Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân
An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng |
Thực trạng đáng báo động về kiến thức sức khỏe của công nhân
Tại khu nhà trọ xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), phần lớn người thuê trọ là công nhân trẻ trong độ tuổi 19 đến 30, làm việc tại các nhà máy điện tử trong khu công nghiệp Bình Xuyên.
Chị Tạ Thị Yến, chủ một khu nhà trọ, cho biết, nhiều công nhân chỉ tập trung vào việc kiếm tiền, ít quan tâm đến sức khỏe cá nhân hay vệ sinh môi trường sống. Các bạn đi làm về chỉ mua đồ ăn sẵn, ăn xong thì bỏ túi rác ngay trước cửa.
Chị Yến kể về trường hợp một công nhân trẻ 18 tuổi, vừa vào làm việc tại công ty điện tử được hai tháng thì mắc COVID-19. “Bạn không hề biết phải làm gì và thậm chí không hiểu COVID-19 là gì. Khi chúng tôi hướng dẫn khai báo y tế, bạn mới nhận thức được tầm quan trọng của việc điều trị và cách ly.
Bên cạnh đó, nhiều công nhân đến từ vùng cao cũng không nắm rõ những kiến thức về y tế như bệnh sốt xuất huyết hay bệnh dại. Chẳng hạn, khi chúng tôi tuyên truyền về bệnh phòng dại, các bạn không biết rằng phải tiêm phòng sau khi bị chó cắn, họ nói ở quê chỉ đắp lá cây phòng dại. Nghe giải thích, các bạn mới biết rằng cần phải tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn để phòng ngừa nguy hiểm,” chị Yến nói.
Cung cấp thông tin về sức khỏe cho công nhân nhập cư. Ảnh: B. Ngọc |
Anh Chau Sóc In, Trưởng Ban Quản lý Ký túc xá Đông Quang (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết, khu ký túc xá Đông Quang là nơi ở của nhiều công nhân Khmer, chủ yếu đến từ An Giang và các tỉnh lân cận. Anh Chau Sóc In cũng chia sẻ rằng trước đây đa số công nhân Khmer rất ít quan tâm đến các vấn đề liên quan đến dịch bệnh. Nguyên nhân chính là do cuộc sống bận rộn và rào cản ngôn ngữ khiến họ ngại tiếp xúc với chính quyền địa phương.
Chị Mai Thị Việt Thắng, tư vấn viên phát triển mạng lưới trong dự án "Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam" (SPR-COVID) chia sẻ, nhiều lao động Khmer tại Đức Hòa (Long An) đã không hiểu thông tin phòng dịch do rào cản ngôn ngữ.
“Đợt dịch COVID-19 bùng phát, cả khu ký túc xá phải cách ly tập trung vì không ai kịp nắm thông tin hay biện pháp phòng tránh,” chị Thắng nói. Ngoài ra, công nhân thường làm ca kíp, nên họ khó tham gia các buổi truyền thông về sức khỏe vào ban ngày.
Câu chuyện từ những chủ nhà/khu trọ công nhân phần nào phản ánh tình trạng thiếu kiến thức về sức khỏe của nhiều công nhân trẻ, đặc biệt là những người từ vùng sâu, vùng xa hoặc mới bước chân vào thị trường lao động. Thường xuyên làm việc với cường độ cao, ca kíp kéo dài, công nhân cũng ít khi dành thời gian tìm hiểu về các dịch bệnh hay cách bảo vệ bản thân.
Video: Chị Tạ Thị Yến, chủ một khu nhà trọ ở huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Vai trò của chủ nhà trọ trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe
Đại dịch COVID-19 đã phơi bày những lỗ hổng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn thương như công nhân, lao động nhập cư. Việt Nam cũng rút ra một bài học lớn rằng việc tăng cường năng lực của các xã/phường, là yếu tố cốt lõi giúp chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó hiệu quả với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.
Trong bối cảnh đó, dự án "Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam" (SPR-COVID) đã được triển khai từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2024 tại 27 xã thuộc 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Long An và Khánh Hòa. Kết quả dự án cho thấy, vai trò của chủ nhà trọ đã nổi lên như một "cánh tay nối dài" của các dự án y tế cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của công nhân.
Chủ nhà trọ tổ chức cuộc thi sân khấu hóa, nâng cao kiến thức về bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Ảnh: H. Ngọc |
Sau 3 năm thực hiện, Dự án SPR-COVID đã đạt được tất cả mục tiêu quan trọng bao gồm: Nâng cao năng lực phối hợp liên ngành tại cấp cơ sở nhằm chuẩn bị và ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp; Tăng cường năng lực cho cán bộ y tế xã/phường về phòng ngừa lây nhiễm tại trạm y tế, duy trì các dịch vụ y tế cơ bản trong bối cảnh đại dịch và hỗ trợ điều trị, chuyển tuyến các ca nhiễm bệnh; Tăng cường năng lực truyền thông bao gồm cả truyền thông nguy cơ cho lực lượng tuyến đầu và thực hiện các sáng kiến truyền thông để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng dịch cho người dân cộng đồng; Giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với các nhóm dễ bị tổn thương. |
Chủ nhà trọ không chỉ là người cung cấp chỗ ở mà còn là người gần gũi, hiểu rõ những khó khăn, thói quen sinh hoạt của người lao động. Dự án SPR-COVID đã nhận ra và khai thác hiệu quả tiềm năng này.
Tại Long An, dự án đã triển khai mô hình “chủ nhà trọ trung gian” ở các khu vực đông lao động nhập cư như Kim Sơn và Bến Lức. Chị Mai Thị Việt Thắng cho biết, chủ nhà trọ được tập huấn để trở thành những "tổ trưởng dân phố" bất đắc dĩ, giúp công nhân đăng ký tạm trú, tiếp cận y tế và truyền thông về dịch bệnh. Các chủ nhà trọ cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng để cung cấp thông tin qua Zalo, gặp trực tiếp hoặc tổ chức các buổi truyền thông vào buổi tối cuối tuần, phù hợp với lịch trình làm việc ca kíp của công nhân.
Anh Chau Sóc In cho biết, Dự án không chỉ tập trung vào phòng chống COVID-19 mà còn mở rộng ra các dịch bệnh khác. Nhờ truyền thông trực tiếp, bà con giờ đây đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe và tích cực tham gia các chương trình y tế cộng đồng. Những thay đổi tích cực này không chỉ giúp công nhân ổn định cuộc sống mà còn nâng cao khả năng tự bảo vệ sức khỏe. Anh Sóc In nhấn mạnh: “Sự gắn kết giữa công nhân, chính quyền và doanh nghiệp chính là chìa khóa để đảm bảo đời sống và an toàn cho cộng đồng Khmer.”
Qua tham gia dự án SPR-COVID, chị Yến đã áp dụng nhiều cách hỗ trợ thiết thực cho công nhân trẻ, như tạo nhóm Zalo để cập nhật thông tin dịch bệnh và biện pháp phòng ngừa. “Họ không có thời gian đọc tài liệu dài, nên thông báo ngắn gọn qua mạng xã hội là phương pháp hiệu quả,” chị chia sẻ.
TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng ISDS, Giám đốc Dự án nhấn mạnh rằng, việc hỗ trợ và nâng cao năng lực cho chủ nhà trọ là một hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Khi chủ nhà trọ hiểu rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ công nhân phòng ngừa dịch bệnh, có kiến thức và kỹ năng tiếp cận cũng như khả năng kết nối, họ trở thành một tài sản quý giá mà dự án để lại cho địa phương.
Dự án SPR-COVID đã cho thấy vai trò quan trọng của chủ nhà trọ trong việc nâng cao kiến thức sức khỏe cho công nhân. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò này, cần có sự nỗ lực của cả cộng đồng, từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp đến ý thức của chính bản thân người lao động. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của những người lao động, những người đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Công nhân Vĩnh Phúc tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: H.Ngọc |
Công nhân cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân Chị Mai Thị Việt Thắng, chia sẻ rằng bên cạnh sự hỗ trợ từ chủ nhà trọ, công nhân cần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Trước tiên, công nhân nên liên kết với nhau thành các tổ, nhóm, tham gia tổ chức Công đoàn tại công ty. Tiếp theo, cần làm việc chặt chẽ với chủ nhà trọ để đảm bảo các quyền cơ bản như đăng ký tạm trú, tạm vắng, điều này sẽ giúp công nhân dễ dàng tiếp cận hỗ trợ khi cần thiết. Một yếu tố quan trọng khác là xây dựng "bản đồ dịch vụ" tại địa phương. Công nhân cần nắm rõ các dịch vụ pháp lý, giáo dục, y tế, đặc biệt phân biệt rõ những dịch vụ miễn phí và có phí, khi có nhu cầu, họ sẽ biết chính xác nơi cần liên hệ. Đồng thời, việc phổ biến thông tin như lịch tiêm phòng hoặc các chương trình sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết, giúp công nhân sắp xếp thời gian và tham gia đầy đủ. Cuối cùng, chị Thắng nhấn mạnh: Chúng ta đều làm việc để kiếm sống, nhưng sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu không tự bảo vệ, sẽ không ai làm điều đó thay chúng ta. Công nhân cũng cần mạnh dạn phản ánh ý kiến, nhu cầu để cải thiện dịch vụ và quyền lợi về y tế”. |
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một ... |
Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt ... |
Hiệu quả thiết thực từ mô hình Sức khỏe của bạn ở An Giang Mô hình Sức khỏe của bạn được LĐLĐ tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế triển khai từ năm 2017 đã phát huy hiệu ... |
Tin nổi bật cuocsongantoan
Bạn cần biết 18:20 | 18/12/2024
Cha mẹ cần trang bị "lá chắn" bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục
Kỹ năng an toàn vệ sinh viên 08:48 | 13/12/2024
Công nghệ 4.0 viết nên câu chuyện an toàn lao động
Đọc thêm
Sức khỏe lao động 19:23 | Thứ ba, 17/12/2024
Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịch trong mùa đông xuân
Một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng cục bộ tại nhiều địa phương, đặc biệt là các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa như sởi, ho gà và bệnh dại.
Sức khỏe lao động 18:15 | Thứ năm, 12/12/2024
Báo động sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng
Những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng đang ngày càng trở thành chủ đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, mà còn của xã hội.
Sức khỏe lao động 09:32 | Chủ nhật, 08/12/2024
Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự
Sau khi dùng cơm trưa tại Công ty Premium Fashion (Nghệ An), hơn 60 công nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Sức khỏe lao động 15:44 | Thứ sáu, 06/12/2024
Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
Tình trạng trẻ hóa đột quỵ đang ngày càng gia tăng, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Theo các chuyên gia, tai biến này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, không chỉ cướp đi cuộc sống bình thường của người bệnh, thậm chí cả sinh mạng.
Sức khỏe lao động 21:36 | Thứ bảy, 30/11/2024
Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì này...
Sức khỏe lao động 21:36 | Thứ sáu, 29/11/2024
Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo nhanh, cập nhật thông tin về vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu.
Sức khỏe lao động 06:54 | Thứ tư, 13/11/2024
Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân
1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.
Sức khỏe lao động 10:54 | Thứ năm, 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Sức khỏe lao động 18:23 | Thứ bảy, 02/11/2024
Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?
Sức khỏe lao động 20:53 | Thứ năm, 31/10/2024
Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Sức khỏe lao động 18:14 | Thứ hai, 21/10/2024
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Sức khỏe lao động 18:31 | Thứ năm, 17/10/2024
Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật
Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.
Sức khỏe lao động 15:00 | Thứ tư, 16/10/2024
Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu
Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.
Sức khỏe lao động 11:01 | Thứ năm, 03/10/2024
Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm
Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Sức khỏe lao động 18:34 | Thứ hai, 23/09/2024
5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.
Sức khỏe lao động 07:23 | Chủ nhật, 22/09/2024
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.
Sức khỏe lao động 07:22 | Chủ nhật, 22/09/2024
Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?
Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.
Sức khỏe lao động 06:27 | Thứ sáu, 20/09/2024
Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.