công nhân Xí nghiệp may Thái Hà: "Khi biết rằng mình đang ăn thực phẩm an toàn, chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn và làm việc hiệu quả hơn. Đó cũng là một sự quan tâm đáng quý từ phía Công ty đối với chúng tôi".

Một số lưu ý để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

- Ăn chín uống sôi: Đồ ăn phải được nấu chin, chỉ nên ăn ở những nơi đảm bảo được vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp, không sạch sẽ.

- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp với thời gian cho phép. Vào mùa hè, không nên để thực phẩm ở ngoài quá 1 giờ, và nếu thời tiết mát mẻ không nên để quá 2 giờ tránh để thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng.

- Khi chế biến thức ăn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với thực phẩm để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Người dân cần rửa, làm sạch nguyên liệu trước khi nấu. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để nấu ăn bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

- Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý không nên chọn các loại thực phẩm có dấu hiệu bất thường dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm như: các loại nấm lạ, nấm rừng, cá nóc, khoai tây mọc mầm...

(Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao - Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị).

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao
Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm
Gia Hưng

Tin cùng chuyên mục

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Sức khỏe lao động

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người lao động cần cẩn thận khi bổ sung vitamin bởi việc uống vitamin liều lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tương tác bất lợi không phải ai cũng biết.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Theo Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Đức và Công ty Cơ khí điện thủy lợi đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động.

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Sức khỏe lao động

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Ở các quốc gia tiên tiến, kê đơn thuốc điện tử là việc đương nhiên.

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Sức khỏe lao động

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động "Đăng ký hiến tặng mô, tạng – cho đi là còn mãi".

Đọc thêm

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Sức khỏe lao động

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Vấn đề về chỗ ở trọ an toàn, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu vẫn là một mối lo ngại lớn đối với rất nhiều công nhân ở Thủ đô Hà Nội.

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Sức khỏe lao động

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Nhằm cung cấp giải pháp toàn diện chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi với Công ty Cổ phần Đầu tư MED-GROUP.

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Sức khỏe lao động

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Ngày mùng 1 - 2 tháng 6 là Ngày Vi chất dinh dưỡng - đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Sức khỏe lao động

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 - 31/5/2024), đồng chí Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về công tác tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc trong các cấp công đoàn.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Sức khỏe lao động

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế.

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Sức khỏe lao động

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Lễ phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” lần thứ hai, chặng 2 vừa được Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/5/2024.

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Sức khỏe lao động

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 (5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 40 vụ ngộ độc), tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy có những vụ ngộ độc số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện.

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do ăn phải thức ăn ôi thiu, dùng thức ăn và đồ uống đã quá hạn sử dụng, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, bảo quản không tốt, nhiễm vi sinh và độc tố vi khuẩn gây bệnh. Biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 15/5, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đã trực tiếp tới Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt để thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14/5 tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc).

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Sức khỏe lao động

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Bánh mì vốn là món ăn quen thuộc hằng ngày được nhiều người ưa chuộng vì rất thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hơn 560 người bị ngộ độc (trong đó có một ca rất nặng) sau ăn bánh mì Cô Băng ở Đồng Nai hôm 30/4 vừa qua; hơn 300 người ăn bánh mì Phượng ngộ độc tháng 9 năm 2023 và rất nhiều vụ ngộ độc bánh mì ở các nơi khác đang khiến nhiều người lo lắng.

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Sức khỏe lao động

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Nguy cơ đông máu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm và thường gặp ở mũi vắc xin đầu tiên.

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Sức khỏe lao động

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Cong ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Sức khỏe lao động

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Sức khỏe lao động

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Pháp luật ATVSLĐ

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.